Thời gian địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 49)

- Địa điểm nghiên cứu: các trường tiểu học, THCS, THPT tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo cơng thức:

d Z n 2 2 2 ) 2 / 1 (   = − X D Trong đó:

Z: hệ số tin cậy, Z(1−/2)= 1,96. Với độ tin cậy = 0,05 d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,85

D : Hiệu ứng thiết kế trong chọn mẫu cụm (chọn D = 1)  : độ lệch chuẩn

Dựa vào số liệu theo Báo cáo kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc của người bình thường tại tỉnh Cần Thơ của Nguyễn Phi Hùng (2000) tính cỡ mẫu cho nam và nữ theo  từng lứa tuổi (chọn  lớn nhất trong các số đo cùng lứa tuổi để tính được kết quả n cao nhất):

NAM Tuổi cân nặng n chiều cao đứng n chiều cao ngồi ngực trung bình vòng đầu 6 2,319 4,839 125 3,669 2,454 1,169 7 2,296 4,218 95 2,507 2,562 1,449 8 3,148 5,128 140 2,786 3,070 1,345 9 3,333 4,724 119 2,849 3,355 1,398 10 3,695 4,966 132 2,964 3,592 1,195 11 4,390 6,433 221 3,443 3,991 1,361 12 5,686 6,743 242 3,583 4,797 1,419 13 6,551 229 5,889 4,014 4,928 1,455 14 5,492 161 4,730 4,003 4,904 1,294 15 4,308 4,962 131 2,737 4,137 1,602 16 4,733 4,977 132 2,891 3,896 1,475 17 5,494 161 5,099 3,211 4,038 1,438

NỮ Tuổi cân nặng n chiều cao đứng n chiều cao ngồi ngực trung bình vịng đầu 6 2,570 5,175 143 3,803 2,376 1,330 7 2,703 4,439 105 2,505 2,812 1,313 8 3,016 4,432 102 2,569 3,002 1,235 9 3,538 4,965 132 2,920 3,893 1,324 10 3,673 5,016 134 3,178 3,674 1,301 11 5,292 6,037 194 3,608 4,793 1,393 12 5,773 7,018 262 3,482 4,468 1,312 13 5,790 179 4,117 3,031 4,638 1,253 14 4,904 128 4,889 3,048 4,467 1,102 15 4,311 5,029 135 2,525 3,815 1,379 16 4,112 90 2,338 2,491 2,722 1,104 17 4,220 95 3,210 2,478 2,623 1,306

• Cỡ mẫu nam, nữ học sinh theo mục tiêu 1 và 2 sẽ được chọn theo thứ tự là:

Nam= 125+95+140+119+132+221+242+229+161+131+132+161=1888 Nữ = 143+105+102+132+134+194+262+179+128+135+90+95=1699 Tổng = 1888+1699=3587

Vậy n = 3587 cho 12 lứa tuổi.

Đối với mẫu cộng đồng cho phép mẫu được dao động trong mức ± 20% nên mẫu chúng tôi được phép lấy trong mức sau:

- Nam: trong khoảng từ 1511 đến 2266. - Nữ: trong khoảng từ 1360 đến 2039.

• Cỡ mẫu cho mục tiêu 3 (theo dõi dọc): - Học sinh 6 đến 10 tuổi: 129 mẫu. - Học sinh 11 đến 14 tuổi: 172 mẫu. - Học sinh 15 đến 17 tuổi: 106 mẫu.

* Phương pháp chọn mẫu

- Dân tộc Khơme: Chọn 2 tỉnh tập trung dân tộc Khơme đơng nhất là Sóc Trăng và Trà Vinh, lấy mẫu tại các trường dân tộc nội trú.

- Dân tộc Chăm: Chọn tỉnh tập trung dân tộc Chăm là An Giang, lấy mẫu tại các trường dân tộc nội trú.

- Dân tộc Kinh: triển khai lấy mẫu 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. + Ở mỗi tỉnh đã được chọn tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên chọn 1 trường tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường THPT.

+ Ở mỗi trường bốc thăm ngẫu nhiên chọn một số lớp từ 6 tuổi đến 17 tuổi sao cho đủ số lượng mẫu yêu cầu.

2.5. Các biến số

2.5.1. Xác định các số đo nhân trắc

- Chiều cao đứng: là khoảng cách từ mặt đất tới đỉnh đầu.

- Chiều cao ngồi: là khoảng cách từ mặt phẳng ghế ngồi tới đỉnh đầu. - Cân nặng: là khối lượng tồn bộ cơ thể.

- Vịng ngực:

+ Vòng ngực 1: là chu vi ngực ngay dưới nách khi hơ hấp bình thường nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

+ Vòng ngực 2: là chu vi ngực qua núm vú khi hơ hấp bình thường nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

+ Vòng ngực 3: là chu vi ngực qua mũi ức khi hơ hấp bình thường nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

+ Vịng ngực 3 hít vào gắng sức: là chu vi ngực qua mũi ức cuối thì hít vào gắng sức nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

+ Vòng ngực 3 thở ra gắng sức: là chu vi ngực qua mũi ức cuối thì thở ra gắng sức nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

- Vòng cánh tay duỗi (P): là chu vi cánh tay qua chỗ nằm giữa mỏm cùng vai và khuỷu nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

- Vòng đầu: là chu vi đầu qua ụ chẩm và phía trên cung mày nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

- Vòng eo: là chu vi bụng đi qua vị trí nhỏ nhất của bụng nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

- Vịng mơng: là chu vi mơng qua vị trí lớn nhất của mông nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

- Vòng đùi (P): là chu vi đùi qua vị trí ngay dưới nếp lằn mông nằm trên mặt phẳng song song mặt đất.

- Đường kính trước sau ngực: là khoảng cách từ vị trí giữa 2 núm vú và thành ngực sau.

- Đường kính ngang ngực: là khoảng cách ngang ngực trên mặt phẳng qua 2 núm vú.

=> Kết quả đo được của các biến số trên được tính bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

* Các số đo cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi lấy giá trị theo phân loại của CDC (2000) (phụ lục 2)

* Phân loại các số đo còn lại theo Nguyễn Quang Quyền và thống kê tổng hợp của các nhà nhân chủng học thế giới (phụ lục 2)

2.5.2. Xác định các chỉ số nhân trắc

- Chỉ số BMI: là một chỉ số cơ bản đã được tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể.

BMI= cân nặng (kg)/chiều cao đứng² (m)

Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO, 2000)

Phân loại theo BMI IDI&WPRO

Cân nặng thấp (gầy) <18,5 Bình thường 18,5 - 22,9 Thừa cân 23 Tiền béo phì 23 - 24,9 Béo phì độ I 25 - 29,9 Béo phì độ II 30 Béo phì độ III “Nguồn: IDI&WPRO, 2000” [15]

- Chỉ số thân (Skelie) = 100 × [(cao đứng – cao ngồi) / cao ngồi]

- Chỉ số QVC = cao đứng – (vịng ngực hít hết sức + vịng đùi phải + vòng cánh tay phải co)

- Chỉ số Pignet = cao đứng – (cân nặng + vịng ngực trung bình) - Chỉ số ngực = (ĐK trước sau ngực/ ĐK ngang ngực) × 100 - Sinh lực = (Vịng ngực trung bình / cao đứng) × 100

- Hiệu số ngực bụng = Vịng ngực trung bình - Vịng bụng trung bình - Độ giãn ngực = Vịng ngực hít vào hết sức - Vòng ngực thở ra hết sức * Phân loại các chỉ số theo Nguyễn Quang Quyền (phụ lục 2)

2.5.3. Theo dõi sự phát triển các số đo và chỉ số nhân trắc:

Lấy các số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh 6 tuổi theo lứa tuổi từ 2015 đến 2019; của học sinh 11 tuổi theo lứa tuổi từ 2015 đến 2018 và học

sinh 15 tuổi theo lứa tuổi từ 2015 đến 2017. Theo dõi sự thay đổi các số đo và chỉ số nhân trắc trong cùng nhóm học sinh các năm liên tục.

2.6. Phương pháp - công cụ đo lường 2.6.1. Công cụ đo lường 2.6.1. Công cụ đo lường

* Dụng cụ : bộ dụng cụ đo nhân trắc học bao gồm:

- Cân đồng hồ đã được chuẩn hóa với độ chính xác 0.1 kg tại Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ trước mỗi lần thực hiện đo tại một Trường. Cân được kiểm tra và chỉnh về mức 0 trước mỗi lần lên cân. Kết quả được ghi bằng kg với một số lẻ.

- Bộ thước đo nhân trắc học của Martin, sản xuất tại Nhật gồm: + Thước đo chiều cao Martin độ chính xác đến 1mm.

+ Thước dây Martin khơng dãn độ chính xác đến 1mm. + Compa trượt.

Thước đo được thường xuyên kiểm tra trước và trong khi đo (luôn đảm bảo được chỉnh về vạch 0 trước mỗi lần đo).

Hình 2.2. Thước đo chiều cao Martin.

Hình 2.3. Thước dây Martin.

* Người đo: Nguyễn Thị Giao Hạ và nhóm cộng sự đã được huấn luyện thành thạo các thao tác đo và thống nhất các mốc đo. Các số đo được thực hiện từ 8 giờ - 11 giờ sáng (riêng đối với các mẫu theo dõi dọc sẽ được đo vào tháng 12 hằng năm). Mỗi biến số được đo 3 lần và lấy giá trị trung bình.

* Trẻ được đo: Khi đo trẻ mặc đồng phục, không bỏ vật nặng trong túi, không mang dép.

2.6.2. Phương pháp đo lường

* Chiều cao đứng

- Đo bằng thước đo chiều cao

- Tư thế đo: học sinh đứng tư thế nghiêm trên nền phẳng, cứng, để 4 điểm: gót, mơng, lưng, chẩm chạm thước, mặt nhìn thẳng phía trước sao cho đi mắt và lỗ ống tai ngồi nằm trên một đường thẳng song song với mặt đất.

Hình 2.5. Tư thế đo chiều cao đứng

Hình 2.6. Đo chiều cao đứng * Chiều cao ngồi * Chiều cao ngồi

- Đo bằng thước đo chiều cao.

- Tư thế đo: học sinh ngồi ngay ngắn trên ghế phẳng cứng (ghế đủ cao để bàn chân vừa chạm đất), để cẳng chân và bàn chân buông thỏng xuống. Khi đo đặt thước trên mặt phẳng ghế.

* Cân nặng:

- Đo bằng cân đồng hồ.

- Học sinh được đo nam mặc quần đùi, cởi trần, chân đất; nữ chỉ mặc một bộ đồ nhẹ. Kiểm tra lại cân trước khi đo, đặt cân ở vị trí bằng phẳng, chỉnh về vị trí bằng 0.

Hình 2.8. Đo cân nặng * Vịng ngực: * Vòng ngực:

- Vòng ngực 1: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể, ngay dưới nách.

- Vòng ngực 2: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể, đi qua hai núm vú.

- Vòng ngực 3: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể, đi qua mũi ức.

Ngoài ra cịn đo vịng ngực 3 ở trạng thái hít vào và thở ra gắng sức. * Vòng đầu: dùng thước dây đo vòng quanh đầu, phía trước trên cung mày, phía sau qua ụ chẩm.

* Vịng cổ: dùng thước dây đo qua chỗ phình to nhất của cổ

* Vòng cánh tay duỗi (P): dùng thước dây đo chu vi của cánh tay duỗi qua chỗ nằm giữa mỏm cùng vai và khuỷu.

* Vòng eo: dùng thước dây đo vòng quanh bụng theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể, đi qua vị trí nhỏ nhất của bụng.

Hình 2.9. Đo vòng eo

* Vịng mơng: dùng thước dây đo vịng quanh mơng chỗ lớn nhất, theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể.

* Vịng đùi phải (P): vòng thước dây quanh đùi chỗ lớn nhất, ngay dưới nếp lằn mông, theo mặt phẳng ngang vng góc với trục của chi.

* Đường kính trước sau ngực: dùng compa trượt đo vng góc với trục thẳng đứng cơ thể từ điểm giữa của đường thẳng nối hai núm vú ra sau ngực.

* Đường kính ngang ngực: dùng compa trượt đo vng góc với trục thẳng đứng cơ thể qua khoảng cách rộng nhất của mặt phẳng qua hai núm vú và song song với mặt đất.

Từ đó có thể tính được chỉ số ngực để đánh giá hình dáng của lồng ngực.

2.7. Qui trình nghiên cứu

- Tiến hành đo đạc và thu thập các số đo và chỉ số nhân trắc của các nhóm học sinh 6 tuổi, 11 tuổi và 15 tuổi bắt đầu từ năm 2015.

- Tiếp tục lấy các số liệu về số đo và chỉ số nhân trắc của các nhóm học sinh này các năm tiếp theo từ 2016 đến khi các em ra trường.

- Quá trình đo đạc sẽ kết thúc vào năm 2017 đối với học sinh cấp 3, kết thúc vào năm 2018 đối với học sinh cấp 2 và kết thúc vào năm 2019 đối với học sinh cấp 1.

2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Các số liệu được kiểm tra bằng phương pháp kiểm định Kolmogorov

Smirnov Test và biểu đồ Histogram. Kết quả các số liệu đều có phân phối chuẩn và xấp xỉ chuẩn. Từ đó chúng tơi sử dụng giá trị trung bình để mơ tả và so sánh.

- Đối với chiều cao đứng và BMI, chúng tôi dùng phần mềm WHO AnthroPlus để tính số liệu và trình bày bằng biểu đồ. Đối với cân nặng, phần mềm chỉ tính kết quả từ 5 đến 10 tuổi nên chúng tơi trình bày bằng biểu đồ trung bình cộng. Các kết quả được trình bày bằng chỉ số Z-Score của WHO để đánh giá thể lực của trẻ (Z-score bình thường trong mức -2 đến +2) [95]

- Tính trung bình cộng của mỗi số cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay (P) duỗi, vòng eo, vịng mơng,

vịng đùi, đường kính trước sau và đường kính ngang ngực, chỉ số ngực theo từng giới, từng nhóm tuổi.

- Tính các chỉ số Skelie, QVC, Pignet, chỉ số ngực, sinh lực, hiệu số ngực bụng, độ giãn ngực theo từng giới, từng nhóm tuổi.

- Các số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0, sử dụng phép kiểm định t để so sánh các trung bình, tỉ lệ với nhau giữa các năm và ý nghĩa thống kê được xác định ở các mức 5% (p < 0,05). Các số liệu được khảo sát liên tục qua nhiều năm nhằm đánh giá sự phát triển liên tục của trẻ.

Phương pháp hạn chế sai số

* Độ tin cậy được tính là độ tin cậy đo và đo lại, về mặt lí thuyết đó chính là hệ số tương quan nội cụm (ICC) của hai lần đo.

Mỗi người đo sẽ tiến hành đo đạc mỗi chỉ số 1 lần cho 30 mẫu và so sánh với kết quả đo của người đo chuẩn (tác giả). Độ tin cậy r được tính theo cơng thức sau:

Trong đó

= phương sai của kết quả đo lần 1. = phương sai của kết quả đo lần 2. = phương sai của sự khác biệt. = khác biệt trung bình giữa 2 lần đo.

n = số cá thể đo 2 lần.

Thang đo cho chỉ số ICC như sau: Nhỏ hơn 0,50 - kém; từ 0,50 đến 0,7 - vừa; từ 0,7 đến 0,9 - tốt; từ 0,9 đến 1,00 - rất tốt .

Các phương sai được ước lượng theo phương pháp ANOVA. Số liệu được nhập vào máy và được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS. Các

thống kê được ước lượng với độ tin cậy từ 0,7 đến 1,00. Như vậy sai số giữa 2 lần đo là rất nhỏ và kết quả có giá trị tin cậy rất tốt. Từ đó chúng tơi triển khai tiến hành đo đạc trên tất cả đối tượng của mẫu.

Sau đó, cùng một người đo sẽ tiến hành đo 30 mẫu 2 lần khác nhau và tính hệ số tin cậy r như công thức trên. Kết quả vẫn được đưa vào phần mềm thống kê SPSS để tính ra kết quả r. Chọn những biến đạt độ tin cậy từ 0,7 đến 1,00. Những biến có sự khác biệt giữa 2 lần đo và giữa 2 người đo có giá trị thấp hơn 0,7 sẽ được tiến hành kiểm tra nguyên nhân sai lệch và điều chỉnh lại các thao tác, dụng cụ.

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện sau khi đã thông qua Hội đồng y đức của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y học:

- Phương pháp đo không làm tổn hại đến đối tượng nghiên cứu.

- Ban giám hiệu các Trường cho phép và giáo viên, học sinh cũng như người giám hộ được giải thích cụ thể, rõ ràng về mục đích nghiên cứu trước khi đo.

- Lấy danh sách học sinh chấp thuận tham gia nghiên cứu của Ban giám hiệu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 3711 học sinh từ 6 tuổi đến 17 tuổi cho nghiên cứu ngang và 129 học sinh cấp 1; 172 học sinh cấp 2 và 106 học sinh cấp 3 theo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)