2.1 .Giới thiệu chung về ngânhàng Agribank Chi nhánh Đơng Sài Gịn
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan
SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
Hoạt động kinh doanh tín dụng tại các NHTM khơng những vì mục đích lợi nhuận mà cịn phải đảm bảo hồn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Vì vậy, Chính phủ và các ban ngành đứng đầu cần có trách nhiệm định hướng, hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển an toàn, hiệu quả.
3.3.1.1. Chính phủ cần ổn định chính sách kinh tế vĩ mơ và luật pháp quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng
Chính phủ tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, kìm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khốn và hệ thống ngân hàng.
Chính phủ cần giao cho Bộ Tài chính sớm ban hành khn khổ pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm và chia sẻ trong hệ thống ngân hàng nhằm tạo thêm nguồn thông tin cho các ngân hàng thương mại khi đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng.
Nâng cao đủ mạnh tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ cho Ngân hàng Nhà Nước.
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng thông tin của các tổ chức
Nâng cao tính minh bạch thơng tin của tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế tốn quốc tế. Một khó khăn rất lớn trong việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là mức độ tin cậy và sự chính xác của các thơng tin mà khách hàng cơng bố. Luật kế toán hiện nay chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế gây khó khăn trong cơng tác xem xét, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngồi ra hoạt động kiểm tốn độc lập chưa phát huy hết vai trị của mình, đơi khi có những báo cáo tài chính đã được kiểm tốn nhưng vẫn khơng đảm bảo tính minh bạch, điều này ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
3.3.1.3. Tạo thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, thúc đẩy đầu tư nước ngoài
Trong thời gian qua, các NHTM vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Tương lai sẽ có nhu cầu lớn về nguồn vốn trung dài hạn để phục vụ các dự án lớn về giao thơng vận tải, điện lực, dầu khí, điều này sẽ tạo sức ép lớn lên hệ thống ngân hàng. Do đó, Chính phủ cần phải tạo hành lan pháp lý cho sự tham gia của các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng trên thị trường tài chính.
SVTT PHẠM THỊ HỒNG GVHD TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
3.3.1.4. Chính phủ cần xây dựng lại cơ chế, thực thi chính sách xử lý tài sản đảm bảo tiền vay
Việc phát sinh nợ xấu không chỉ do chủ quan của NHTM mà còn xuất phát từ thực trạng nền kinh tế, từ cơ chế chính sách, nên Chính phủ cần có chính sách xử lý nợ xấu của NHTM với một chiến lược chung có sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ, Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án cịn rất chậm. Vì vậy, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ tư pháp hướng dẫn phịng cơng chứng, cơ quan thi hành án cần có thủ tục nhanh chóng bàn giao tài sản đảm bảo cho Ngân hàng sau khi được tòa tuyên án. Để tạo điều kiện cho ngân hàng phát mãi tài sản đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả thì Nhà nước nên thành lập một thị trường chính thống về đấu giá tài sản mà ngân hàng cần phát mại. Điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch cơng khai giữa các bên. Để chuẩn hoá và đảm bảo cho thị trường hoạt động chính thống Nhà nước cần thực hiện: luật hoá thị trường bán đấu giá; thành lập công ty hay trung tâm bán đấu giá có sự chỉ đạo, kiểm tra, kiểm sốt
chặt chẽ; xây dựng quy trình thực hiện đấu giá gọn nhẹ và hiệu quả.
3.3.1.5. Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần tăng cường việc cung cấp thông tin về khách hàng, giúp các NHTM nắm được tư cách pháp lý, lịch sử phát triển và tình hình kinh tế của khách hàng khi họ vay vốn tại các ngân hàng này.
Chính phủ cần chỉ đạo chính quyền địa phương tơn trọng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của NHTM theo luật các tổ chức tín dụng đã quy định. Tuy nhiên trên thực tế, một số NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố có xu hướng phải đáp ứng yêu cầu về lợi ích xã hội mà khơng hài hịa lợi ích kinh tế. Nếu yêu cầu NHTM đáp ứng quá nhiều vốn cho những án đầu tư hiệu quả về mặt xã hội, nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế sẽ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của hệ thống NHTM nói chung.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng