Ma trận EFE của Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A CI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing phân tích chiến lược sản phẩm của công ty TNHH MTV sản xuất thương mại a c i (Trang 48 - 55)

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh

Mức độ quan trọng Trọng số Tính điểm Sự ổn định về Chính trị - Xã hội 0.15 4 0.6 Tỷ lệ lạm phát 0.2 3 0.6

Quan hệ hợp tác song phương 0.1 3 0.3

Thị trường trong nước 0.15 3 0.45

Các sản phẩm thay thế 0.05 1 0.05

Điều kiện tự nhiên 0.05 2 0.1

Hệ thống pháp luật 0.1 3 0.3

Đối thủ cạnh tranh 0.1 3 0.3

Sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật 0.05 2 0.1

Các yếu tố văn hóa, xã hội, giáo dục 0.1 3 0.3

Tổng số điểm 1.00 3.1

Với tổng số điểm là 3.1, ta có thể thấy Cơng ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A CI có khả năng tận dụng các cơ hội hiện có, cũng như tối thiểu hóa các nguy cơ bên ngồi.

Các yếu tố bên ngồi cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đối với chiến lược sản phẩm của công ty. Công ty cần phải theo sát tình hình pháp luật – chính trị để đảm bảo dịng sản phẩm mà cơng ty mở rộng là phù hợp với pháp luật cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Vì nguồn hàng của cơng ty chủ yếu được nhập từ nước ngồi, tuy nhiên các nhà cơng cấp sợi trong nước cũng đang có chuyển biến đầu tư về cơng nghệ nên công ty cũng cần chú ý đến sự phát triển về mặt công nghệ của các doanh nghiệp cung cấp sợi trong nước để có thể có một nguồn hàng trong nước với giá cả phải chăng và chất lượng tương đồng hoặc tốt hơn các sản phẩm ngoại nhập mà khơng phải tốn nhiều chi phí như: vận chuyển, hải quan, kiểm dịch…khi nhập khẩu.

c) Phân tích SWOT

Mơ hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 cơng ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và tiến hành tại Viện nghiên cứu Standford trong thập niên 60 – 70, nhằm mục đích tìm ra ngun nhân vì sao nhiều cơng ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch.

Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, đồng thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà doanh nghiệp phải đối mặt. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiểu các mối đe dọa, cũng như tận dụng lợi thế có sẵn. Đây là cơng cụ cực kỳ hữu ích giúp doanh nghiệp tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản

lý cũng như trong kinh doanh. Có thể hiểu, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó các doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một cơng ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất kỳ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực thế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong báo cáo nghiên cứu... đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I được thành lập và hoạt động cho đến nay là 6 năm, việc kinh doanh của công ty đạt mức yêu cầu tối thiểu là duy trì được hoạt động kinh doanh của cơng ty. Tuy nhiên, trong bất kỳ vấn đề gì cũng vậy, nếu khơng tiến ắt sẽ lùi. Thực tế cho thấy lợi nhuận kinh doanh của cơng ty khơng tăng, thậm chí có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây nhất. Như đã trình bày ở trên, trước khi đưa ra một giải pháp mới để cải thiện tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp thì cần phải đánh giá được thực trạng kinh doanh của công ty, và một trong những thực trạng cần được đánh giá đó là chiến lược sản phẩm của cơng ty. Với loạt phân tích mơi trường bên trong và mơi trường bên ngồi ở trên, phân tích SWOT tiếp theo sẽ tổng hợp được những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đánh giá được thực trạng cũng như tìm ra các giải pháp, chiến lược kinh doanh hợp hơn và tốt hơn cho công ty.

Sau đây là phân tích cụ thể về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ tại Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I.

S: Strengths – điểm mạnh

- S1: Đáp ứng nhu cầu, đơn hàng của khách hàng nhanh chóng mà khơng cần chờ sự phê duyệt của cấp trên.

- S2: Vị trí địa lý thuận lợi đối với việc nhập khẩu hàng hóa. - S3: Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản.

- S4: Có thể thay đổi các phương thức tiếp cận khách hàng nếu phương thức hiện tại không mang lại hiệu quả cao.

- S5: Do chi phí đầu tư của cơng ty ít, nên các sản phẩm ln được tìm kiếm với mức giá tốt nhất có thể, từ đó cung cấp giá trị tốt cho khách hàng.

- S6: Tư vấn khách hàng tốt.

- S7: Với lượng hàng không nhiều như những doanh nghiệp lớn nên việc chăm sóc khách hàng của công ty sẽ tốt hơn.

- S8: Ở gần thị trường tiêu thụ chính. - S9: Chất lượng sản phẩm ổn định. - S10: Sản phẩm đa dạng

W: Weaknesses – điểm yếu

- W1: Cơng ty cịn chưa có danh tiếng trên thị trường kinh doanh sợi dệt may. - W2: Mối quan hệ với các cơ quan chức năng còn hạn chế.

- W3: Giá cả còn cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

- W4: Phải trả các mức lãi suất cao (thuế tăng, nợ ngân hàng…) - W5: Nguồn lực đầu tư thêm còn yếu.

- W6: Nguồn sản phẩm chủ yếu là nhập khẩu, dễ gặp rủi ro khi có biến động về giá trên thị trường.

O: Opportunities – cơ hội

- O1: Việt Nam gia nhập các diễn đàn kinh tế trong khu vực cũng như thế giới, các mức thuế được miễn hoặc giảm.

- O2: Lĩnh vực kinh doanh đang có thị trường tiêu thụ mạnh. - O3: Nhu cầu sử dụng sợi chất lượng cao tăng.

- O4: Ưu đãi thuế hàng nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. T: Threats – nguy cơ

- T1: Các đối thủ cạnh tranh cùng ngành mạnh. - T2: Lãi suất vay cao, chi phí đầu vào tăng.

- T3: Áp lực cạnh tranh về giá.

T4: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp dệt may sử dụng sản phẩm sợi được cung cấp từ các doanh nghiệp sợi trong nước.

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả chiến lược sản phẩm mang lại tại công tyTNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I

Việc đánh giá những hiệu quả mà chiến lược sản phẩm mang lại ở mỗi cơng ty có thể là khác nhau. Tại công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I thì một trong những yếu tố chính cần được đánh giá đó là lợi nhuận mà cơng ty đạt được khi thực hiện chiến lược sản phẩm.

2.3.1 Những thành tựu đạt được

Trong 3 năm gần đây, với thị trường cạnh tranh khá khốc liệt, có thể thấy việc kinh doanh của Công ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I cũng đã đạt được một số thành công nhất định như:

- Hoạt động kinh doanh khá ổn, nằm ở mức có lợi nhuận. Mặc dù doanh thu đã bị giảm mạnh từ năm 2014, tuy nhiên đến năm 2016 cũng đã có được một sự chuyển biến tích cực nhẹ.

- Các chính sách khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên được thực hiện đầy đủ.

2.3.2 Các mặt hạn chế

Ngồi những điểm nổi bật mà cơng ty đã đạt được trong thời gian vừa qua thì cơng ty cũng cịn khơng ít hạn chế, những điểm yếu mà cơng ty vẫn cịn gặp phải đó là:

- Các sản phẩm chưa thật sự phù hợp với nhu cầu thị trường, thể hiện ở việc hàng tồn kho khá nhiều.

- Cơ cấu nhân sự của công ty theo hướng tập trung quyền lực, vì vậy việc nắm bắt, dự đốn xu hướng thị trường để nhập hàng hóa về kinh doanh có thể cịn chưa đúng lúc, chưa kịp thời.

- Chế độ lương nhân viên chưa cao, điều này làm giảm động lực làm việc của nhân viên, khó giữ chân người lao động gắn bó với cơng ty.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quát và sơ lược về q trình hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH MTV Sản Xuất Thương Mại A C I cũng như chức năng của các vị trí và các phịng ban trong cơng ty. Một vấn đề nữa cũng đã được đề cập đến là tình hình sản phẩm đang kinh doanh của công ty, các tác động từ các yếu tố nội bộ, ngoại vi đến tình hình kinh doanh sản phẩm của cơng ty. Tình hình kinh doanh của cơng ty có kết quả biến động, không đồng đều, nguyên nhân chính tác động là do sự biến đổi của mơi trường. Sau khi phân tích, có thể thấy ngồi các yếu tố nội bộ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chiến lược sản phẩm của cơng ty thì các yếu tố ngoại vi cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chiến lược sản phẩm của công ty. Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ đã phân tích được, ban lãnh đạo công ty cần linh hoạt và nhanh chóng nắm bắt các cơ hội, cải thiện các yếu điểm, tận dụng những điểm mạnh để đối mặt với các nguy cơ có thể xảy ra với công ty nhằm chèo lái công ty phát triển mạnh, bền vững hơn trong tương lai. Công ty cần duy trì, nâng cao những kết quả tốt và cố gắng khắc phục những khó khăn trong 3 năm qua để có biện pháp phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chương 3 tiếp theo sẽ đưa ra một số chiến lược được cho là phù hợp với tình hình doanh nghiệp dưới góc phân tích chủ quan.

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM PHÙ HỢP ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI A C I

3.1 Đề xuất chiến lược sản phẩm phù hợp nhất với doanh nghiệp – Xây dựngma trận QSPM ma trận QSPM

Mục tiêu dài hạn của công ty là trở thành một trong những công ty chuyên cung cấp nguyên liệu dệt may hàng đầu khu vực phía nam. Mở rộng thêm chi nhánh khu vực miền Trung.

Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thử thách đã phân tích ở phần thực trạng và định hướng phát triển của công ty, một số giải pháp được đề xuất cho cơng ty dựa trên phân tích từ ma trận SWOT và ma trận QSPM như sau:

3.1.1 Các chiến lược từ ma trận SWOT

a) Chiến lược SO

S9S10O3: Tận dụng sự đa dạng dòng sản phẩm với chiến lược mở rộng dòng sản phẩm và sự ổn định về chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu về sợi chất lượng cao của thị thường.

b) Chiến lược ST

S1S3S6S7T1: Tận dụng việc đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, tư vấn khách hàng, chăm sóc khách hàng và đáp ứng nhu cầu của khách một cách nhanh chóng để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh.

c) Chiến lược WO

W3O4: Tận dụng các ưu đãi thuế hàng nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may để điều chỉnh mức giá cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.

d) Chiến lược WT

W3T3: Đối với các sản phẩm sợi nhập có chất lượng cao và đa dạng cũng phải chú trọng về giá cả của mình. Có thể sử dụng chiến lược tái định vị sản phẩm, tập trung ở 1 hoặc vài dịng sản phẩm sợi chủ chốt, tìm nguồn hàng có giá cả tốt nhất để cạnh tranh trên thị trường.

3.1.2 Ma trận QSPM

Ma trận QSPM là công cụ hữu hiệu cho phép các chuyên gia có thể đánh giá một cách khách quan các chiến lược có thể lựa chọn.

Cột bên trái của ma trận QSPM gồm những thông tin được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và ma trận IFE. Bên cạnh cột các yếu tố thành công chủ yếu là cột phân loại tương ứng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE và ma trận IFE.

Hàng trên cùng của ma trận QSPM bao gồm các chiến lược có khả năng lựa chọn được rút ra từ ma trận SWOT.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị marketing phân tích chiến lược sản phẩm của công ty TNHH MTV sản xuất thương mại a c i (Trang 48 - 55)