Các kiến nghị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 51 - 52)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. Các kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ

Qua thời gian tìm hiểu về thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động của Công ty Cổ phần May Sông Hồng em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:

- Nhà nước cần tập trung hoàn thiện bộ máy quản nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà chúng ta tham gia, ký kết, cam kết thực hiện, thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới. Đổi mới các chính sách, cơ chế, cơng cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực bao gồm các nội dung về mơi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài.

- Nhà nước cần tạo mơi trường thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế cùng hoạt động và phát triển. Đảm bảo cho mỗi cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh đều được hưởng những lợi ích cũng như những chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất để các doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất thực hiện công việc kinh doanh của mình. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hội nhập, để có thể hội nhập sâu hơn vào môi trường kinh doanh và phát triển quốc tế với mục tiêuphát triển nguồn nhân lực chúng ta cần chủ động hội nhập với những định hướng cơ bản là:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà chúng ta tham gia, ký kết, cam kết thực hiện, thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng lộ trình nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo để đạt được khung trình độ quốc gia đã xây dựng, phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam, tham gia. Thực hiện đánh giá và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và thế giới. Để từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn

lực lao động, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Bảo đảm, phân bổ và sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà nước dành cho phát triển nhân lực quốc gia. Hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, huy động, phát huy vai trị, đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực. Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển doanh nghiệp và nhân lực Việt Nam.

3.3.2. Kiến nghị đối với bộ, ban ngành

- Các cơ quan hành chính tại các tỉnh, địa phương nên có các chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, có các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Đồng thời là cầu nối giữa các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh, hợp tác cùng phát triển.

Một trong những khó khăn trong việc quản lý nhân sự ngành dệt may hiện nay, chính là việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Lực lượng lao động trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng 2,5 triệu người, trong đó có 80% là nữ. Trong q trình hoạt động, các doanh nghiệp dệtmay luôn phải đối mặt với thực trạng là sự dịch chuyển nhân sự, khó tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, để có được nguồn nhân lực ổn định và có tay nghề, doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nào cũng cần phải đầu tư bài bản, đảm bảo công việc ổn định, thu nhập tương đối tốt và luôn phải đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề cho đội ngũ cán bộ cơng nhân viên.

- Dù có vị thế là ngành công nghiệp trọng điểm, nhưng với đặc trưng của ngành dệt may, người quản lý thường gặp nhiều khó khăn như: khơngquản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên, khơng kiểm sốt được tác phong làm việc, không thể đánh giá được hiệu quả làm việc của từng nhóm, phân xưởng hay từng nhân viên… Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, để có thể duy trì sự phát triển cũng như tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị dệt may tồn cầu. Thì ngành dệt may Việt Nam, cần áp dụng các giải pháp quản lý nhân sự tối ưu để có được nguồn nhân lực chất lượng, phát triển doanh nghiệp vững bền.

- Các bộ, ban, ngành cũng nên trực tiếp thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp để có cái nhìn tổng thể nhất, đánh giá khách quan và từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhanh nhất cho doanh nghiệp để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty họ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần may sông hồng (Trang 51 - 52)