Mẫu bảng phân tích biến động chi phí NCTT

Một phần của tài liệu Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Công Ty Cổ Phần In Hà Nội (Trang 109 - 112)

CƠNG TY CỔ PHẦN IN HÀ NỘI

BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NCTT

CPNCTT Dự tốn Thực tế

Chênh lệch

Tổng số Do năng

suất

Do đơn giá tiền công N đứng máy CN vận chuyển, đóng bao Tổng x x x x x Ngày...tháng....năm Người lập

* Phân tích biến động khoản mục chi phí sản xuất chung

+ Đối với CP SXC cố định

Biến động chi phí SX chung cố định được tách thành hai phẩn là biến động chi tiêu và biến động khối lượng.

- Biến động khối lượng chi phí SX chung cố định là chênh lệch về chi phí SX chung cố định dự tốn và chi phí SX chung cố định định

Nếu biến động khối lượng dương (+) thể hiện việc sử dụng quá mức các nguồn lực hiện có (Máy móc thiết bị, nhân cơng) của quá trình SX. Ngược lại, nếu biến động khối lượng âm (-) thể hiện việc sử dụng dưới mức các nguồn lực hiện có của q trình SX .Biến động này xảy ra khi sản lượng thực tế khác với sản lượng dự toán, biến động khối lượng chi phí SX chung cố định đo lường công suất sử dụng nguồn lực hay nói cách khác là đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí, song ngun nhân sâu xa thì trách nhiệm có thể đã vượt tầm kiểm soát của quản đốc phân xưởng….đây là những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi cho chi phí SX chung cố định.

- Biến động chi tiêu chi phí SX chung cố định là chênh lệch giữa CP SXC cố định thực tế và CP SXC cố định dự toán

Nếu biến động chi tiêu dương (+) thể hiện chi phí SX chung cố định thực tế cao hơn so với dự toán. Nguyên nhân có thể do giá điện năng tăng, giá nước sạch tăng, tại phân xưởng đã phát sinh các P như: thuê tài sản, bảo hiểm tài sản, khấu hao tài sản cố định... nhiều hơn so với dự toán. Nếu biến động này âm (-) thể hiện chi phí SX chung cố định thực tế thấp hơn so với dự toán mà nguyên nhân có thể do giá của các khoản mục trong các chi phí SX chung cố định giảm, phân xưởng đã sử dụng tiết kiệm các dịch vụ SX.

3.2.5. Hồn thiện cung cấp thơng tin phục vụ việc ra quyết định

Hiện nay, hệ thống báo cáo của Công ty chủ yếu hướng tới mục tiêu phục vụ KTTC. Hệ thống báo cáo KTQT chưa thực sự được lập và sử dụng, chưa

cung cấp được thông tin hữu ích cho việc ra quyết định trong việc lựa chọn phương án.

Tại công ty, hệ thống báo cáo KTQT P chưa đầy đủ, chưa đồng bộ… do vậy chưa đáp ứng được thông tin theo yêu cầu quản trị DN. Để cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát chi phí, điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp, cần thiết phải xây dựng hệ thống báo cáo KTQT chi phí một cách khoa học, hợp lý. Tác giả đề xuất công ty cần lập báo cáo CPSXC theo yếu tố chi phí.

CPSXC là chi phí bao gồm rất nhiều yếu tố chi phí, vì vậy cần thiết phải quản lý chặt chẽ, tránh thất thốt. Tác giả kiến nghị cơng ty cần lập Báo cáo CP SXC theo yếu tố chi phí và mở cho từng tháng, bao gồm cột tháng này và cột so sánh có thể là tháng trước hoặc số liệu theo dự toán. Báo cáo CP SXC theo yếu tố chi phí được chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, trong từng khoản mục chi phí được chia thành các chi phí nhỏ hơn theo yêu cầu quản lý. Đối với CP cố định, cơng ty có thể chia theo yếu tố chi phí theo hướng dẫn của Bộ tài chính, hoặc chia theo yếu tố chi phí mà cơng ty cần đánh giá, quản lý. Đối với chi phí biến đổi, số liệu sản lượng cần được đưa về cùng một mức hoạt động thực tế của kỳ này để đảm bảo tính có thể so sánh. Ngồi ra, cần thiết kế cột so sánh về số tuyệt đối và số tương đối nhằm xác định nguyên nhân phát sinh chênh lệch để có biện pháp quản lý kịp thời và phù hợp. Cuối tháng, báo cáo này sẽ được nộp cho Giám đốc công ty. Đối với CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp cũng được lập báo cáo tương tự như PSX . (Bảng 3.12.)

Một phần của tài liệu Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Công Ty Cổ Phần In Hà Nội (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)