Ma trận Ansoff

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm phần mềm kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn phầm mềm việt đà (Trang 28 - 47)

trường mục tiêu là gì? Từ đó có những hoạt động nghiên cứu thị trường tập trung, hiệu quả nhằm đưa ra những chiến lược, giải pháp cụ thể cho từng thị trường.

Bảng 1: Ma trận AnsoffSản phẩm Sản phẩm

Thị trường Sản phẩm cũ Sản phẩm mới

Thị trường hiện tại Xâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm Thị trường mới Phát triển thị trường Đa dạng hóa sản phẩm

Theo quan điểm của Ansoff xác định 4 khả năng doanh nghiệp có thể xem xét để xác định mục tiêu thị trường:

Thâm nhập thị trường:Doanh nghiệp bằng mọi cách sử dụng các biện pháp quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá….để giới thiệu sản phẩm hiện có vào thị trường hiện hữu.

Mở rộng thị trường: Mở rộng sản phẩm hiện có ra thị trường mới tức là khai phá thêm thị trường mới nhưng cũng chỉ với sản phẩm hiện có.

Phát triển sản phẩm:Phát triển sản phẩm mới vào thị trường hiện hữu có nghĩa là bổ sung thêm sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm hiện có để phục vụ cho thị trường hiện đang có.

Đa dạng hóa sản phẩm: Phát triển sản phẩm mới để mở thị trường mới. Tức là đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Khả năng này tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển kinh doanh, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro do doanh nghiệp nhảy vào một lĩnh vực hoàn toàn mới.

Phát triển thị trường theo chiều rộng

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có sẵn những sản phẩm hiện tại của mình và ln ln mong muốn tìm những thị trường mới để tiêu thụ những sản phẩm hiện tại đó sao cho số lượng sản phẩm tiêu thụ ra trên thị trường ngày càng tăng lên, từ đó dẫn tới doanh số bán cũng tăng lên. Phát triển theo chiều rộng là mở rộng quy mô thị trường, ở đây ta có thể hiểu theo 3 cách là mở rộng theo vùng địa lý, mở rộng theo đối tượng tiêu dùng và mở rộng theo chủng loại sản phẩm bán ra.

Theo tiêu thức địa lý:phát triển thị trường theo chiều rộng chính là tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp tại địa bàn mới bằng các sản phẩm hiện tại tức là doanh nghiệp mang sản phẩm sang tiêu thụ tại các vùng mới để thu hút thêm khách hàng, tăng doanh số bán sản phẩm. Tuy nhiên để đảm bảo thành công cho công tác phát triển thị trường, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, xác định thị trường, đặc điểm khách hàng và nhu cầu của khách hàng tại địa bàn mới để đưa ra các chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp.

Theo tiêu thức sản phẩm: phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanh nghiệp đem bán sản phẩm mới vào thị trường hiện tại thực chất là phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Thường áp dụng chính sách đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.

Theo tiêu thức khách hàng: phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanh nghiệp kích thích, khuyến khích các nhóm khách hàng mới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, có thể là khách hàng của đối thủ cạnh tranh, có thể là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Muốn thực hiện được việc phát triển thị trường theo tiêu thức khách hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có những hoạt động hợp lý trong việc giành khách hàng của thị trường.

Phát triển thị trường theo chiều sâu

Mục đích của phát triển thị trường theo chiều sâu đó là tăng sản lượng tiêu thụ từ đó tăng doanh thu, lơi nhuận cho doanh nghiệp. Phát triển theo chiều sâu thích hợp doanh nghiệp chưa tận dụng hết những khả năng vốn có của hàng hóa và thị trường hiện tại của mình. Trong trường hợp doanh nghiệp đào sâu khai thác thị trường hiện

hữu, với khách hàng là khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, thường xuyên mua hàng và sử dụng sản phẩm thì phát triển thị trường kiểu này người ta gọi là phát triển thị trường theo chiều sâu. Để phát triển thị trường theo chiều sâu, doanh nghiệp cần:

Xúc tiến và mở rộng bán hàng với khách hàng hiện tại với sản phẩm cũ: các doanh nghiệp sẽ dùng các chính sách khuyến mãi, thay đổi bao bì sản phẩm, giảm giá... để khuyến khích khách hàng hiện có mua sản phẩm của mình. Đây được gọi là gia tăng sản lượng bán ra thông qua nỗ lực marketing.

Lựa chọn ngách thị trường tốt nhất trong thị trường hiện tại với sản phẩm cũ:

Đối với thị trường hiện tại, doanh nghiệp cần tiến hành các nghiên cứu để xác định trong thị trường hiện tại, nhóm khách hàng nào là phù hợp với sản phẩm của mình nhất hoặc nhóm khách hàng nào đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhất (từ sản phẩm cũ), từ đó tập trung tồn lực tiếp cận nhóm khách hàng này.

Nghiên cứu tại sản phẩm mới cho thị trường cũ:đây là cách hiệu quả mà nhiều công ty đang làm. Tại một thị trường đã và đang khai thác, sau khi nghiên cứu nhận thấy những đòi hỏi khác hơn về sản phẩm, cơng ty có thể tiến hành đổi mới sản phẩm, bổ sung thêm một số tính năng nhằm tạo sự hấp dẫn hơn so với chính sản phẩm của mình, từ đó kích thích q trình mua hàng của khách hàng cũ.

Phát triển kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh với hiệu quả cao có thể sử dụng hình thức phát triển thị trường kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để làm được điều này, thì trước tiên doanh nghiệp cần phải có vị trí vững chắc trên thị trường và có sẵn tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất và năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện được chiến lược này thành công.

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển thị trường phần mềm kế toán

Đối với thị trường phần mềm kế toán, để đánh giá kết quả phát triển thị trường như thế nào, chúng ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu phản ánh sau đây: Có thể chia thành 2 loại chỉ tiêu đánh giá là chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.

Chỉ tiêu định lượng:

Chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển thị trường phần mềm kế toán tổng số doanh thu của từng thị trường thu được trong từng tháng, quý hay từng năm.

Chỉ tiêu về tỷ trọng thị trường mà phần mềm kế toán đạt được, tỷ lệ doanh thu đạt được phân theo đối tượng khách hàng của cơng ty.

Chỉ tiêu định tính:

Chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển thị trường phần mềm kế tốn cũng có thể cảm nhận được một cách định tính thơng qua sự nhận diện về thương hiệu của phần mềm kế toán Việt Đà, chẵng hạn với Việt Đà thì khách hàng biết đến nhiều và cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty.

1.2. Tổng quan về kế toán và phần mềm kế toán

1.2.1. Khái niệm kế tốn

Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về kế tốn, vì vậy mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về kế toán. Sau đây là một số khái niệm về kế toán:

Kế toán là một hệ thống của những phương pháp, hướng dẫn chúng ta thu thập, kiểm tra, xử lý các thơng tin và truyền đạt các thơng tin đó dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động để đưa ra các quyết định hợp lý. Là quá trình xác định, ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế cho những người ra quyết định.

Theo Phịng cơng nghiệp và thương mại Việt Nam đã nêu rõ “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin về tồn bộ tài sản, và sự vận động của tài sản (hay là tồn bộ thơng tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp, nhằm cung cấp những thơng tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội, và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.”

Theo bộ Luật số: 88/2015/QH13: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC) thì cho rằng: “Kế tốn là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ, và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính, và trình bày kết quả của nó”.

Nhìn chung kế tốn có thể được hiểu là một quá trình thống nhất trong việc ghi chép, kiểm tra, xử lý các con số, hiện tượng kinh tế toán của một chủ thể kinh tế nhất định nào đó nhằm lưu trữ, cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động tài chính của chủ thể kinh tế đó.

1.2.2. Khái niệm phần mềm kế tốn

Theo trang web http://vi.wikipedia.org/ : Phần mềm kế toán là một hệ thống được tổ chức dưới dạng chương trình máy tính. Khi thực hiện phần mềm mang lại các báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết theo quy định hiện hành của kế toán doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán là một ứng dụng hệ thống thông tin quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ tình hình cả trong và ngồi của doanh nghiệp đó, đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh sản xuất và điều hành liên doanh thành cơng với các tập đồn lớn.

1.2.2.1. Các chức năng của phần mềm kế toán

Phân hệ nhập xuất

+ Theo dõi quá trình nhập xuất của hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp: chuyển kho, sử dụng nội bộ, dùng cho sản xuất, phiếu nhập xuất khác không tạo ra doanh thu.

+ Quản lý, theo dõi phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại và phiếu xuất trả hàng nhà cung cấp.

+ Lập chứng từ hóa đơn cho loại hình dịch vụ: dịch vụ mua vào hay cung ứng dịch vụ cho khách hàng như: dịch vụ tư vấn thiết kế, xây lắp cơng trình, dịch vụ vận chuyển...

+ Cập nhật thời hạn công nợ cho từng khách hàng.

+ Tìm kiếm chứng từ theo nhiều tiêu chí: ngày khởi tạo chứng từ, ngày hóa đơn, đối tượng pháp nhân, tài khoản nợ, tài khoản có, số hóa đơn. Tạo lập bảng kê theo nhu cầu quản lý.

+ Báo cáo hàng hóa:

- Theo dõi thẻ kho chi tiết của từng vật tư – hàng hóa trong kỳ báo cáo. - Theo dõi sổ chi tiết vật liệu, cơng cụ, hàng hóa tại thời điểm.

- Quản lý tình hình nhập xuất tồn của từng loại hàng hóa.

- Báo cáo tổng hợp vật tư-hàng hóa theo từng kho, nhóm hàng… + Báo cáo doanh thu:

- Báo cáo tổng hợp doanh thu theo nhiều tiêu thức khác nhau trong kỳ: Tổng hợp doanh thu theo mặt hàng, doanh thu theo mặt hàng khách hàng, doanh thu lãi/lỗ theo mặt hàng/vụ việc, doanh thu lũy kế theo mặt hàng, tổng hợp doanh thu theo khách hàng, doanh thu lũy kế theo khách hàng.

Phân hệ thu chi

Phân hệ này cho phép quản lý toàn bộ số liệu liên quan đến thu chi tiền mặt, tiền gửi. Theo dõi dòng ngân quỹ (tiền mặt, tiền gửi) tức thời giúp lãnh đạo xác định chính xác tồn quỹ cuối ngày.

- Lập các phiếu thu, chi tiền mặt; tiền gửi; chứng từ hoàn ứng. - Theo dõi thu chi, số dư tức thời của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Bảng kê các chứng từ thu chi trong ngày.

- Quản lý các hoạt động thu, chi theo từng đối tượng khách hàng, nhà cung cấp đến từng hóa đơn hay hợp đồng.

- Sổ chi tiết, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi.

Phân hệ công nợ

Tập hợp tất cả các phát sinh công nợ mua hàng, bán hàng, công nợ nội bộ từ các phân hệ nhập xuất, thu chi, tổng hợp để lên báo cáo chi tiết công nợ, bảng tổng hợp công nợ tương ứng.

- Theo dõi các khoản công nợ phát sinh thường xuyên trong doanh nghiệp: công nợ phải thu, cơng nợ phải trả, thanh tốn hồn ứng của nhân viên, các khoản công nợ khác cho từng đối tượng pháp nhân, từng chứng từ phát sinh công nợ.

- Báo cáo chi tiết/tổng hợp cơng nợ theo từng hóa đơn hay hợp đồng. - Lập biên bản đối chiếu công nợ phải thu, phải trả.

- Kiểm sốt cơng nợ q hạn thanh tốn hay vượt hạn mức tín dụng cho phép đối với từng khách hàng, từng nhà cung cấp.

Tự tạo và in hóa đơn

- Khởi tạo số hóa đơn, mẫu hóa đơn, thơng tin doanh nghiệp in gắn kèm trên hóa đơn.

- Phân quyền người có trách nhiệm in hóa đơn, quản lý chặt chẽ các thông tin người khởi tạo ban đầu, lần sửa cuối cùng ngày giờ điều chỉnh, có mã vạch chống giả, kiểm tra hóa đơn giả.

- Tự động truy xuất thơng tin hóa đơn vào phiếu xuất kho và ngược lại khi lập hóa đơn.

- Cho phép in theo nhiều mẫu hóa đơn, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ... mang đặc thù riêng của từng doanh nghiệp.

- Cho phép gộp nhiều phiếu xuất khác nhau in trên một hóa đơn, in theo từng mặt hàng, nhóm, tổng các mặt hàng và in kèm bảng kê, in theo đơn vị tính chuẩn hoặc đơn vị tính quy đổi...

- Cho phép chọn nhiều chế độ như: xem trước khi in, in thử, in chính thức...

Kế tốn vốn bằng tiền

Phân hệ này cho phép quản lý toàn bộ số liệu liên quan đến thu chi tiền mặt, tiền gửi. Theo dõi dòng ngân quỹ (tiền mặt, tiền gửi) tức thời giúp lãnh đạo xác định chính xác tồn quỹ cuối ngày hoặc công nợ của khách hàng, nhà cung ứng mà không cần phải qua các thao tác tính tốn, kết chuyển dữ liệu.

Phân hệ tài sản cố định

- Cho phép theo dõi hồ sơ tài sản cố định (TSCĐ), cơng cụ dụng cụ (CCDC), tình hình khấu hao, phân bổ trong kỳ. Chương trình sẽ tự động thực hiện khấu hao, phân bổ theo công thức đã được khai báo.

- Lập hồ sơ theo dõi TSCĐ, CCDC tại phịng ban, cơng trình …

- Khai báo phương pháp tính khấu hao TSCĐ, bút tốn phân bổ CCDC cho từng loại.

- Theo dõi nguyên giá, mức khấu hao, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của từng tài sản, CCDC, chi phí trả trước.

- Tự động trích khấu hao/ phân bổ định kỳ vào từng bộ phận. - Lập và in thẻ TSCĐ, CCDC.

- Báo cáo chi tiết/tổng hợp tình hình tăng, giảm, khấu hao TSCĐ, CCDC, chi phí trả trước.

- Cho phép cập nhật các chứng từ tổng hợp cuối kỳ như bút toán kết chuyển, bút toán điều chỉnh phân bổ số liệu. Đồng thời, in báo cáo cuối kỳ.

- Tạo lập chứng từ kế tốn khác ngồi chứng từ thu chi, nhập xuất. - Cập nhật chứng từ phát sinh tài khoản ngoài bảng.

- Tập hợp các bút toán từ các phân hệ khác. Tạo bút toán kết chuyển tự động cuối kỳ.

- Khóa, mở dữ liệu theo thời gian. Lập sổ chi tiết tài khoản, sổ chi phí sản xuất kinh doanh.

- Tập hợp chứng từ phát sinh theo vụ việc, hợp đồng, khoản mục… - Lập báo cáo tổng hợp chi phí phát sinh từng cơng trình.

- In bảng kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra theo quy định. - Lập và in báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính.

Phân hệ hệ thống

- Tạo dữ liệu làm việc, khai báo các tham số chung, tùy chọn sử dụng theo nhu cầu. - Khai báo bộ danh mục sử dụng thống nhất cho tồn chương trình.

- Khai báo người sử dụng, phân quyền chi tiết đến từng chức năng tùy thuộc vào cơng việc được giao: xem, thêm, sửa và xóa dữ liệu…

- Hội nhập dữ liệu vào phần mềm từ file excel, Access. - Làm tròn số tiền lẻ.

- Cập nhật số dư ban đầu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm phần mềm kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn phầm mềm việt đà (Trang 28 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)