Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 61 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức

2.1.2.1 Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức của BIDV Chi nhánh Hải Phòng gồm 13 phòng, 6 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm. dưới sự điều hành của Ban Giám đốc, được chia thành 5 khối: khối Quan hệ Khách hàng, khối Tác nghiệp, khối Quản lý rủi ro, khối Quản lý nội bộ, khối Trực thuộc.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ

BIDV Hải Phòng có trụ sở tại 68-70 Điện Biên Phủ Hồng Bàng, Hải Phòng, là đơn vị trực thuộc BIDV, thực hiện hạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng, có con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, BIDV Hải Phòng trải qua hai giai đoạn:

Giao đoạn từ 1957 - 1995: BIDV Hải Phòng với nhiệm vụ chính là cấp phát, cho vay đầu tư, chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án để phục vụ phát triển kinh tế thành phố.

Giai đoạn từ 1995 đến nay: BIDV Hải Phòng cung cấp các dịch vụ như một ngân hàng thương mại chuyên doanh, kinh doanh đa năng trên lĩnh vực tiền tệ, là nơi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt, thử nghiệm các sản phẩm mới, công nghệ mới của hệ thống BIDV, kinh doanh dựa trên các quy định của pháp luật, của NHNN và hướng dẫn của BIDV.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Hải Phòng giai đoạn 2007- 2009

BIDV Hải Phòng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hải Phòng. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV Hải Phòng là:

Hoạt động huy động vốn:

BIDV Hải Phòng đã không ngừng phát triển nguồn vốn bằng việc mở rộng nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh nghiệp; Định chế tài chính, tổ chức tín dụng tham gia thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu; đảm bảo cân đối nguồn vốn trung dài hạn chiếm gần 40%. BIDV Hải Phòng đã xây dựng mạng lưới huy động vốn tương đối rộng trên khắp

địa bàn. Đến cuối năm 2009, về mặt huy động vốn trên địa bàn Hải Phòng chiếm 19% thị phần.

Cơ cấu huy động vốn, tiền gửi huy động là nguồn vốn chủ yếu của BIDV Hải Phòng, trong đó tiền gửi của các doanh nghiệp và dân cư chiếm đa số. Tiền gửi huy động chiếm tỷ trọng bình quân khoản 92% trong tổng tài sản nợ của giai đoạn 2007-2009. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong giai đoạn 2007- 2009 cao dẫn đến sự gia tăng mạnh về tài sản có và dư nợ cho vay nền kinh tế của BIDV Hải Phòng. Năm 2009, huy động vốn cuối kỳ bằng 134% của năm 2007 về số tuyệt đối tăng 1.350 tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng: Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, BIDV Hải

Phòng đã đa dạng hoá hình thức cho vay nền kinh tế tập trung ở các hoạt động chính:

Cho vay truyền thống với phương thức ngày càng đa dạng như cho vay thương mại, cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh;

Cho thuê tài chính phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như cho thuê mua phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, đầu tư phát triển công nghệ và trang bị máy móc v.v...

Dư nợ tín dụng của BIDV Hải Phòng tăng trưởng đáng kể, cơ cấu tín dụng đã có sự chuyển biến theo hướng ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo đã tăng dần về tỷ trọng và cả về số tuyệt đối. So với các Ngân hàng trên địa bàn Hải Phòng, có thể nói BIDV Hải Phòng có thế mạnh về thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn. Đến cuối năm 2009, về hoạt động tín dụng, BIDV Hải Phòng chiếm 18% thị phần trên địa bàn.

Các Dịch vụ trung gian:

Kinh doanh dịch vụ, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, cho thuê két sắt, nhận chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, uỷ thác cho thuê tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc BIDV giao.

Hoạt động thanh toán trong nước: Trong những năm qua, BIDV Hải Phòng đã cung cấp đầy đủ tiện ích cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu điều chuyển vốn nhanh, sử dụng vốn linh hoạt của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh của khách hàng, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Năm 2009, doanh số thanh toán trong nước đạt 5.183 tỷ đồng (tăng 133,51% so với năm 2007).

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Quản lý trạng thái ngoại tệ phù hợp với

diễn biến thị trường, thường xuyên duy trì trạng thái ngoại tệ âm để tận dụng chênh lệch lãi suất USD/VND ở mức từ 3%-5%/năm trong điều kiện tỷ giá USD/VNĐ biến động nhẹ;

Trong giai đoạn 2007-2009, cơ cấu sản phẩm dịch vụ của BIDV Hải Phòng hầu như không có nhiều thay đổi, thu nhập từ dịch vụ có tăng nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống, có quan hệ chặt chẽ với nghiệp vụ tín dụng như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ chiếm từ 83-91% so với cơ cấu thu dich vụ của BIDV Hải Phòng. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa thực sự đa dạng, phong phú, mức độ đóng góp trong tổng thu còn thấp nhưng tăng dần từ 9% - 17%. Bảng 2.1 dưới đây là tổng hợp các kết quả hoạt động của BIDV Hải Phòng từ năm 2007 đến năm 2009.

Bảng 2.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động của BIDV Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2009*

Đơn vị: Tỷ đồng, %

*Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Hải Phòng năm 2007 -2009

I TỔNG TÀI SẢN 4,200 4,700 5,400

II HUY ĐỘNG VỐN

1 Huy động vốn cuối kỳ 3,900 4,500 5,250 2 Huy động vốn BQ 3,780 3,790 4,800 3 Huy động vốn/số CB (số cuối kỳ) 21.85 22.84 25.86 3 Cơ cấu huy động VND 69.23 73.90 79.50 4 Cơ cấu huy động vốn dân cư 48.00 48.00 45 5 Cơ cấu HĐV ngắn hạn 58.00 62.22 70 6 Thị phần huy động vốn 18.00 23.00 19 III HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1 Tổng dư nợ cho vay 2,700 3,700.00 4,400 2 Cơ cấu dư nợ VND/Tổng dư nợ 65.00 62.00 67 3 Cơ cấu dư nợ trung dài hạn 42.00 41.00 43

4 Dư nợ cho vay cá nhân 50.00 119.00 200 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ trọng/tổng dư nợ 1.85 3.22 4.55

5 Cơ cấu dư nợ NQD 66.60 68.00 88 6 Cơ cấu dư nợ có TSĐB 80.00 80.00 80 8 Dư nợ tín dụng/số CB (số cuối kỳ) 15.61 18.78 21.67 9 Số cán bộ 173.00 197.00 203 10 Nợ khoanh - - - 11 Thị phần tín dụng (%) 16.80 21.00 18 IV HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ 1 Tổng thu dịch vụ 12.5 39 37 2 Thu dịch vụ ròng 12.1 33 35

3 Thu dịch vụ ròng/chênh lệch thu chi

(đã trừ trích DPRR) 25,21 41,25 36,84

V KẾT QUẢ KINH DOANH

1 Tổng thu 420.00 560.00 680 2 Tổng chi 322.00 383.00 535 3 Chênh lệch thu chi 98.00 177.00 145 Trong đó: trích DPRR 50.00 97.00 50 Lợi nhuận trước thuế 48.00 80.00 95

Những số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản và có tốc độ tăng trưởng cao. Đây là hoạt động chủ đạo xét cả về phương diện tài sản và thu nhập từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên những năm gần đây, BIDV Hải Phòng đã ngày càng thu hẹp tín dụng và chú trọng hơn vào công tác nguồn vốn, công tác phát triển dịch vụ và an toàn tín dụng, xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn. Thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giảm, từ 34% (năm 2007 so với 2008) xuống còn 18.9% (năm 2008 so với 2009). Nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Trong khi đó, tỷ lệ thu dịch vụ ròng lại tăng 82.9% (năm 2007 so với 2008) và 17.77% (năm 2008 so với 2009); tỷ trọng thu dịch vụ ròng trên tổng lợi nhuận cũng tăng dần qua các năm.

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại BIDV Hải Phòng

Trước tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn vì sự tham gia thị trường dịch vụ tài chính của nhiều đối thủ cạnh tranh như các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng cổ phẩn, ngân hàng liên doanh, các định chế tài chính, BIDV Hải Phòng xác định bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và tín dụng thì hoạt động dịch vụ phi tín dụng là nguồn thu chắc chắn nhất mà ngân hàng có thể có. Nhiều năm qua, BIDV Hải Phòng đã nỗ lực trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng thể hiện doanh thu từ dịch vụ không ngừng tăng lên về số tuyệt đối mà còn tăng lên về tỷ lệ trong thu nhập mặc dù thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm ưu thế trong tổng thu nhập. Danh mục dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đa dạng hóa các nguồn thu nhằm phân tán rủi ro các nguồn thu cho ngân hàng. Để nhìn rõ bức tranh toàn cảnh về dịch vụ phi tín dụng của BIDV Hải Phòng được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Cơ cấu thu phí dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của BIDV Hải Phòng*

Đơn vị tính: tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thu nhập Tỷ trọng (%) Thu nhập Tỷ trọng (%) Thu nhập Tỷ trọng (%) Thu ròng TD 71.9 73,36 109.35 61,78 92 63,45 Thu ròng HĐV 14 14,30 34.65 19,57 18 12,42 Thu ròng dịch vụ 12.1 12,34 33 18,65 35 24,13 Tổng thu nhập 98.00 100 177.00 100 145 100

*Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Hải Phòng 2007-2009

Hình 2.1: Quy mô của thu lãi cho vay, thu ròng HĐV và phí dịch vụ với tổng thu nhập

Phòng là điều khá phức tạp. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn sẽ tập trung vào những loại hình dịch vụ mang tính điển hình.

Về mức độ phát triển của từng loại dịch vụ tại BIDV Hải Phòng, có thể đánh giá qua tỷ lệ phí dịch vụ thu được so với tổng thu dịch vụ được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Phí dịch vụ và tỷ trọng thu dịch vụ ròng *

Đơn vị: tỷ đồng, %

*Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động dịch vụ BIDV Hải Phòng 2007-2009

2.2.1 Dịch vụ thanh toán

Có thể nói dịch vụ thanh toán là một thế mạnh của BIDV Hải Phòng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

2.2.1.1 Thanh toán trong nước

Hiện nay đối với thanh toán trong nước, BIDV Hải Phòng có các hệ thống thanh toán sau:

Thanh toán trong nội bộ hệ thống BIDV Hải Phòng

ST T Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) 1 Tổng thu dịch vụ 12.5 100 39 100 37 100

1.1 Thu từ hoạt động thanh toán 7.5 60 8.5 21,79 11.6 31,36

1.2 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 2.4 19,2 24 61,54 15.6 42,16

1.3 Dịch vụ thẻ 0.4 3,2 0.45 1,15 0.80 2,16

1.4 Thu dịch vụ khác 2.2 17,6 6.05 15,52 9.0 24,32 2 Thu dịch vụ ròng (DVR) 12.1 33 35

3 Tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh 48 80 95 4 Tỷ lệ thu DVR/Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mọi giao dịch thanh toán của khách hàng có tài khoản và không có tài khoản giữa các chi nhánh trong nội bộ hệ thống BIDV hiện nay được thực hiện qua chương trình phần mềm SIBS. Đây là chương trình phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung cho phép giao dịch được thực hiện với tốc độ nhanh nhất. Riêng đối với dịch vụ thanh toán, đặc biệt là thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại hệ thống BIDV được cập nhật tức thời vào tài khoản khách hàng trong khoản thời gian từ 1 đến 3 giây sau khi giao dịch được hoàn tất. Với chương trình này khách hàng của BIDV có thể mở tài khoản tại một nơi nhưng thực hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống BIDV trên phạm vi toàn quốc. BIDV Hải Phòng là một trong những chi nhánh đầu tiên áp dụng thí điểm chương trình SIBS từ tháng 8/2004, điều này đã mang lại một thuận tiện hết sức to lớn cho BIDV nói chung và BIDV Hải Phòng nói riêng trong việc tạo dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại. Minh chứng cho xu hướng này là sự gia tăng về số lượng tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng góp phần thực hiện tốt việc thanh toàn không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Bảng 2.4: Tài khoản thanh toán của BIDV Hải Phòng giai đoạn 2007-2009*

Đơn vị: Khách hàng, %

*Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Hải Phòng 2007-2009

Thanh toán ngoài hệ thống BIDV Hải Phòng

Chủ tài khoản 2007 2008 2009 Số lượng Tăng trưởng (%) Số lượng Tăng trưởng (%) Số lượng Tăng trưởng (%) Tổ chức kinh tế 1.063 7 1.153 8.4 1.668 44.67 Cá nhân 38.939 8.5 47.669 22 52.490 10

Trên thực tế nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng khác nhau là rất lớn. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ngoài hệ thống các NHTM nhà nước, số lượng các Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Liên doanh, Ngân hàng có vốn 100% vốn nước ngoài hàng năm liên tục tăng lên đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Vì vậy nhu cầu thanh toán giữa các Ngân hàng ngày càng đòi hỏi các hệ thống Ngân hàng phải thiết lập và tham gia nhiều kênh thanh toán. Hiện nay để thanh toán ra ngoài hệ thống BIDV Hải Phòng gồm các kênh thanh toán sau:

Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước

Các khoản thanh toán liên ngân hàng được thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi của các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở tại NHNN. Các khoản thanh toán trong cùng tỉnh, thành phố được Chi nhánh NHNN hạch toán trực tiếp trên tại khoản tiền gửi của các NHTM mở tại chi nhánh NHNN trên địa bàn. Các khoản thanh toán khác tỉnh, thành phố được chuyển tiếp trong hệ thống NHNN. Phương thức thanh toán này yêu cầu các Ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tiền gửi vào tài khoản tại NHNN. Vì vây, thanh toán qua tài khoản tiền gửi chủ yếu là để thực hiện điều chuyển vốn và thực hiện vay, trả giữa các NHTM với nhau. Phương thức chiểm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị thanh toán liên ngân hàng được thể hiện bảng 2.5 “Báo cáo hoạt động chuyển tiền của BIDV Hải Phòng năm 2007- 2009.”

Tháng 5/2002 NHNN Việt Nam đã chính thức triển khai Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng giai đoạn I (CI _TAD) trong khuôn khổ dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Đây là hệ thống thanh toán điện tử hiện đại nhất và lớn nhất, cho phép thanh toán trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau thông qua mạng máy tính trên cơ sở chứng từ điện tử và chữ ký điện tử. Hệ thống này khắc phục được cơ bản những hạn chế của hệ thống thanh toán cũ, đáp ứng yêu cầu tập trung

vốn trong thanh toán tạo điều kiện NHNN kiểm soát các khoản vốn dự trữ; giảm lượng vốn trôi nổi; tăng tốc độ vòng quay của các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang chuyển đổi và tăng trưởng, cải tiến và tăng cường công tác kế toán và các thủ tục kiểm soát của NHNN và các NHTM. Ngày 28/2/2009 giai đoạn 2 của hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã được chính thức khởi động. Thời điểm vận hành giai đoạn 1 năm 2002, mới chỉ có 5 thành phố lớn là Hồ chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ với 73 ngân hàng, hơn 300 chi nhánh ngân hàng, xử lý bình quân 40.000 giao dịch/ngày. Khi đi vào vận hành giai đoạn 2, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có thể kết nối được với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở 63 tỉnh, thành phố với công suất thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch/ngày và 472 đơn vị

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 61 - 124)