Các dịch vụ Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 37 - 124)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3 Các dịch vụ Ngân hàng thương mại

Theo WTO phân loại hoạt động dịch vụ ngân hàng được chia thành 12 phân ngành cụ thể sau:

1. Nhận tiền gửi và các khoản tiền từ công chúng;

2. Cho vay dưới mọi hình thức bao gồm: cho vay tiêu dùng, thế chấp, bao thanh toán và các khoản tài trợ cho các giao dịch thương mại khác;

4. Tất cả các khoản thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng;

5. Bảo lãnh và cam kết thanh toán;

6. Tự doanh hoặc kinh doanh tiền tài khoản của khách hàng, kể cả trên thị trường tập trung, thị trường OTC hoặc các thị trường khác, với các sản phẩm sau:

- Các công cụ thị trường tiền tệ, bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi - Ngoại hối

- Các công cụ phái sinh bao gồm (nhưng không hạn chế) các hợp đồng giao dịch tương lai (futures) và quyền chọn (options)

- Các sản phẩm dựa trên lãi suất và tỷ giá, bao gồm các sản phẩm như các hợp đồng kỳ hạn (forward) và hoán đổi (swaps)

- Các chứng khoán có khả năng chuyển nhượng

- Các công cụ chuyển nhượng và các tài sản tài chính khác, kể cả vàng nén 7. Phát hành các loại chứng khoán, bao gồm cả việc bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành (cả phát hành công khai và không công khai) và cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt động phát hành;

8. Môi giới tiền tệ;

9. Quản lý tài sản gồm quản lý tiền mặt, quản lý danh mục, tất cả các hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, dịch vụ ủy thác, lưu ký và tín thác;

10. Dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ đối với các tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ có thể chuyển nhượng khác;

11. Cung cấp và trao đổi các thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm có liên quan của các nhà cung ứng các dịch vụ tài chính khác;

quan đến tất cả các hoạt động nói trên, bao gồm cả việc tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu tư vấn đầu tư và đầu tư theo danh mục, tư vấn đối với các hoạt động mua lại và tái cơ cấu doanh nghiệp cũng như xây dựng chiến lược.

1.3 Dịch vụ phi tín dụng của NHTM

1.3.1 Khái niệm Dịch vụ phi tín dụng NHTM

Dịch vụ ngân hàng là sự đáp ứng mọi nhu cầu hợp lý về tài chính của tất cả các đối tượng khách hàng.

Dịch vụ tín dụng là một loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm thu lãi từ hoạt động cung cấp tín dụng.

Dịch vụ phi tín dụng là một loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm thu phí từ việc cung cấp dịch vụ.

1.3.2 Các loại hình dịch vụ phi tín dụng của NHTM

1.3.2.1 Dịch vụ thanh toán

Nếu như tiền có chức năng phương tiện thanh toán thì người kinh doanh tiền – những Ngân hàng thương mại có chức năng làm dịch vụ thanh toán. Với tư cách là khâu tài chính trung gian, là cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế, thực hiện dịch vụ này đem lại cho Ngân hàng thương mại những khoản phí dịch vụ; mặt khác nó mang tới cho khách hàng những tiện ích to lớn, chu chuyển lưu thông hàng hóa – tiền tệ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian. Ở tầm vĩ mô, dịch vụ thanh toán còn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai chính sách tiền tệ quốc gia.

Ngày nay, công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển, trình độ dân trí cũng ngày càng được nâng cao, các hình thức thanh toán vì vậy cũng trở nên đa dạng hơn về loại hình, nhanh chóng và chính xác hơn. Có thể thấy những hình thức thanh toán cơ bản:

Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC):

Thanh toán ủy nhiệm chi là hình thức chủ tài khoản lập ủy nhiệm chi theo mẫu sẵn của ngân hàng để yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng. Các bên tham gia thanh toán bằng ủy nhiệm chi gồm có: (i) người trả tiền; (ii) ngân hàng phục vụ người trả tiền; (iii) người thụ hưởng; (iv) ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT):

Ủy nhiệm thu là giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi ngân hàng để ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa và dịch vụ đã cung ứng đối với người mua hàng hóa dịch vụ trên cơ sở hợp đồng ủy nhiệm thu đã thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng từ trước. Thông thường khi nhận được ủy nhiệm thu này ngân hàng của bên nợ tiền sẽ trích trả ngay.

Thanh toán bằng séc:

Séc là lệnh viết vô điều kiện do chủ tài khoản phát hành để ngân hàng được phép thanh toán séc trả một số tiền có sẵn cho người thụ hưởng là chính mình hoặc người thứ ba. Tất nhiên, người phát hành séc chỉ được phát hành trong phạm vi số tiền mình có trên tài khoản, gọi là số tiền bảo chứng. Trong thanh toán bằng séc, có nhiều loại séc khác nhau tùy theo tiêu thức phân chia: séc bảo chi, séc du lịch, séc tiền mặt, séc chuyển khoản…

Séc là phương tiện thanh toán ra đời sớm nhất, tuy vậy, trong nền kinh tế hiện đại, séc vẫn là công cụ thanh toán phổ biến nhất, mặc dù đã có những phương tiện thanh toán khác.

Thanh toán bằng thư tín dụng:

Theo bản điều lệ và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ thì thư tín dụng được hiểu như sau: Thư tín dụng là bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại

lý của ngân hàng này ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C để trả tiền cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định, với điều kiện người được hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội dung trong thư tín dụng.

Như vậy, hình thức thanh toán này đòi hỏi bên mua phải có đủ phương tiện thanh toán nên có độ an toàn cao và thường được dùng phổ biến trong thanh toán quốc tế.

Thanh toán bằng thẻ:

Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy rút tiền tự động hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Dựa trên tính sẵn có về số dư trên tài khoản thẻ, người ta thường phân loại thẻ gồm 2 loại:

Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ được thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ, được rút tiền mặt trên cơ sở số dư có tại tài khoản thanh toán của mình. Thẻ thanh toán có nhiều loại: thẻ rút tiền tự động (ATM), thẻ thanh toán ngay. Người sử dụng thẻ phải có tài khoản tại ngân hàng và thường xuyên có số dư. Sau mỗi lần sử dụng do chi trả tài khoản đó sẽ bị ghi nợ số tiền tương ứng và tài khoản của người thụ hưởng sẽ được ghi có.

Thẻ tín dụng (Credit card): Thẻ tín dụng là loại “thẻ có”, nó cũng do ngân hàng phát hành. Tuy nhiên điểm khác ở đây là khi phát hành thẻ, không nhất thiết trên tài khoản tiền gửi của khách hàng phải có số dư mà ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng theo tài khoản thẻ tín dụng của họ. Việc thanh toán hàng hóa dịch vụ được thực hiện tại những nơi có máy đọc thẻ và tại các điểm bán lẻ có ký hiệu của loại thẻ tín dụng mà máy chấp nhận. Với loại thẻ này, ngân hàng dễ dàng kiểm soát được việc sử dụng vốn của chủ thẻ. Thẻ tín dụng mang tính chất của tín dụng song nó an toàn hơn,

gọn nhẹ hơn, tiện lợi hơn và vì vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam đang rất chú trọng phát triển loại hình hiện đại và mới mẻ này.

Các dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng:

Để đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng mở tài khoản tại các ngân hàng khác nhau bắt buộc các ngân hàng phải thiết lập và tham gia nhiều hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán đồng thời đảm bảo an toàn tài sản của các ngân hàng cũng như khách hàng. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng cũng ngày càng được nâng cấp phát triển dựa trên hệ thống kỹ thuật hiện đại. Hiện nay thanh toán giữa các ngân hàng được thực hiện chủ yếu thông qua:

+ Thanh toán bù trừ: là hình thức thanh toán vốn, điều hòa kinh doanh giữa các NHTM, thông qua tài khoản trung gian tại NHNN do NHNN đứng ra tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ hoặc do một ngân hàng được ngân hàng cấp trên chỉ định. Đây là hình thức cổ điển nhất trong số các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng. Hiện nay, thanh toán bù trừ đã được nâng cấp từ bù trừ giấy sang bù trừ điện tử liên ngân hàng cho phép thanh toán bù trừ giữa tất cả các ngân hàng có tham gia hệ thống điện tử liên ngân hàng. Trên cơ sở truyền nhận thông điệp bằng file qua hệ thống mạng giúp cho tốc độ xử lý nhanh chính xác và an toàn.

+ Thanh toán qua ngân hàng nhà nước: là hình thức thanh toán qua tài khoản mở tại NHNN, áp dụng thích hợp cho các ngân hàng khác hệ thống có tài khoản tiền gửi tại các chi nhánh ngân hàng khác nhau.

+ Thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng: đây là hình thức thanh toán được áp dụng trong trường hợp các ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống có quan hệ giao dịch khá thường xuyên.

giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống ngân hàng, phát sinh cơ sở nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp, tổ chức có tài khoản mở tại các ngân hàng khác trong cùng một hệ thống ngân hàng. Ưu điểm của hệ thống này là nhanh, an toàn giảm được rủi ro khi có sai sót, giúp cho Trụ sở chính của mỗi hệ thống có thể điều hòa vốn giữa các chi nhánh khác nhau trong hệ thống.

1.3.2.2 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Sự phát triển của ngoại thương và thanh toán quốc tế đã thúc đẩy sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp và cá nhân vào thị trường ngoại hối. Vì vậy các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại ngày càng có vị trí quan trọng hơn. Với một thị trường liên tục và mang tính quốc tế như thị trường ngoại hối, để đảm bảo sự thống nhất và nhanh chóng trong các giao dịch, ngân hàng cũng như bất cứ cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường này đều cần hiểu một số quy ước của thị trường theo thông lệ quốc tế. …

1.3.2.3 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán

Các nghiệp vụ chứng khoán rất đa dạng và phong phú, nó mang nhiều đặc trưng riêng và có không ít các rủi ro. Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng phải tổ chức những bộ phận kinh doanh riêng hoặc có thể thành lập các công ty chứng khoán phụ thuộc. Các công ty chứng khoán có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau về chứng khoán như: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục vốn đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán. Còn ngân hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc kinh doanh trên thị trường chứng khoán lại là hoạt động khác. Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán bao gồm các loại dịch vụ sau:

mua, bán chứng khoán đã niêm yết cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Có hai loại môi giới chứng khoán”

+ Môi giới toàn phần dịch vụ là loại hình dịch vụ mà những người môi giới có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đến chứng khoán cho khách hàng như đại diện cho khách hàng để thương lượng mua, bán chứng khoán; thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan tùy theo sự ủy quyền của khách hàng; có thể ứng trước tiền cho khách hàng để mua chứng khoán hoặc cho mượn chứng khoán để khách hàng bán trước, mua sau; cung cấp thông tin cho khách hàng quan tâm và tư vấn đầu tư miễn phí cho khách hàng trên thị trường tập trung và phi tập trung.

+ Môi giới bán phần dịch vụ: là loại hình dịch vụ chỉ cung cấp một số ít dịch vụ, chủ yếu thông qua thương lượng, mua bán chứng khoán cho khách hàng.

Dịch vụ lưu ký chứng khoán:

Dịch vụ lưu ký chứng khoán là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán và các chứng từ có giá của khách hàng, đồng thời thực hiện các quyền của khách hàng đối với chứng khoán. Các hình thức lưu giữ chứng khoán gồm có:nhận gửi, rút và cầm cố chứng khoán theo yêu cầu khách hàng và bên nhận cầm cố, cung cấp thông tin về quyền lợi phát sinh đối với chứng khoán và thay mặt khách hàng thực hiện các quyền này (quyền nhận cổ tức, trái tức, chuyển quyền sở hữu, quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông…); kết hợp với tổ chức phát hành thanh toán cho khách hàng các khoản thu nhập phát sinh đối với chứng khoán mà họ sở hữu.

Dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán: Niêm yết chứng khoán là việc đưa

chứng khoán của tổ chức phát hành lên giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Khi đưa chứng khoán lên giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, tổ chức phát hành có thêm nhiều lợi thế ( là hình thức tối ưu để quảng bá hình ảnh, xã hội hóa vốn sở hữu, tính thanh khoản cao…) nhưng tổ

chức phát hành cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Không ai khác ngoài ngân hàng có thể tư vấn tốt hơn về việc niêm yết chứng khoán: tư vấn giúp tổ chức phát hành đáp ứng các điều kiện đăng ký và niên yết chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán; giúp tổ chức phát hành lựa chọn công ty kiểm toán; xây dựng bản cáo bạch; công bố thông tin khi niêm yết; tư vấn ấn định giá tham chiếu….

Dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán: là loại hình dịch vụ giúp khách

hàng lựa chọn loại chứng khoán phát hành, lãi suất, thời hạn chứng khoán và các vấn đề kỹ thuật khác.

Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán: là việc tổ chức bảo lãnh phát

hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.

Dịch vụ làm đại lý phát hành chứng khoán: là loại hình dịch vụ giúp cho

tổ chức phát hành chứng khoán phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư để hưởng hoa hồng.

Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: là loại hình dịch vụ cung cấp, tư vấn

các thông tin có liên quan đến chứng khoán; công bố và ban hành ngay hoặc định kỳ các báo cáo phân tích kinh tế, phân tích thị trường có liên quan để phục vụ giao dịch chứng khoán của khách hàng. Trên cơ sở có đầy đủ các thông tin, các ngân hàng có thể tiến hành phân tích đa chiều và phân tích chuyên sâu về môi trường vĩ mô, về ngành, về công ty, về các loại chứng khoán giúp cho khách hàng có được những thông tin chính xác kịp thời trong việc quyết định đầu tư chứng khoán.

khách hàng mua, bán, nắm giữ một tập hợp các chứng khoán khác nhau, thuộc ngành nghề khác nhau với phương châm phân tán rủi ro, nhằm đảm bảo mức sinh lời mong muốn của khách hàng.

1.3.2.4 Dịch vụ ủy thác và đại lý

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải phòng (Trang 37 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w