Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần sữa việt nam 2012 2013 (Trang 48 - 108)

2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

43 Qua 3 năm phân tích từ năm 2011 đến năm 2013 ta thấy dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hƣớng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn này.Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ có xu hƣớng không ổn định qua 3 năm, năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống trầm trọng, đến năm 2013 tuy có tăng lên nhiều nhƣng vẫn bị âm. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính đang ở mức dƣơng trong năm 2011 thì đến năm 2012 và năm 2013 đã giảm trầm trọng xuống mức âm.

Việc tăng giảm của các dòng tiền thuần trong các hoạt động cũng kéo theo sự biến động của tổng dòng tiền thuần trong năm. Việc dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ bị âm trong nhiều năm liền đặc biệt là trong năm 2012 đồng thời dòng tiền từ hoạt động tài chính cũng xuống mức âm trong năm 2012 khiến cho tổng dòng tiền thuần bị âm mặc dù dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh dƣơng nhƣng không đủ để bù đắp. Năm 2012, tổng dòng tiền thuần hơn 4393 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 174,56% so với năm 2011. Bƣớc qua năm 2013, chỉ tiêu này đã từ mức âm lên mức dƣơng, cụ thể là tăng từ âm 1876 tỷ đồng lên dƣơng 1425 tỷ đồng. So với năm 2012 thì tổng lƣu chuyển thuần tăng hơn 3302 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 175,98%.

Sự biến động của chỉ tiêu này kéo theo sự biến động của tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối năm. T rong năm 2012,tiền và tƣơng đƣơng tiền giảm hơn 1876 tỷ đồng tƣơng ứng với mức giảm là 60,52% so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng trở lại, tăng hơn 1425 tỷ tƣơng ứng với tốc độ tăng là 116,39% so với năm 2012. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình của doanh nghiệp đang đƣợc cải thiện.

Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái là không đáng kể vì trong giai đoạn này tỷ giá hối đoái ổn định nên chênh lệch mang lại lợi ích cho DN hầu nhƣ là không nhiều.

44 2.4.1 Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

So với các dòng tiền khác thì dòng tiền từ HĐKD vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất . Dƣới đây là bảng tổng hợp chi tiết mức thu chi liên quan trực tiếp đến HĐKD

Bảng 10: Biến động của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

45 Năm 2012, lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng hơn 2820 tỷ đồng tƣơng ứng với mức tăng là 109,2% so với năm 2011. Sự gia tăng này chủ yếu do sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kéo theo sự tăng lên dòng tiền từ lợi nhuận trƣớc thuế.

Trong năm 2013, lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng hơn 662 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 12,26% so với năm 2012. Tuy chỉ tiêu này có tăng nhƣng tốc độ tăng không cao bằng tốc độ tăng của giai đoạn năm 2011- 2012. Điều này có thể giải thích là do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng của các chỉ tiêu này trong năm 2012, điều này ảnh hƣớng đến tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế trong năm 2013. Sự tăng lên của dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chủ yếu do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế vì vậy sự giảm sút về tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế làm cho dòng tiền này cũng giảm sút về mặt giá trị cũng nhƣ tốc độ tăng trong năm 2013.

Dòng tiền từ khấu hao TSCĐ tăng qua 3 năm. Điều này có thể giải thích là do qua 3 năm, doanh nghiệp đều đầu tƣ thêm vào tài sản cố định dẫn đến khấu hao tăng lên là điều dễ hiểu.

Năm 2011, thu nhập tiền lãi và cổ tức tăng hơn 491 tỷ đồng. Nhƣng đến năm 2012,chỉ tiêu này chỉ tăng hơn 361 tỷ đồng. So với năm 2011 thì đã giảm hơn 130 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 26,5%. Sang năm 2013,dòng tiền này tăng hơn 416 tỷ đồng và đã tăng hơn 54 tỷ đồng so với năm 2012. Qua 3 năm ta thấy chỉ tiêu này có biến động nhƣng vẫn giữ ở mức khá cao, doanh nghiệp cần cố gắng phát huy hơn nữa.

Khoản phải thu tăng hơn 1066 tỷ đồng trong năm 2011. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Sang năm 2012, khoản phải thu chỉ tăng hơn 214 tỷ đồng, so với năm 2011 thì khoản mục này đã giảm hơn 852 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 79,87%. Bƣớc qua năm 2013, nhờ các chính sách quản lý khoản phải thu tốt nên

46 doanh nghiệp đã giảm đáng kể khoản phải thu, cụ thể là đã giảm hơn 76 tỷ đồng. Đây là một dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp.

Năm 2011, hàng tồn kho tăng hơn 916,34 tỷ đồng làm giảm tiền bán thu về. Năm 2012, hàng tồn kho tăng hơn 171,02 tỷ đồng.So với năm 2011 thì sự tăng lên của khoản mục này đã giảm bớt 81,34%. Năm 2013, hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm hơn 327,70 tỷ đồng. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang ngày càng cải thiện khả năng quản lý hàng tồn kho của mình đồng thời có chích sách kích thích tiêu thụ hàng hóa hiệu quả.

Các khoản phải trả có sự biến động giống khoản phải thu. Năm 2011, các khoản phải trả của doanh nghiệp tăng gần 782,98 tỷ đồng. Đến năm 2012, khoản mục này chỉ tăng hơn 360,54 tỷ đồng. Sang năm 2013, các khoản phải trả lại giảm hơn 507,22 tỷ đồng. Qua đó cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp khá tốt, có thể đảm bảo trả nợ trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn.

Do doanh nghiệp làm ăn ngày càng phát đạt, doanh thu của doanh nghiệp đều tăng qua các năm dẫn đến sự tăng lên của lợi nhuận. Khi lợi nhuận tăng, thuế TNDN phải nộp cũng sẽ tăng. Năm 2011, thuế TNDN tăng gần 789,97 tỷ đồng. Năm 2012, thuế TNDN tăng hơn 1070,58 tỷ đồng, chỉ tiêu này đã tăng hơn 280,61 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 35,52%. Năm 2013, thuế TNDN của đơn vị đã tăng hơn 1398,01 tỷ đồng. Qua sự tăng lên của thuế TNDN cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn rất thuận lợi và có lời.

Ngoài ra, các chỉ tiêu khác cũng có sự biến động nhƣng không ảnh hƣởng lớn đến dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

47 2.4.2 Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ

Bảng 11: Biến động của dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ giai đoạn 2011-2013

48 Dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ đều có giá trị âm qua 3 năm phân tích. Điều này cho thấy dòng tiền chi ra lớn hơn dòng tiền thu vào từ hoạt động này.

Năm 2011, lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ là âm hơn 192,11 tỷ đồng, đến năm 2012, dòng tiền này đã giảm 2532,58% xuống mức âm hơn 5054,87 tỷ đồng. Đến năm 2013, dòng tiền từ hoạt động này chỉ âm hơn 1471,89 tỷ đồng.Việc giá trị của dòng tiền này luôn ở mức âm cho thấy hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp không đƣợc thuận lợi.

So với năm 2011, thì trong năm 2012 tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác đã tăng hơn 1309,80 tỷ đồng tƣơng ứng với mức tăng là 76,83%. Điều này chứng tỏ trong năm 2012, doanh nghiệp đã tích cực đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Sang năm 2013, dòng tiền này đã giảm hơn 1826,48 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 60,59%. Qua phân tích cơ cấu tài sản chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn này, doanh nghiệp không còn đầu tƣ mạnh để mua sắm và xây dựng tài sản nữa.

Tiền thu từ hoạt động thanh lý không đủ bù đắp cho dòng tiền chi ra để mua sắm tài sản. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp tốt dẫn đến hiệu quả sử dụng cao, giá trị thanh lý trong kỳ thấp

Do sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008 kéo dài khiến chính phủ phải đứng ra can thiệp điều chỉnh lãi suất trên thị trƣờng cho phù hợp. Điều này đã tác động không nhỏ đến thu nhập từ tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp. Cụ thể là trong năm 2012, thu nhập từ tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn đã giảm hớn 3707,30 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 316.75% so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này tuy vẫn đang ở mức âm nhƣng so với năm 2012 đã tăng hơn 1913,80 tỷ đồng.

Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia có xu hƣớng giảm qua 3 năm. Có thể giải thích hiện tƣợng này là do tình hình kinh tế gặp khó khăn chung nên dẫn đến

49 việc làm ăn của các doanh nghiệp không mấy thuận lợi. Tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn ở mức dƣơng đã là rất tốt trong tình hình kinh tế khó khăn chung hiện nay.

2.4.3 Phân tích lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Qua 3 năm phân tích ta thấy lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính có sự biến động lớn.

Bảng 12: Biến động của dòng tiền từ hoạt động tài chính giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: đồng

Năm 2011, lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là hơn 126,24 tỷ đồng nhƣng sang năm 2012 và 2013, dòng tiền này đã ở mức âm. Cụ thể là trong năm 2012 âm hơn 2224,97 tỷ đồng và năm 2013 là âm hơn 3167,76 tỷ đồng.

Sự biến động này chủ yếu là do trong năm 2011, tiền thu từ phát hành cổ phiếu là hơn 1454,52 tỷ đồng nhƣng sang năm 2012,2013 thì không còn khoản thu này nữa.

Tƣơng tự nhƣ chỉ tiêu trên, tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc là hơn 624,83 tỷ đồng trong năm 2011. Năm 2012, 2013 không có dòng tiền thu vào từ hoạt động này.

50 Trong năm 2012 và năm 2013, chỉ có dòng tiền chi ra chứ không có dòng tiền thu vào dẫn đến sự biến động mạnh của lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính.

2.5 Phân tích các chỉ số tài chính

2.5.1 Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Bảng 13: Số liệu ban đầu để phân tích tính thanh khoản của tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Đơn vị tính: đồng

Bảng 14: Chỉ số về tính thanh khoản và khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2011-2013

51

Hệ số thanh toán ngắn hạn

 Năm 2011

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 3,1 lần

Ý nghĩa: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2011 đƣợc đảm bảo bằng 3,1 đồng tài sản ngắn hạn. Nếu công ty tiến hành vay vốn ngắn hạn để thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh thì công ty hoàn toàn có khả năng trả nợ.

 Năm 2012

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 2,53 lần.

Ý nghĩa: Năm 2012, cứ 1 đông nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 2,53 đồng tài sản ngắn hạn của công ty.

Nhận xét: Hệ số này giảm 0,57 lần tƣơng ứng với tốc độ giảm là 18,34% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn(18,09%) nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn(44,6%). Tốc độ tăng của nợ ngắn hạn trong năm 2012 lớn nhƣ vậy chủ yếu là do sự tăng lên của khoản mục phải trả ngƣời bán. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp.

 Năm 2013

Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 2,8 lần.

Ý nghĩa: trong năm 2013, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 2,8 đồng tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp đang có.

Nhận xét: So với năm 2012, chỉ tiêu này đã tăng 10,72% trong năm 2013 tƣơng ứng tăng 0,27 lần. Việc gia tăng hệ số này là do trong năm này tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn(13,31%) cao hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn(2,29%).Trong đó, sự tăng lên của tài sản ngắn hạn chủ yếu do sự tăng lên mạnh mẽ của tiền và tƣơng đƣơng tiền.

52  Qua số liệu phân tích ở bảng 14, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty luôn đƣợc đảm bảo và ngày càng có chiều hƣớng tốt, tuy nhiên nếu hệ số này cứ tiếp tục tăng thì công ty có khả năng rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. Vì vậy công ty nên duy trì hệ số này nhƣ năm 2013 là hợp lý. Nhƣng để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ an toàn hơn ta nên xác định hệ số thanh toán nhanh và khả năng thanh toán lãi vay.

Khả năng thanh toán nhanh

 Năm 2011

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 2,04.

Ý nghĩa: hệ số này cho biết trong năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 2,04 đồng tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi hàng tồn kho. Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy khả năng chuyển đổi những tài sản có tính thanh khoản cao để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn vẫn đƣợc đảm bảo.

 Năm 2012

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm xuống còn 1,76 lần. Ý nghĩa: con số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 1,76 đồng tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi hàng tồn kho.

Nhận xét: So với năm 2011, hệ số này giảm 0,28 lần tƣơng ứng với tốc độ giảm là 13,73%. Điều này là do hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm 2012 tăng 5,3% so với năm 2011 làm cho hệ số này giảm sút. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp vẫn đƣợc đảm bảo.

53  Năm 2013

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,12 lần.

Ý nghĩa: Trong năm 2013, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo bởi 2,12 đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ hàng tồn kho

Nhận xét:Năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng 0,37 lần tƣơng ứng với tốc độ tăng là 20,90% so với năm 2012, tức là từ 1,75 lần trong năm 2012 lên 2,12 lần trong năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn(13,31%) lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn(2,29%) bên cạnh đó,lƣợng hàng tồn kho của công ty trong năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012(giảm 9,39%) nên làm hệ số này tăng lên.

 Qua 3 năm phân tích, hệ số thanh toán nhanh của công ty có sự biến đổi liên tục nhƣng vẫn lớn hơn 1.Điều này chứng tỏ tình hình tài chính tuy bị sự tác động từ môi trƣờng kinh tế nhƣng tài chính của công ty vẫn rất mạnh để vƣợt qua khó khăn.

Khả năng thanh toán tức thời

 Năm 2011

Hệ số thanh toán tức thời của công ty là 1,04 lần.

Ý nghĩa: Hệ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 1,04 đồng tiền và tƣơng đƣơng tiền trong năm 2011. Tiền và tƣơng đƣơng tiền là tài sản có tính thanh khoản nhanh nhất, hệ số này cho thấy công ty hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán nợ tức thời theo yêu cầu của chủ nợ.

 Năm 2012

54 Ý nghĩa: năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 0,28 đồng tiền và tƣơng đƣơng tiền.Hệ số này giảm xuống mức thấp cho thấy trong kì doanh nghiệp có sự thay đổi về cơ cấu tài sản.

Nhận xét:So với năm 2011, hệ số nà đã giảm 72,7% tƣơng ứng giảm 0,75 lần. Nguyên nhân là do năm 2012 tiền và tƣơng đƣơng tiền đã giảm 1876 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 60,52% nhƣng nợ ngắn hạn lại tăng hơn 1335 tỷ đồng tƣơng ứng tốc độ tăng là 44,6% so với năm 2011 dẫn đến hệ số này giảm mạnh. Tuy hệ số này vẫn lớn hơn 0,1 tức là công ty vẫn có khả năng thanh toán tức thời nhƣng duy trì một lƣợng tiền quá ít nhƣ vậy là hoàn toàn không tốt cho công ty, làm cho mức độ linh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần sữa việt nam 2012 2013 (Trang 48 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)