Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần sữa việt nam 2012 2013 (Trang 30 - 108)

2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.2 Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn

2.2.1Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm từ 2011-2013

26 Nhìn chung, qua 3 năm từ 2011-2013,vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 80% trong cơ cấu nguồn vốn. Nợ phải trả đƣợc công ty duy trì ở mức 20% qua 3 năm phân tích.

Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013  Nợ phải trả

Năm 2011, nợ phải trả chiếm 20,25% trong tổng nguồn vốn. Đây là một tỷ lệ không cao, cho thấy doanh nghiệp ít huy động vốn từ bên ngoài. Nợ phải trả là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp nhƣng doanh nghiệp lại hạn chế sử dụng nguồn vốn này. Đây sẽ là dấu hiệu tốt nếu xét đến khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp nhƣng sẽ là điểm yếu kém nếu xét đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.Trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong nợ ngắn hạn, khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất là phải trả ngƣời bán. Điều này nói lên doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn từ ngƣời bán. So với nợ dài hạn thì nợ ngắn hạn là nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp hơn nên ta thấy doanh nghiệp đã lựa chọn đúng đắn khi quyết định đi vay từ bên ngoài.

Năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đã tăng lên mức 22,18%. Trong đó, tỷ trọng của nợ ngắn hạn tăng lên thành 21,88%. Đây cũng là lý do khiến tỷ

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

27 trọng nợ phải trả tăng lên trong cơ cấu nguồn vốn.Khoản mục phải trả ngƣời bán tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ ngắn hạn.Các khoản mục khác vẫn duy trì ở mức dƣới 2% so với tổng nguồn vốn.

Năm 2013,nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm 20,56% trong cơ cấu nguồn vốn. Cũng nhƣ các năm trƣớc, cơ cấu của các khoản mục trong nợ phải trả không có sự thay đổi nhiều.

 Vốn chủ sở hữu

Năm 2011, vốn chủ sở hữu chiếm 79,75%. Trong đó, vốn đầu tƣ từ chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là lợi nhuận chƣa phân phối. Cụ thể là vốn đầu tƣ từ chủ sở hữu chiếm 35,73% và lợi nhuận chƣa phân phối chiếm 26,42% trong tổng nguồn vốn. Các khoản mục khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn.

Năm 2012 và năm 2013, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có cơ cấu nhƣ năm 2011. Vốn đầu tƣ từ chủ sở hữu và lợi nhuận chƣa phân phối vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tuy có sự biến động về tỷ trọng của các khoản mục nhƣng không đáng kể.

28 2.2.2 Phân tích biến động nguồn vốn

Bảng 4: Sự biến động của nguồn vốn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

Xét một cách tổng quát thì qua 3 năm phân tích ta thấy nợ phải trả cũng nhƣ vốn chủ sở hữu đều có xu hƣớng tăng. Điều này cho thấy công ty đang có kế hoạch mở rộng quy mô.

Giai đoạn 2011-2012

 Nợ phải trả

Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn duy trì khá ổn định qua các năm. Trong năm 2012, nợ phải trả có sự tăng lên hơn 1236 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là

29 39,21% so với năm 2011. Sự tăng lên này đƣợc giải thích chủ yếu do sự tăng lên của nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn tăng hơn 1335 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 39,21%. Trong đó,phải trả ngƣời bán tăng gần 600 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 29,72% và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác tăng hơn 604 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 1036,87%.

Nợ dài hạn giảm gần 100 tỷ tƣơng ứng với tốc độ giảm là 62,58% chủ yếu là do sự giảm của khoản phải trả dài hạn khác. Năm 2012, doanh nghiệp đã trả xong các khoản phải trả dài hạn khác làm cho nợ dài hạn giảm mạnh.

Tuy nợ dài hạn có giảm nhƣng do nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nợ phải trả nên không thể bù đắp cho sự tăng lên của nợ ngắn hạn nên làm cho tổng nợ phải trả của doanh nghiệp trong năm 2012 tăng lên.

 Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này tăng hơn 2982 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 24,03% so với năm 2011.

Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do vốn đầu tƣ của chủ sở hữu tăng lên cụ thể là tăng hơn 2778 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 49,96% và sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối cụ thể tăng hơn 987 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 24,02%. Đặc biệt trong năm 2012, khoản mục quỹ đầu tƣ phát tiển có sự giảm mạnh,giảm hơn 814 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 89,66%.

Giai đoạn 2012-2013

 Nợ phải trả

30 Trong năm 2013, nợ phải trả của doanh nghiệp tăng hơn 109 tỷ đồng tƣơng ứng với mức tăng là 2,51%. Sự tăng lên này chủ yếu vẫn do sự tăng lên của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng gần 100 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 2,29% và nợ dài hạn tăng hơn 10 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 18,28%.Trong các khoản nợ ngắn hạn,khoản phải trả ngƣời bán có sự giảm bất ngờ, cụ thể là giảm hơn 684 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 28,01%.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc trong năm này cũng tăng lên đáng kể,tăng hơn 123 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 37,29%.

Các khoản phải trả dài hạn khác vẫn tiếp tục tăng nhƣng không còn tăng mạnh nhƣ năm trƣớc, cụ thể là năm nay tăng hơn 592 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng là 89,46% đã giảm nhiều so với năm trƣớc có tốc độ tăng là 1036,87%.

 Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có xu hƣớng tăng qua các năm. Năm 2013,VCSH tăng hơn 1990 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng là 12,93%.Tuy nhiên tốc độ tăng này không bằng giai đoạn năm 2011-2012.

Trong năm này, chủ sở hữu không đầu tƣ thêm,sự tăng lên của VCSH là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối(tăng 17,43%) và sự tăng lên bất ngờ của quỹ đầu tƣ phát triển cụ thể là tăng hơn 856 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 912,09%.

 Sự tăng lên của nguồn vốn qua các năm cho thấy doanh nghiệp đang có ý định đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tƣ chiều sâu của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

31

2.3Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh.

Bảng 5: Sự biến động báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013

32 2.3.1 Phân tích biến động của doanh thu

Tổng doanh thu của công ty bao gồm: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT BH và CCDV), doanh thu từ hoạt động tài chính (DT tài chính) và thu nhập khác, ta tiến hành phân tích cụ thể để hiểu rõ thêm về tình hình doanh thu của công ty.

Bảng 6: Sự biến động của doanh thu giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

Biểu đồ 3: Biến động doanh thu giai đoạn 2011-2013

Qua bảng phân tích trên ta thấy, tổng doanh thu của doanh nghiệp có xu hƣớng tăng qua 3 năm. .0 5000000000000.0 10000000000000.0 15000000000000.0 20000000000000.0 25000000000000.0 30000000000000.0 35000000000000.0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính

33 Năm 2011, tổng doanh thu của doanh nghiệp là hơn 22863 tỷ đồng trong đó nguồn doanh thu chủ yếu là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (hơn 21821 tỷ đồng) còn doanh thu hoạt động tài chính là hơn 679 tỷ đồng và thu nhập khác là hơn 362 tỷ đồng.

Năm 2012, tổng doanh thu mà công ty đạt đƣợc trong kỳ là hơn 27732 tỷ đồng. Đây là một thành tích đáng khen của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn chung do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Vẫn nhƣ năm 2011, doanh thu thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu và đạt mốc 26797 tỷ đồng. Thu nhập khác cũng có xu hƣớng tăng và đạt mức hơn 461 tỷ đồng. Nếu trong năm 2012, doanh thu thuần từ BH và CCDV và thu nhập khác tăng thì doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm xuống mức là 473 tỷ đồng.

Năm 2013, tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt đƣợc là hơn 31988 tỷ đồng trong đó doanh thu từ BH và CCDV là hơn 31126 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác đạt đƣợc hơn 861 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011-2012

Từ bảng 5 và bảng 6, ta thấy so với năm 2011 tổng doanh thu tăng hơn 4869 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 21,3%. Sự tăng lên của tổng doanh thu chủ yếu là do sự tăng lên của doanh thu thuần từ BH và CCDV.

 Doanh thu thuần từ BH và CCDV tăng hơn 4975 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 22,8%. Sự tăng lên của doanh thu thuần đƣợc giải thích vì doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ hơn 22264 tỷ đồng trong năm 2011 lên hơn 27337 tỷ đồng trong năm 2012 tƣơng ứng tăng 22,78%.Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có phát sinh những khoản làm giảm trừ doanh thu. So với năm 2011 thì trong năm 2012,các khoản làm giảm trừ doanh thu tăng hơn 96 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 21,89%. Tuy nhiên,các khoản làm giảm trừ doanh thu này rất

34 nhỏ so với doanh thu BH và CCDV nên điều này không tác động lớn đến sự tăng lên của doanh thu thuần.

 Trong năm 2012, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm hơn 205 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 30,27% so với năm 2011. Sự giảm sút này là do trong năm 2012, tỷ giá hối đoái có sự biến động lớn làm khoản lãi do chênh lệch tỷ giá giảm.  Thu nhập khác đã tăng hơn 99 tỷ đồng tƣơng ứng với mức tăng là 27,36% so với

năm 2011. Sự tăng lên này có thể giải thích do trong kì doanh nghiệp tăng các khoản thu từ thanh lý tài sản.

Giai đoạn 2012-2013

Năm 2013, tổng doanh thu của công ty tăng hơn 4255 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 15,35% so với năm 2012. Trong giai đoạn này, sự tăng lên của tổng doanh thu vẫn chủ yếu do sự tăng lên của doanh thu thuần từ BH và CCDV.Tuy nhiên,doanh nghiệp đã không duy trì đƣợc tốc độ tăng nhƣ giai đoạn trƣớc. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp.

 Doanh thu thuần từ BH và CCDV tăng hơn 4329 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 16,16%. Cũng nhƣ giai đoạn trƣớc, sự tăng lên của chỉ tiêu này đƣợc giải thích là do sự tăng lên của doanh thu từ BH và CCDV. So với năm 2012, doanh thu từ BH và CCDV tăng hơn 4426 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 16,19%. Trong kì, các khoản giảm trừ doanh thu cũng có xu hƣớng tăng nhƣng sự tăng lên của chỉ tiêu này không tác động lớn đến doanh thu thuần. Tuy doanh thu thuần đều có xu hƣớng tăng qua 3 năm nhƣng trong giai đoạn 2012-2013, tốc độ tăng của chỉ tiêu này đã giảm đáng kể so với giai đoạn 2011-2012. Doanh nghiệp cần chú ý thêm về vấn đề này.

35  Nếu trong năm 2012, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm so với năm 2011 thì

trong năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng trở lại. Cụ thể là tăng hơn 32 tỷ đồng tƣơng ứng tốc độ tăng là 6,79%. Tuy chỉ tiêu này tăng lên không nhiều nhƣng đây vẫn là một dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp.

 Trong năm 2013, thu nhập khác đã giảm hơn 106 tỷ đồng tƣơng ứng với mức giảm là 22,98%. Nếu sự giảm sút này là do sự giảm sút nguồn thu từ thanh lý tài sản thì đây chƣa chắc là một dấu hiệu xấu vì điều này thể hiện doanh nghiệp đã quản lý tài sản rất tốt.

2.3.2 Phân tích biến động của chi phí

Bảng 7: Biến động của chi phí giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

Tổng chi phí của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: các khoản giảm trừ DT, giá vốn hàng bán (Giá vốn HB), chi phí bán hàng (CP bán hàng), chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QL DN), chi phí tài chính (CP tài chính) và 1 số chi phí khác (CP khác).

36 Biểu đồ 4: Biến động của chi phí giai đoạn năm 2011-2013

Qua biểu đồ trên ta thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí, tiếp đến là chi phí bán hàng. Chi phí khác có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng tài sản.

Qua phân tích ta thấy, các khoản chi phí đều có xu hƣớng tăng qua 3 năm ngoại trừ chi phí tài chính và chi phí khác. Tuy nhiên, 2 khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên điều này không giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc nhiều.

Giai đoạn 2011-2012

Trong năm 2011, tổng chi phí của doanh nghiệp là hơn 17930 tỷ đồng. Đến năm 2012, chỉ tiêu này đã tăng lên mức hơn 20845 tỷ đồng, so với năm 2011 thì đã tăng hơn 2914 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 16,25%.Sự tăng lên này đƣợc giải thích là do:

 So với năm 2011, giá vốn hàng bán có sự tăng lên trong năm 2012, cụ thể là tăng hơn 2474 tỷ tƣơng ứng với tốc độ tăng là 16,21%. Đây là lý do chính khiến tổng

.0 5000000000000.0 10000000000000.0 15000000000000.0 20000000000000.0 25000000000000.0 30000000000000.0 Năm 2011 Số tiền Năm 2012 Số tiền Năm 2013 Số tiền

37 chi phí tăng lên. Việc gia tăng giá vốn trong hoàn cảnh công ty muốn mở rộng thị trƣờng tiêu thụ là điều hoàn toàn hợp lý.

 Chi phí tài chính trong năm 2012 đạt mức là hơn 99 tỷ đồng và đã giảm hơn 232 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm là 70,1% so với năm 2011(hơn 332 tỷ đồng). Việc sụt giảm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí không ít nhƣng đây là dấu hiệu tốt hay xấu thì doanh nghiệp cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân để có chính sách đúng đắn.

 Chi phí bán hàng trong năm 2012 đã tăng hơn 533 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 29,47% so với năm 2011. Việc tăng chi phí bán hàng nhằm mục đích đẩy mạnh doanh số tiêu thụ làm tăng doanh thu thì đây là điều khá hợp lý.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp là 484 tỷ đồng trong năm 2012. Chỉ tiêu này đã tăng hơn 50 tỷ đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 11,52% so với năm 2011. Việc tăng lên của doanh thu kéo theo việc tăng lên của chi phí là điều tất nhiên nên doanh nghiệp không cần lo lắng về sự biến động này.

 Trong năm 2012, chi phí khác của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Cụ thể là tăng hơn 88 tỷ đồng tƣơng ứng với mức tăng là 104,29% so với năm 2011. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sự tăng lên của thu nhập khác. Vì khi thanh lý tài sản sẽ làm cho thu nhập lẫn chi phí khác tăng lên.

Giai đoạn 2012-2013

Trong năm 2013, tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên đạt mức hơn 24041 tỷ đồng. So với năm 2012 thì chỉ tiêu này đã tăng hơn 3196 tỷ đồng tƣơng ứng với mức tăng là 15,33%. Sự biến động của tổng chi phí trong năm này chủ yếu vẫn là do sự biến động của giá vốn hàng bán.

38  Giá vốn hàng bán trong năm 2013 đạt mốc là 20013 tỷ đồng, tăng hơn 2271 tỷ

đồng tƣơng ứng với tốc độ tăng là 12,81% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong kỳ doanh nghiệp đã đẩy mạnh doanh số bán hàng, làm cho số lƣợng hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn dẫn đến sự tăng lên của giá vốn hàng bán.  Chi phí tài chính trong giai đoạn này có sự giảm nhẹ hơn so với giai đoạn trƣớc.

Cụ thể là trong giai đoạn này, chi phí tài chính chỉ giảm hơn 9 tỷ đồng tƣơng ứng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần sữa việt nam 2012 2013 (Trang 30 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)