KÊT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu bài 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN lý và CUNG cấp THẺ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NÔNG CỐNG (Trang 29)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.4 KÊT LUẬN CHƯƠNG 1

Thẻ Ngân hàng là phát minh lớn của nhân loại nó giúp phần thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế, bên cạnh đó cũng chịu sự tác động của nhiều nhân tố: luật pháp, cơ chế chính sách, môi trường kinh tế, trình độ dân trí, khoa học và công nghệ, tổ chức mạng

lưới cung cấp dịch vụ thanh toán trong đó yếu tố khoa học và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới việc mở rộng thẻ thanh toán. Đối với nước ta, trong giai đoạn hiện nay, cần tận dụng lợi thế của một nước đi sau, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm hay của các nước đã thực hiện thành công việc tổ chức thẻ thanh toán trong nền kinh tế, triệt để ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ CỦA NHNN & PTNT - CHI NHÁNH

NÔNG CỐNG

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNN & PTNT NÔNG CỐNG 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Nông Cống

2.1.1.1 Giới thiệu chung về NHNN & PTNT Việt Nam

NHNN & PTNT Việt Nam (gọi tắt là Ngân Hàng Nông Nghiệp) là doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh tiền tệ, tiền đồng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh kế trong và ngoài nước, làm ủy thác các nguôn vốn ngắn, trung và dài hạn của chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhân trong và ngoài nước, thực hiện chủ yếu tin dụng nông thôn ở Việt Nam.

NHNN &PTNT Việt Nam được thành lập năm 1988 với tên gọi là Ngân hàng phát triển nông nghiệp, là một pháp nhân bao gồm hội sở( trung tâm điêu hành), các chi nhánh, văn phòng đại diện được Nhà nước cấp vốn lần dầu 200 tỷ đồng vốn điều lệ, tương đương 30 triệu USD, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình, có bản tổng kết tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong khuôn khổ hợp tac xã tín dụng và công ty tài chính.

Sau 21 năm xây dựng và trưởng thành, NHNN & PTNT Việt Nam đã đi vào ổn định và ngày càng phát triển với mạng lưới rộng khắp cả nước. Ban đầu chỉ là một ngân hàng chuyên doanh nhỏ bé đến nay NHNN & PTNT Việt Nam đã trở thành một NHTM hàng đầu Việt Nam có trụ sỏ chính đặt tại Hà Nội và các văn phòng đại diện miền Trung tại Đà Nẵng, miền Nam tại Hồ Chí Minh. Cho tới thời điểm hiện tại đã trên 2200 chi nhánh, văn phòng giao dịch; hơn 30.000 nhân viên đã biên chế và số vốn điều lệ hơn 6000 tỷ đồng.

Trong những năm đầu thập kỷ 90, trước những khó khăn chung của nền kinh tế, NHNN & PTNT Việt Nam đã phải đối đầu và gồng mình trước những thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, nhưng từ năm 1995 nền kinh tế đất nước ổn định và ngày càng phát triển, NHNN & PTNT Việt Nam đã không ngừng vươn lên khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong hệ thống các NHTM.

2.1.1.2. Giới thiệu chung về NHNN & PTNT chi nhánh Nông Cống

Trước nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn và các dịch vụ Ngân hàng của cá nhân, doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, NHNN & PTNT chi nhánh Nông Cống được thành nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài, củng cố giữ vững thị trường nông thôn, bên cạnh đó cũng mở rộng khai thác và từng bước chiếm lĩnh thị trường thành thị. Sự ra đời của NHNN & PTNT Nông Cống đánh dấu một bước phát triển mới của NHNN & PTNT Việt Nam trên địa bàn Thanh Hóa.

Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh Nông Cống đã tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển của hệ thống công nghệ điện tử hiện đại, an toàn, tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Với mạng lưới giao dịch trải khắp trên địa bàn Thanh Hóa, tính đến nay chi nhánh Nông Cống đã có 1 Phòng giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa.

Phòng giao dịch:

Phòng giao dịch số 1 ở Cầu Quan Huyện Nông Cống

Nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước phát triển thương hiệu của chi nhánh trên thị trường nội địa khu vực và sau đó vươn xa hơn, NHNN & PTNT Nông Cống đã khai thác mở rộng nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh.

Các sản phẩm dịch vụ chi nhánh NHNN & PTNT Nông Cống cung cấp cho khách hàng:

Dịch vụ tiền gửi.

Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán;Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồn, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, Bảo lãnh đối ứng, Xác nhận bảo lãnh, Các loại Bảo lãnh khác mà

pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. Dịch vụ chuyển tiền trong nước.

Thanh toán quốc tế.

Sản phẩm cho vay: Hỗ trợ nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Các sản phẩm dịch vụ khác: Thu tiền tại nơi yêu cầu của khách hàng khi số dư tiên gửi đạt trên 100 triệu đồng, Phát hành, chấp nhận thẻ thanh toán ATM, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, Chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp và tổ chức.

Mô hình cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNT Nông Cống.

Mô hình tổ chức của NHNN&PTNT Huyện Nông Cống là mô hình lãnh đạo theo kiểu trực tuyến từ trưởng phòng, phó phòng đến nhân viên, đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách khối và chịu sự lãnh đạo chung của Giám đốc.

Năm 2011, có sự biến động cán bộ thường xuyên. Ban lãnh đạo đã được thay mới, bố trí đủ cho các bộ phận tuy nhiên cán bộ nghiệp vụ biến động nhiều do một số nghỉ thai sản, một số cán bộ về hưu trước tuổi. Sự biến động đội ngũ cán bộ như trên đã gây khó khăn cho công tác điều hành cán bộ của bộ phận tín dụng và kế toán.

Tổng số cán bộ công nhân viên trong NHNN&PTNT Huyện Nông Cống là 60 người.

Các phòng ban được bố trí như sau: Tại trung tâm gồm 50 cán bộ, trong đó:

+ Ban Giám đốc chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Nông Cống gồm: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.

+ Kiểm soát nội bộ: gồm có một kiểm soát viên + Phòng bảo vệ: 1 nhân viên

+ Phòng nghiệp vụ kinh doanh: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 10 cán bộ tín dụng

+ Phòng kế toán – điện toán: Do quy mô hoạt động còn nhỏ nên bộ phận kế toán- điện toán và kho quỹ của chi nhánh cũng được gộp lại thành một phòng gồm có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng (kiêm điện toán), 2 thủ quỹ và 6 cán bộ nghiệp vụ

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Nông Cống

Ban lãnh đạo gồm 3 người:

Giám đốc : Giám sát, điều hành chung mọi hoạt động của cơ quan. Một Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kế toán ngân quỹ Một phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kinh doanh Phòng kế toán – ngân quỹ:

Với chức năng quản lý thực hiện công tác tài chính, kế toán trong ngân hàng, trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện các dịch vụ ngân hàng: Mở và quản lý tài khoản của khách hàng, chuyển tiền...

Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, thực hiện nghiệp vụ thẩm định, phê duyệt cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, lãi,...

Phòng giao dịch:

Phòng giao dịch Cầu Quan thực chức năng huy động vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế cũng như thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ký quỹ mở thư tín dụng tại địa bàn mình quản lý và làm trung tâm thanh toán, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như một chi nhánh phụ thuộc chi nhánh NHNN&PTNT Nông Cống

Giám đốc

PGD Cầu Quan Các Phó Giám đốc

Phòng Kinh Doanh

Phòng Kế Toán Ngân qũy

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nông Cống

2.1.2.1 Công tác nguồn vốn

Huy động vốn là hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng.Trong những năm gần đây, chi nhánh Nông Cống đã vận dụng nhiều biện pháp để khai thác & sử dụng nguồn vốn theo định hướng ổn định và có lợi tạo được uy tín với khách hàng tiếp cận thêm một số đơn vị có nguồn vốn lớn. Điều này giúp cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại chi nhánh Nông Cống

Đơn vị : tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

+ Nguồn vốn nội tệ 1961 5450 5218 + Nguồn vốn ngoại tệ (quy đổi ra VND) 1045 1013 1835 2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

+Nguồn vốn không kì hạn 1982 985 2326 + Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng 291 656 + Nguồn vốn có kỳ hạn 12-24 tháng 677 1258 + Nguồn vốn có kỳ hạn > 24 tháng 4325 2831 3. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tê

+nguồn vốn dân cư 2367 2075 2465

+ nguồn vốn tổ chức kinh tế 4528 4068 4078 + nguồn vốn tổ chức tín dụng 380 320 527 4. Tổng nguồn vốn huy động 7275 6463 7656

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn theo kì hạn

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn theo loại tiền

Năm 2010, nguồn vốn huy động đạt 7.275 tỉ đồng bằng 137% so với năm 2009, tăng 37%, số tuyệt đối tăng 1.954 tỉ đồng, đạt 115% kế hoạch năm 2010 (kế hoạch là 6.350 tỉ đồng). Trong năm 2010, mặc dù thị trường vốn không ổn định nhưng Chi nhánh đã chủ động tích cực đảm bảo ổn định nguồn vốn & tăng trưởng, đặc biệt nguồn vốn không kì hạn đạt 1.928 tỉ đồng tăng 650 tỉ đồng so với năm 2009. Tuy nhiên,cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý,mặc dù nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài trên 24 tháng lớn song tính ổn định chưa cao do chủ yếu là tiền gửi tiết kiêm bậc thang trong khi các kỳ hạn ngắn hơn cố định thì lại chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu là tiền gửi của các TCKT,tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn,tiền gửi ngoại tệ giảm so với năm 2009 và chủ yếu vẫn la tiền gửi dân cư và tiền gửi TCKT.

Năm 2011,khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp tới nền kinh tế nước ta,tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Thêm vào đó,các vấn đề về xã hội vẫn chưa có nhiều biến chuyển tích cực như mong muốn..tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam nói riêng,trong đó có chi nhánh trên địa bàn Thanh Hóa nói chung.Tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2011 là 6463 tỷ đồng.Bằng 88.9% so với năm 2010,giảm 812 tỷ đồng.tỷ trọng nguồn vốn ổn định (trong đó có nguồn vốn dân cư ) đạt thấp.

Tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2012 đạt 7656 tỷ đồng ,tăng 1193 tỷ đồng và bằng 118% so với 31/12/2011. Nguồn vốn huy động tăng với tốc độ ấn tượng và cũng đang có sự thay đổi lớn theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động trong dân cư và các tổ chức tài chính, điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn đang được thực hiện khá hiệu quả. Đặc biệt là việc khai thác được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đây có thể coi là một thành tích rất đáng được trân trọng. Việc tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư còn cho thấy uy tín của ngân hàng đang ngày càng được nâng cao.

2.1.2.2 Công tác sử dụng vốn

Song song với hoạt động huy động vốn, chi nhánh Nông Cống luôn có sự quan tâm đặc biệt đến công tác sử dụng vốn, coi nó như một hoạt động chủ đạo quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Nông Cống

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1, Dư nợ theo loại tiền 2841 2172 5043

+ Dư nợ nội tệ 1452 1547 4648

+ Dư nợ ngoại tệ 1389 625 395

2, Dư nợ theo thành phần kinh tế 2841 + Doanh nghiệp nhà nước 1519 + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1167 + Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố 155

3, Dư nợ theo thời gian 2840 2172 5043

+ Dư nợ ngắn hạn 1730 1370 1098

+ Dư nợ trung, dài hạn 1110 802 3945

Tổng dư nợ 2841 2172 5043

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010, 2011, 2012)

Tổng dư nợ đến 31/12/2010 đạt 2.841 tỉ đồng bằng 138% so với năm 2009, tăng 38%, số tuyệt đối tăng 783 tỉ đồng, đạt 128% kế hoạch năm 2010 (kế hoạch là 2.227 tỉ đồng). Dư nợ của chi nhánh không ổn định do chịu sự chi phối rất lớn của các Tổng công ty lớn như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy VN, Tổng công ty Xăng dầu VN… Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lí, tỉ lệ cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỉ trọng lớn (chiếm 49% tổng dư nợ). Tổng nợ xấu năm 2010 là 21,6 tỉ đồng chiếm 0,76% tổng dư nợ, tăng 11,8 tỉ đồng so với năm 2009, trong đó nợ nhóm 3 là 3,8 tỉ đồng, nợ nhóm 4 là 12,3 tỉ đồng, nợ nhóm 5 là 5,5 tỉ đồng, chủ yếu là của doanh nghiệp ngoài quốc doanh & cho vay tiêu dùng, đời sống. Tuy nhiên, chi nhánh đã tập trung tiếp cận nâng hạn mức cho vay các Tổng công ty lớn làm ăn có hiệu quả, đồng thời mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ & vừa, hộ sản xuất, tiêu dùng.

Đến hết năm 2011 đạt 2.172 tỷ đồng ,bằng 96% so với 31/12/2010 ( giảm 4%,số tuyệt đối giảm 97 tỷ đồng ), đạt 114% kế hoạch (vượt 14% ,số tuyệt đối tăng 263 tỷ đồng ).Dư nợ đạt kế hoạch giao,tỷ lệ nợ xấu 41,2 tỷ đồng ,chiếm 1,9% trên tổng dư nợ và thấp dưới mức cho phép cua NHNN&PTNT Việt Nam.tỉ lệ cho vay bằng ngoại chiếm tỷ trọng 29% đã giảm 45% so với năm 2010. Tuy vậy dư nợ ngoai tệ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, mặc dù khách hàng của chi nhánh là các tổng công ty lớn, thường xuyên biến động lớn về nguồn vốn va dư nợ, nhu cầu ngoại tệ lớn, tuy nhiên chi nhánh vẫn đáp ứng nhu cầu và giữ được khách hàng truyền thống

hoạt động trở lại,nhiều doanh nghiệp, tổ chức mới hình thành,tác động trực tiếp tới hoạt động cho vay của ngân hàng.Năm 2012 tổng dư nợ đạt 5.043 tỷ đồng tăng 2.889 tỷ đồng và bằng 234% so với năm 2011.Và chủ yếu la dư nợ nội tệ,dư nợ ngoại tệ chỉ còn chiếm 7,8% trên tổng dư nợ,đã giảm 212 tỷ đồng.Việc giảm dần hạn mức dư nợ các tổng công ty lớn,đồng thời đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất đã được Ban giám đốc chỉ đạo song việc tổ chức thực hiện của cán bộ nghiệp vụ

Một phần của tài liệu bài 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN lý và CUNG cấp THẺ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN NÔNG CỐNG (Trang 29)