CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Điều kiện tự nhiê n kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.2. Điều kiện kinh tế Xã hội
1.3.2.1. Dân tộc
Dân số thuộc dân tộc Kinh là 339.308 người, chiếm 43,23%. Trong 47 dân tộc thiểu số sống trên tồn tỉnh, 6 dân tộc có dân số trên 10 nghìn người là: Tày, Nùng, Mơng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu (trong đó dân tộc Tày có dân số đơng nhất với 205.624 người); 13 dân tộc có dân số dưới 5 người, trong đó Ơ Đu, Si La, Mảng, Lự, Chơ Ro, Xinh Mun, Hà Nhì, Chu Ru là những dân tộc có dân số thấp nhất (1 người). Địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc thiểu số là các huyện vùng cao như Lâm Bình, Na Hang…
1.3.2.2. Dân số và lao động
Tổng số dân của tỉnh Tuyên Quang là 792.900 người, trong đó, dân số nam là 399.224 người, chiếm 50,35% và dân số nữ là 393.676 người, chiếm 49,65%. Tuyên Quang là tỉnh có số dân đứng thứ 6 so với 14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, sau Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hịa Bình. Sau 5 năm, quy mơ dân số Tuyên Quang tăng thêm 36.696 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2015 - 2020 là 0,84%/năm.
Mật độ dân số của Tuyên Quang là 135 người/km2. Tuyên Quang là tỉnh có mật độ dân số đứng 5 trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc sau Bắc Giang, Phú Thọ,Thái Ngun, Hịa Bình.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Tuyên Quang đạt 480.497 người, trong đó lao động nam 246.393 người chiếm 51,28%; lao động nữ 234.104 người chiếm 48,72%, lực lượng lao động ở khu vực thành thị 54.542 người chiếm 11,35%; lực lượng lao động ở nông thôn 425.955 người chiếm 88,65%.
1.3.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015 - 2020 (giá CĐ 2010) đạt 6,45 %/năm. Năm 2020, tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành đạt 34.624 tỷ đồng (tăng gấp 1,6 lần so với năm 2015). Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 4,3 %/năm.
Kinh tế của tỉnh dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu hình thành các khu, các cụm công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư và xây dựng, bộ mặt thành thị và nơng thơn có nhiều khởi sắc. Văn hóa xã hội phát triển mạnh, an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống của người dân trong tỉnh từng bước được nâng cao.
1.3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng a) Giao thông, vận tải
* Đường bộ: Quốc lộ: Thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 250,55 km gồm (QL.2, QL.2C, QL.279); triển khai cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh với quy mơ đường cấp III dài 20,3 km từ ngã ba xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn đến Trạm Kiểm lâm xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn. Hoàn thành xây dựng 3/3 cầu lớn (cầu Kim Xuyên, huyện Sơn Dương, cầu Tứ Quận, huyện Yên Sơn, cầu Ba Đạo, huyện Na Hang).
- Đường tỉnh: Cải tạo, nâng cấp 231,65 km đường tỉnh gồm (ĐT.185, ĐT.186, ĐT.187, ĐT.188, ĐT.189); 76,06 km đường đô thị; 227,49 km đường huyện.
- Đường giao thông nông thôn: Thông qua các chương trình, dự án (Chương trình xây dựng nơng thơn mới, 135, Di dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang,...) để đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn đảm bảo hiệu quả, khai thác sử dụng lâu dài. Kết quả đến nay đã đầu tư nhựa hoá đường từ trung tâm cấp huyện, đến trung tâm cấp xã và đầu tư mở mới đường đến trung tâm các thôn bản được 877,3 km; thực hiện bê tơng hóa được 2.409 km đường giao thơng nơng thơn đặc biệt là chủ trương bê tơng hố đường giao thông nông thôn. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn; 99,57% thơn, bản (2.086/2.095 thơn, bản) có đường ơ tô đến trung tâm.
- Đầu tư xây dựng bến xe, điểm đỗ, dừng xe: Đã và đang triển khai 03/11 bến, trong đó hồn thành 01 bến xe khách thị trấn Sơn Dương đưa vào sử dụng năm 2011; đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng 02 bến xe, trong đó 01 bến xe khách phía Nam thành phố Tuyên Quang; 01 bến xe khách xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương.
- Vận tải khách công cộng bằng xe buýt: Đã đưa vào hoạt động 03 tuyến xe buýt 3/4 tuyến xe buýt đạt 75% (Tuyến 01: TT Sơn Dương - TP Tuyên Quang - Đại học Tân Trào; tuyến 02: Trung tâm huyện Yên Sơn - Thành phố Tuyên Quang - Km20 QL.2 đường Tuyên Quang - Hà Nội; tuyến 03: Tp Tuyên Quang (khu hành chính thành phố) - Trung tâm thành phố Tuyên Quang - QL2 - Km 31 - Đèo gà - Thị trấn Vĩnh Lộc).
Tuy nhiên, tiến độ một số cơng trình giao thơng cịn chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra như:
- Một số cơng trình phụ thuộc nguồn vốn của trung ương còn chậm triển khai so với mục tiêu kế hoạch đề ra như tuyến đường cao tốc (Tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Đoan Hùng dài 18km) và Đường sắt Thái
Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái theo Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Đoan Hùng đã được Bộ Giao thông vận tải đưa vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam.
* Giao thông thủy: Giao thông thủy được quan tâm đầu tư xây dựng. Do nguồn vốn ngân sách cịn hạn chế, bằng các hình thức kêu gọi, thu hút đầu tư, tỉnh đã thực hiện: Bến khách ngang sông đã đầu tư 03/03 bến thuỷ đạt 100%; 02/07 bến khách ngang sông đạt 28,57%; chuẩn bị đầu tư xây dựng 01/02 cảng sông đạt 50% (đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 01 doanh nghiệp đầu tư xây dựng bến thủy nội địa thôn Phú Lương, xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương.
b) Mạng lưới cấp điện
Hệ thống thiết bị lưới điện tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, vận hành an tồn thơng suốt, đảm bảo truyền tải điện năng từ Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang vào lưới điện quốc gia đi các tỉnh lân cận như Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn và truyền tải điện năng từ Trung Quốc tới các tỉnh miền núi phía Bắc. Trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 100% số xã, phường dùng điện lưới quốc gia, số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 97,5%. Việc cung cấp điện cho các thôn đặc biệt khó khăn như Thơn Pác Củng, thơn Bản Ging - xã Thượng Nông (huyện Nà Hang)…cũng được đặc biệt quan tâm, góp phần bảo đảm cung cấp điện an tồn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.