Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a chev) tại tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp điều tra

Mục đích của đề tài là nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của lồi Lim xẹt vì vậy, dựa trên các thông tin từ người dân, kết quả điều tra sơ bộ, đề tài tiến hành lập ô tiêu chuẩn ở những địa điểm có lồi Lim xẹt phân bố. Cụ thể: đề tài đã lựa chọn 3 huyện nghiên cứu là huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình, huyện Na Hang, mỗi huyện tiến hành lập 12 ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 1000m2 (25mx40m). Tổng số OTC đã lập là 36 OTC.

40

25

- Điều tra tầng cây gỗ

Trên các ô tiêu chuẩn tạm thời, tiến hành điều tra tầng cây gỗ gồm các nội dung sau: (1) Xác định tên lồi cho tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D ≥ 6 cm bằng cách đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây; (3) Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước sào có chia vạch đến 20 cm, sai số đo cao ± 10 cm; (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo hướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10 cm; (5) Phân cấp phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu), kết quả được ghi vào biểu điều tra tầng cây gỗ.

- Điều tra cây tái sinh

Lập 5 ơ dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m) tại 4 góc của ơ tiêu chuẩn và trung tâm ơ tiêu chuẩn để điều tra các yếu tố sau: (1) Xác định tên loài; (2) Xác định nguồn gốc tái sinh; (3) Chất lượng sinh trưởng cây tái sinh; (4) Chiều cao cây tái sinh; (5) Phân bố cây tái sinh.

Phân cấp chất lượng cây tái sinh:

+ Cây tốt là cây có thân thẳng, khơng cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh

+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.

- Điều tra cây bụi thảm tươi

Điều tra cây bụi, dây leo và thảm tươi trong các ô dạng bản đã lập với các chỉ tiêu: tên loài, chiều cao cây bụi, số bụi, số khóm.

- Điều tra về đất

Đề tài đã đào 3 phẫu diện đại diện cho khu vực phân bố của loài Lim xẹt, kích thước phẫu diện (1,2x0,8x1,0m) và mơ tả theo hướng dẫn trong “Sổ

tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm….

- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái

Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi địa điểm quan sát 9 cây Lim xẹt trung bình (cây tiêu chuẩn) đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cong queo, sâu bệnh, trên mỗi cây đánh dấu 3 cành tiêu chuẩn trung bình ở 3 vị trí tán: ngọn, giữa và dưới tán. Quan sát, mơ tả hình thái các bộ phận của cây Lim xẹt.

Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản, máy, máy đo cao laze,…

- Điều tra vật hậu

Phương pháp quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại hiện trường: Bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa. Quan sát sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của loài. Phương pháp nghiên cứu vật hậu học được thực hiện theo giáo trình “Thực vật rừng” (2000) của Lê Mộng Chân và theo tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), về đặc điểm vật hậu và hạt giống cây rừng Việt Nam. Các chỉ tiêu theo dõi là thời kỳ nảy lộc, ra hoa kết quả, quả chín, chu kỳ sai quả, sản lượng quả.

- Thu thập mẫu đảm bảo số lượng mẫu đầy đủ, đầy đủ các tiêu chí dùng để định loại mẫu vật như lá, hoa, quả, hạt.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a chev) tại tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)