Lợi ích khi tham gia phát triển DLST của cộng động dân cư

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 52 - 53)

1.3.1 .Định nghĩa về cộng đồng dân cư

2.3. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển

2.3.4. Lợi ích khi tham gia phát triển DLST của cộng động dân cư

Lợi ích nói chung và lợi ích về kinh tế nói riêng được xem là nhân tố quan trọng quyết định sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hạo động phát triển DLST (Nguyễn Bùi Anh Thư và cộng sự 2019). Về lợi ích kinh tế, với mong muốn nâng cao thu nhập, có thêm cơng ăn việc làm và xem hoạt động du lịch là một sinh kế bền vững, cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch tại Tiền Giang đều xem xét các yếu tố này trước khi đưa ra quyết định tham gia phát triển du lịch sinh thái tại địa phương. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2013) khi khảo sát cộng đồng dân cư về động cơ thúc đẩy họ tham gia phát triển loại hình lưu trú Homestay, đã cho thấy rằng, chủ thể tham gia vào kinh doanh/phục vụ các loại hình dịch vụ du lịch đều mong muốn thu lại lợi nhuận, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Hơn nữa, là chủ thể trong tổ chức hoạt động du lịch như kinh doanh lưu trú, ăn uống, phục vụ dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn/thuyết minh tại điểm, cộng đồng địa phương tại các cù lao ở Tiền Giang được tham gia vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho ngành/nghề du lịch của cộng đồng. Đặc biệt, cộng với sự tương tác, trò chuyện trực tiếp với du khách trong quá trình phục vụ du khách tại điểm đến, cộng đồng địa phương tại các điểm DLST Tiền Giang nắm bắt và hiểu rõ hơn tâm lý, tính cách, văn hóa của du khách trong và ngồi nước. Những điều này sẽ góp phần nâng cao và mở rộng kiến thức, hiểu biết của người dân về nhiều khía cạnh cuộc sống, nghề nghiệp, sự trang bị về hiểu biết/kiến thức du lịch của cộng đồng địa phương ở Tiền Giang là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ cho du khách.

Bảng 2.3: Lợi ích khi tham gia phát triển DLST của cộng động địa phương Nguồn: (Nguyễn Quốc Nghi 2013)

Lợi ích nhận được: Theo số liệu khảo sát ở Bảng 2.3 cho thấy, có đến 78,4% hộ gia đình cung ứng dịch vụ du lịch cho rằng tham gia phát triển loại hình du lịch homestay sẽ giúp tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống, trong khi 45,5% số hộ nhận định tham gia phát triển du lịch homestay sẽ tạo thêm cơng ăn việc làm cho lao động của hộ gia đình. Một số hộ khác thì cho rằng, lợi ích của họ khi tham gia cung ứng dịch vụ du lịch sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (24,3%), được tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch (18,5%), nâng cao và mở rộng kiến thức (12,5%).

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)