Xây dựng các chính sách và nguyên tắc chỉ đạo phát triển DLST có sự

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 60)

1.3.1 .Định nghĩa về cộng đồng dân cư

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng dân

3.2.1. Xây dựng các chính sách và nguyên tắc chỉ đạo phát triển DLST có sự

tham gia tích cực của cộng đồng dân cư

Cơng tác xây dựng và ban hành các chính sách cùng các nguyên tắc hướng đến việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư được xem là vấn đề cơ bản, quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển DLST tại Tiền Giang. Các chính sách liên quan đến việc triển khai quy hoạch, bảo vệ môi trường tự nhiên và mơi trường văn hóa của cộng đồng địa phương, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng, chính sách khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng trong hoạt động quy hoạch, chính sách đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng… Trong đó, phải chú trọng chính sách giáo dục nhận thức của cộng đồng dân cư về hoạt động phát triển du lịch. Thơng qua các hình thức mang tính giáo dục, cộng đồng dân cư tại Tiền Giang sẽ hình thành hoặc phát huy lịng tự hào về những giá trị truyền thống văn hóa, các cảnh quan thiên nhiên tưới đẹp. Từ đó, họ biết nâng cao nhận thức về việc bảo tồn tài nguyên, môi trường, các bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương cũng như lan tỏa tinh thần, nhận thức tích cực ấy đến với du khách. Ngồi ra, chính quyền địa phương cũng cần ban hành chính sách cho vay vốn nhằm thúc đẩy, khuyến khích cộng đồng, hộ gia đình khó khăn, khơng đủ tài chính có thể tham gia kinh doanh, phát triển du lịch tại địa phương.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần ban hành các các nguyên tắc cho cộng đồng trong phát triển DLST, trong đó tập trung vào các vấn đề sau: (1) Hỗ trợ các chương trình bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các điểm du lịch, tham quan như cù lao Thới Sơn; (2) Mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương; (3) Bảo tồn các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng; và (4) Tuân thủ các quy định liên quan đến du lịch và bảo tồn môi trường tại mỗi điểm đến DLST. Trong đó, nguyên tắc cốt lõi là phát triển DLST phải đảm bảo môi trường, hướng đến du lịch xanh, bền vững. Do đó, các chính quyền, cơ sở ban ngành địa phương tập trung tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và cả những sắc thái

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cộng đồng dân cư trong cung ứng hoạt động du lịch

Đầu tiên, nhằm nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các ban ngành, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ công tác đào tạo nghề du lịch cho cộng đồng địa phương. Việc đào tạo, hỗ trợ cộng đồng tại các điểm điểm du lịch Tiền Giang rất cần các khóa đào tạo như hướng dẫn viên địa phương, nhân viên vận chuyển và phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, làm các làng nghề truyền thống…Đặc biệt cần có sự hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, công ty lữ hành tham gia vào công tác này nhằm hoàn thiện, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng địa phương với góc nhìn, kiến thức, kinh nghiệm từ thực tế trong ngành du lịch. Đặc biệt, công tác giáo dục cần được thực hiện thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức khác nhau như:

- Giáo dục thơng qua công tác điều tra

- Giáo dục thông qua đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch như các nhà quản lý, nhân viên hướng dẫn, phục vụ tại nhà hàng, khách sạn - Giáo dục thông qua sách, báo, truyền thông, các biển báo, chỉ dẫn

- Giáo dục thông qua hệ thống nhà trường

- Giáo dục thơng qua các chính sách kinh tế địa phương

Mặt khác, cộng đồng địa phương cần nâng cao tinh thần chủ động trong việc tích cực học tập, trau dồi, bồi dưỡng các kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học đặc biệt trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ thì việc tiếp cận và học tập rất dễ dàng, tiết kiệm nhưng không kém phần hiệu quả. Khơng dừng lại ở đó, cộng đồng địa phương cần phát huy phong cách phụ vụ chuyên nghiệp, văn minh kết hợp với vẻ đẹp của lòng mến khách, chân phương, hào sảng của người miền Tây chắc chắn sẽ đem đến những trải nghiệm, ấn tượng khó quên với du khách.

3.2.3. Triển khai các mơ hình quản lý DLST có sự tham gia của cộng đồng dân cư phù hợp

Qua việc tìm hiểu các mơ hình trên thế giới và trải nghiệm thực tế tại các cù lao ở Tiền Giang, tác giả đề xuất phương án đối với các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như: cù lao Thới Sơn (cồn Quy), cồn Phụng nên tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân. Riêng đối với các khu du lịch, khách sạn, homestay tại các điểm DLST…do các doanh

49

nghiệp đầu tư tại các điểm tài ngun thì nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng như tiếp nhận người địa phương vào làm việc, sử dụng các sản phẩm địa phương, phát triển các sản phẩm phục vụ du khách do cộng đồng phục vụ như biểu diễn nghệ thuật truyền thống đờn ca tài tử, hướng dẫn nấu món ăn địa phương, dạy nghề thủ công, làm các làng nghề như bánh kẹo dừa,… các mơ hình phát triển du lịch văn hóa truyền thống này kết hợp với loại hình DLST miệt vườn, sơng nước sẽ đem lại các trải nghiệm đa dạng, trọn vẹn cho khách du lịch trong nước và quốc tế.

3.2.4. Tạo sự liên kết để đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại Tiền Giang

Cần đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng dân cư, hộ gia đình với cơng ty lữ hành nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, chun biệt. Trong đó, cơng ty lữ hành và cộng đồng dân cư cần khai thác các tour/tuyến du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE tại thành phố Mỹ Tho, cù lao Thới Sơn. Đặc biệt, tại Khu du lịch Thới Sơn (thành phố Mỹ Tho), cộng đồng địa phương nên tạo mối liên kết, hợp tác chặt chẽ về lâu dài để hình thành các điểm du lịch sinh thái miệt vườn phục vụ du khách trong và ngoài nước như: Thới Sơn 1, Thới Sơn 3, Thới Sơn 4, Thới Sơn 5,… kết nối với các hộ dân kinh doanh du lịch sinh thái ở cồn Phụng, cồn Qui (tỉnh Bến Tre), góp phần hình thành nên tuyến du lịch cộng đồng, thiết thực nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, tạo sức hấp dẫn cho du khách, giải quyết việc làm cho người dân địa phương thông qua hoạt động dịch vụ du lịch.

3.2.5. Thúc đẩy công tác quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Tiền Giang

Chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại mỗi điểm đến phát triển du lịch như cồn Thới Sơn cần đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch thông qua nhiều giải pháp, hình thức đa dạng. Cộng đồng cần đầu tư và xúc tiền hình ảnh du lịch địa phương thơng qua quảng cáo bằng báo chí, website, brochure, các phương tiện thơng tin đại chúng khác... trong đó, phải tận dụng các lợi ích to lớn về công nghệ, truyền thông để phục vụ công tác quảng cáo sác sản phẩm/dịch vụ và cung cấp thông tin, hướng dẫn du lịch cho du khách. Ngoài ra, cũng cần xây dựng hệ thống bảng chỉ dẫn điểm tham quan cùng những biểu tượng đặc trưng của điểm du lịch đó tại những điểm du lịch hạt nhân

của tỉnh như TP. Mỹ Tho, cồn Thới Sơn, bản đồ du lịch; in và bán những ấn phẩm nhỏ giới thiệu chung về du lịch vùng, có vai trị như một hướng dẫn tour.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 này đưa ra các định hướng phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang, trong đó cụ thể là định hướng phát triển du lịch theo ngành và theo lãnh thổ. Từ những định hướng đó kết hợp với việc phân tích, đánh giá các thực trạng liên quan đến sự tham gia của cộng đồng dân cư ở chương 2, tác giả đề xuất mốt số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển DLST tại Tiền Giang, gồm: (1) Xây dựng các chính sách và nguyên tắc chỉ đạo phát triển DLST có sự tham gia của cộng đồng dân cư, (2) Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cộng đồng dân cư cung ứng hoạt động du lịch, (3) Triển khai các mơ hình quản lý DLST có sự tham gia của cộng đồng dân cư, và (4) Tạo sự liên kết để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, và (5) Thúc đẩy cơng tác quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch của Tiền Giang.

51

KẾT LUẬN

Ngành du lịch được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành cơng nghiệp khơng khói, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của quốc gia vì Việt Nam sở hữu nhiều tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Góp phần định hình nên hình ảnh du lịch Việt Nam, khu vực ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng là điểm đến lý tưởng khi chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên trù phú và các bản sắc văn hóa đặc trưng của một vùng sơng nước. Do đó, có thể khẳng định Tiền Giang có nhiều tiềm năng đa dạng để phát triển nhiều loại hình du lịch và tạo sức hút mạnh mẽ với nhiều du khách trong và ngoài nước. Tiêu biểu phải kể đến các loại hình du lịch đặc sắc như du lịch sinh thái, du lịch trên sông, tham quan miệt vườn, du lịch cộng đồng, du lịch nơng thơn,…Trong đó, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng được xem là các thế mạnh, tạo ra nhiều triển vọng tích cực cho cơng tác đầu tư, xây dựng và phát triển du lịch Tiền Giang tương xứng với các tiềm năng sẵn có nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái và truyền thống văn hóa của địa phương.

Đóng vai trị nịng cốt trong việc gìn giữ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp về tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch sinh thái không thể thiếu đi sự tham gia của cộng đồng dân cư tại mỗi điểm đến ở Tiền Giang. Thơng qua việc phát triển DLST có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại các cù lao, người dân sẽ cải thiện cuộc sống khi có thêm kế sinh nhai, nguồn thu nhập, cũng như tạo ra nhiều cơ hội cho việc trao đổi, thấu hiểu về con người, văn hóa vùng miền lẫn nhau giữa khách du lịch và chủ thể hoạt động du lịch. Do đó, hơn bao giờ, cơng tác nâng cao vai trò cũng như sự tham gia của cộng đồng địa phương trở nên cấp thiết trong phát triển du lịch sinh thái trên sông, du lịch miệt vườn tại các cù lao ở Tiền Giang. Chiến lược dài hàn này địi hỏi phải có sự chung tay, nối kết chặt chẽ giữa cộng đồng dân cư , tổ chức, cơng ty du lịch và chính quyền địa phương nhằm thực hiện hóa mục tiêu phát triển du lịch bền vững, hài hòa

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các bài báo, sách và tạp chí nghiên cứu

Lê Huy Bá (2006), Du Lịch Sinh Thái, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Luật Du Lịch Việt Nam - 2017.

Ngô Thị Liên (2018), Đánh giá sự tham gia của cộng đồng người dân vào phát triển

du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại VQG Nùi Bà.

Nguyễn Bùi Anh Thư và cộng sự (2019), Nghiên Cứu Sự Tham Gia Của Người Dân

Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng Tại Rừng Dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh – Hội An.

Nguyễn Phước Hoàng (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển Du lịch sinh

thái bền vững tỉnh Cà Mau.

Nguyễn Quốc Nghi ( 2013), Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Homestay Tại Các Cù Lao

ở ĐBSCL.

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), Các nhân tố ảnh Hưởng đến quyết định tham

gia tổ chức Du lịch cộng đồng tại vùng ĐBSCL.

Nguyễn Quyết Thắng & Nguyễn Văn Hóa (2012), Bài học kinh nghiệm cho vệc phát

triển DLCĐ tại vùng Bắc Trung Bộ.

Nhạn, Võ Kim (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại các điểm đến

du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

TIES (2006), TIES Global Ecotourism Fact Sheet.

Tổng cục Du lịch Việt, Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Việt Nam.

Trần Quốc Vượng, Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

Viện nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt (2012), Tài Liệu Hướng

Dẫn Phát Triển DLCĐ.

WTO (2001), Global Forcasts and Profiles of Market Segments, Tourism 2020 Vision, Madrid.

Các trang web tham khảo

Vietnamtourism.gov.vn Tiengiang.gov.vn

53

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)