Quan điểm phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 57 - 58)

1.3.1 .Định nghĩa về cộng đồng dân cư

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch

- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội hóa cao, nên phát triển du lịch là việc làm chung của các ngành, các cấp, với sự phối hợp đồng bộ và phải đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

- Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh doanh du lịch, khai thác khả năng về vốn, tri thức,… khuyến khích đầu tư nước ngồi và trong nước. Đầu tư có cân đối, tập trung, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, tỉnh xác định nguồn nhân lực là nhân tố chủ chốt trong việc tạo nên hình ảnh, thương hiệu điểm đến. Cụ thể, tỉnh trú trọng đầu tư, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch có quy mô, đảm bảo cơ cấu, chất lượng cao; tạo ra lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bảo đảm công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành du lịch gắn với nhu cầu phát triển ngành, lĩnh vực, nhu cầu xã hội và thị trường lao động. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành du lịch có trình độ học vấn và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành theo hướng chuyên nghiệp, hội nhập và bền vững.

45

- Phát triển du lịch phải mang tính bền vững, tính văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và phát triển phải phù hợp theo quy hoạch tổng thể ngành.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NÂNG CAO VAI TRÒ của CỘNG ĐỒNG dân cư vào HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại TIỀN GIANG (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)