Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong khu vực nghiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 49 - 58)

khu vực nghiên cứu

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, cấm các hoạt động thu gom vật rơi rụng và chăn thả gia súc, bảo vệ cây bụi thảm tươi nhằm tăng độ che phủ cho đất góp phần bảo vệ đất và nâng cao độ phì cho đất

- Từ kết quả phân tích đất ta thấy cần thiết phải bón thêm phân hóa học gồm: phân Lân, phân Kali cho đất để tăng dinh dưỡng khoáng cho cây trồng sử dụng nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

- Cây trồng dự kiến đã đánh giá thích hợp với điều kiện tự nhiên cần đánh giá thêm về hiệu quả kinh tế và tác động tới môi trường.

- Cần ưu tiên trồng Keo tai tượng ở ĐVĐĐ T2G1D1H1R2. Khi cần thiết phải trồng rừng, tại ĐVĐĐ T2G3D1H1R2 thì không được trồng Bạch đàn trắng vì Bạch đàn trắng là loài cây có độ tàn che thấp, nguy cơ gây xói mòn cao.

Phần 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả điều tra và nghiên cứu như đã trình bày ở trên, khóa luận rút ra các kết luận sau:

1. Về hình thái phẫu diện đất

Đất của cả hai quả đồi thuộc khu vực nghiên cứu là đất nâu thẫm trên đá macma bazơ và trung tính, tầng dày. Đất có màu từ nâu đến nâu đen, kết cấu đất biến đổi từ viên hạt đến hạt. Tất cả các phẫu diện đất đều không có kết von, đá lẫn rất ít chỉ xuất hiện ở một số ít phẫu diện.

2. Về tính chất lý hóa học của đất

- Đất của khu vực nghiên cứu có thành phần cơ giới chủ yếu là sét nhẹ. - Ở độ sâu 0 - 20cm đất có tỷ trọng và dung trọng đều ở mức thấp, độ xốp ở mức thấp, trung bình. Đất ở đồi 174m có tỷ trọng và dung trọng đều

- Độ chua hoạt động: tại các vị trí khác nhau thì mức độ chua của đất là có sự khác nhau nhưng không lớn, đều dao động ở mức chua vừa. Đất ở đồi 163m chua hơn đất ở đồi 174m.

- Độ chua tiềm tàng: độ chua trao đổi và độ chua thủy phân đều ở mức trung bình.

- Tổng cation bazơ trao đổi: đều ở mức giàu dao động từ 8,80 – 13,40 lđl/100g. - Độ no bazơ: tất cả các vị trí nghiên cứu đều ở mức độ trung bình. - Hàm lượng mùn: đất thuộc khu vực nghiên cứu có hàm lượng mùn ở mức trung bình.

- Hàm lượng các chất dễ tiêu: đạm dễ tiêu dao động ở mức trung bình. Lân và Kali đều ở mức rất nghèo.

Nhìn chung, đồi 163m có nhiều chỉ tiêu độ phì cao hơn đồi 174m. Các chỉ tiêu độ phì đó bao gồm: tỷ trọng, dung trọng, phản ứng của đất (đất chua hơn), độ chua tiềm tàng, tổng cation bazơ trao đổi, độ no bazơ, hàm lượng mùn và đạm dễ tiêu.

3. Về đánh giá thích hợp của cây trồng

Khu vực nghiên cứu có 3 ĐVĐĐ đều được trồng thuần loài keo lá tràm. - Đánh giá thích hợp của keo lá tràm: Keo lá tràm thích hợp trung bình với hai ĐVĐĐ là T2G1D1H1M2R2 và T2G2D1H1M2R2; thích hợp kém với ĐVĐĐ là T2G3D1H1M2R2.

- Đánh giá thích hợp của cây trồng dự kiến:

+ ĐVĐĐ T2G1D1H1M2R2: Keo tai tượng thích hợp cao, Bạch đàn trắng thích hợp trung bình.

+ ĐVĐĐ T2G2D1H1M2R2: Keo tai tượng và Bạch đàn trắng đều thích hợp trung bình.

+ ĐVĐĐ T2G3D1H1M2R2: Keo tai tượng và Bạch đàn trắng đều thích hợp kém.

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận còn một số tồn tại sau:

- Chỉ phân tích được các tính chất lý hóa học cơ bản của đất tại hai độ sâu 0 - 20cm và 20 - 50cm.

- Kết quả phân tích vẫn có sai số do khả năng hạn chế của bản thân. - Việc đánh giá thích hợp của cây trồng chủ yếu chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu, chưa xét đến hiệu quả kinh tế và tác động đến môi trường.

5.3. Kiến nghị

- Cần mở rộng nghiên cứu cho các loại đất khác nhau.

- Cần nghiên cứu sâu hơn về các chỉ tiêu lý hóa học của đất ở nhiều độ sâu khác nhau tại khu vực nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2006). Cây Rừng Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Phùng Thế Hoàn (2000). Nghiên cứu tính chất vật lý, hóa học của đất từ 0 – 20cm vùng núi đá vôi làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang kia - Pàcò - Mai châu Hòa bình, Khóa luận tốt nghiệp trường đại học Lâm nghiệp.

3. Nguyễn Thúc Huyền (2009). Biến đổi vật chất và phát sinh học đất ở Việt Nam, Hội Khoa học đất Việt Nam, Tạp chí Khoa học đất số 31.

4. Lương Thị Thương Huyền (2008). Nghiên cứu tính chất lý, hóa học của đất ở các vị trí địa hình khác nhau và đánh giá thích hợp của cây trồng trên đó tại núi Luốt, Khóa luận tốt nghiệp trường ĐHLN.

5. Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hoa (2002). Đất lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Vũ Tấn Phương (2001). Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh trưởng của Keo lai với một số tính chất đất ở Ba vì, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp. 7. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (2001). Đánh giá tiềm năng sản xuất lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005). Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2006). Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Hội khoa học đất Việt Nam (2000). Đất Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005). Cẩm nang nghành lâm nghiệp.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC VỊ TRÍ LẤY MẪU ĐẤT PHÂN TÍCH R = 8-10m B A B B C C C C

Ghi chú:

: Phẫu diện chính

: Các vị trí lấy mẫu đất phân tích ở độ sâu 0 - 20cm

: Các vị trí lấy mẫu đất phân tích ở độ sâu 0 - 20cm và độ sâu 20 - 50cm

A B C

Biểu 01: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC CỦA ĐẤT hiệu Độ sâu Sét vật lý (%) d (g/cm3) D (g/cm3) P (%) pHH20 pHKCl E (lđl/ 100g) H (lđl/ 100g) M (%) S (lđl/ 100g) V (%) Hàm lượng các chất dễ tiêu (mg/100g) NH4+ P2O5 K2O NM01 0-20 61,80 2,34 1,19 49,27 5,00 4,20 3,10 6,16 3,25 12,40 65,23 5,88 4,80 3,10 20-50 65,50 5,10 4,30 2,40 4,96 2,46 10,00 66,84 3,64 4,60 2,80 NM02 0-20 55,70 2,37 1,22 48,61 5,10 4,30 3,08 6,05 3,14 12,20 66,85 5,44 4,40 3,0 20-50 59,20 5,30 4,40 2,32 4,82 2,20 9,20 65,62 3,22 4,30 2,90 NM03 0-20 48,50 2,48 1,20 51,43 5,40 4,60 2,96 5,88 3,03 12,00 67,11 5,30 4,10 2,90 20-50 51,60 5,60 4,60 2,18 4,35 2,15 8,80 65,18 3,04 3,80 2,70 NM04 0-20 62,80 2,33 1,11 52,16 4,80 4,10 3,15 6,22 3,49 13,40 68,30 7,52 4,70 3,20 20-50 67,80 4,90 4,20 2,45 5,14 2,78 11,40 68,92 6,25 4,50 2,90 NM05 0-20 56,50 2,38 1,18 50,33 4,70 4,00 3,12 6,12 3,33 12,80 67,65 7,25 4,40 3,00 20-50 61,40 4,80 4,10 2,36 4,88 2,22 10,02 67,64 5,65 4,30 2,80 NM06 0-20 52,50 2,42 1,21 50,13 4,90 4,10 2,92 5,92 3,10 12,50 67,86 7,48 4,20 2,70 20-50 57,20 4,90 4,30 2,22 4,46 2,06 9,80 68,72 6,05 4,00 2,60

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

ĐẶT VẤN ĐỀ...2

Phần 1...3

LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...3

1.1. Trên thế giới...3

1.2. Ở Việt Nam...5

Phần 2...7

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU...7

2.1. Điều kiện tự nhiên...7

2.1.1. Vị trí địa lý...7

2.1.2. Địa hình - địa mạo...7

2.1.3. Khí hậu...7

2.1.4. Điều kiện thổ nhưỡng...8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Lịch sử rừng trồng...8

2.3. Tác động của con người vào khu vực nghiên cứu...8

Phần 3 ...9

MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...9

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...9

3.2. Mục tiêu nghiên cứu...9

3.3. Nội dung nghiên cứu...9

3.4. Phương pháp nghiên cứu...10

3.4.1. Phương pháp luận...10

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể...12

3.4.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp...12

3.4.2.2. Phương pháp nội nghiệp...13

Phần 4...17

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ...17

4.1. Hình thái phẫu diện đất...17

4.1.1. Phẫu diện đất tại đồi 174m...17

4.1.1.1. Phẫu diện sườn dưới (NM01)...17

4.1.1.2. Phẫu diện sườn giữa (NM02)...18

4.1.1.3. Phẫu diện sườn trên (NM03)...19

4.1.2. Phẫu diện đất tại đồi 163m...21

4.1.2.1. Phẫu diện sườn dưới (NM04)...21

4.1.2.2. Phẫu diện sườn giữa (NM05)...22

4.1.2.3. Phẫu diện sườn trên (NM06)...23

4.1.3. Nhận xét chung...25 4.2. Tính chất lý, hóa học của đất...26 4.2.1. Tính chất lý học của đất...26 4.2.1.1. Thành phần cơ giới...26 4.2.1.2. Tỷ trọng, dung trọng, độ xốp của đất...28 4.2.2. Tính chất hóa học của đất...31 4.2.2.1. Phản ứng của đất...31 4.2.2.2. Hàm lượng mùn trong đất...37

4.2.2.3. Tổng cation bazơ trao đổi và độ no bazơ...39

4.2.2.4. Các chất dễ tiêu (NH4+, P2O5, K2O)...41

4.3. Tập hợp đơn vị đất đai ở các vị trí nghiên cứu...45

4.4.1. Đánh giá mức độ thích hợp của Keo lá tràm...46

4.4.2. Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng dự kiến...47

4.4.3. Nhận xét chung...49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu...49

Phần 5...50

KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ...50

5.1. Kết luận...50

5.2. Tồn tại...51

5.3. Kiến nghị...52

TÀI LIỆU THAM KHẢO...52

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 49 - 58)