Các chất dễ tiêu (NH4+, P2O5, K2O)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 41 - 45)

Trong đất N - P - K là ba nguyên tố quan trọng nhất đối với sinh trưởng và phát dục của cây trồng. Những nguyên tố này luôn biến đổi trong đất, quá trình biến đổi phụ thuộc vào các quá trình phong hóa, khoáng hóa, quá trình rửa trôi hay tích tụ, đặc biệt là phụ thuộc vào sự hoạt động của vi sinh vật và lớp thảm thực vật.

a) Hàm lượng NH4+ trong đất

Đạm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của thực vật. Hàm lượng đạm trong đất chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất, nó luôn tỷ lệ thuận với hàm lượng các chất hữu cơ đặc biệt là mùn. Thực vật có thể sử dụng đạm ở các dạng NH4+, NO3-, NO2-, tuy nhiên NO2- hầu như không có trong đất. Do đó thực vật sử dụng chủ yếu ở hai

dạng NH4+, NO3-, đây là lượng đạm dễ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cây trồng. Theo lượng chứa trong thực vật thì đạm là nguyên tố đứng đầu trong các nguyên tố mà cây lấy từ đất. Đạm dễ tiêu trong đất tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu 4.7:

Biểu 4.7: Đạm dễ tiêu trong đất (NH4+)

Vị trí Độ sâu (cm) Đánh giá

0 – 20 20 – 50 TB

Đồi 174m Sườn dướiSườn giữa 5,885,44 3,643,22 4,544,11 Trung bìnhTrung bình

Sườn trên 5,30 3,04 3,94 Nghèo

Đồi 163m Sườn dướiSườn giữa 7,527,25 6,255,65 6,766,29 Trung bìnhTrung bình

Sườn trên 7,48 6,05 6,62 Trung bình

Qua biểu 4.7 ta thấy: Hàm lượng NH4+ trong đất giảm theo độ sâu ở các phẫu diện. Vì ở độ sâu từ 0 - 20cm có hàm lượng các chất hữu cơ lớn hơn độ sâu 20 - 50cm nên các chất hữu cơ được phân giải tạo ra NH4+ nhiều hơn ở độ sâu dưới vì vậy đạm dễ tiêu cùng nhiều hơn.

Hàm lượng đạm dễ tiêu có sự thay đổi đánh kể giữa các vị trí địa hình khác nhau, sườn dưới có hàm lượng đạm cao nhất vì có độ tàn che lớn hơn, độ dốc nhỏ cộng thêm quá trình rửa trôi từ trên xuống đây. Tiếp theo là hàm lượng đạm ở sườn giữa và thấp nhất là ở sườn trên do các vị trí này có độ dốc

lớn mà độ tàn che và độ che phủ lại nhỏ hơn. Hàm lượng NH4+ thấp nhất ở

sườn trên đồi 174m (3,94mg/100g) và cao nhất ở sườn dưới đồi 163m (6,76mg/100g).

Hàm lượng đạm dễ tiêu của đất thuộc khu vực dao động trong khoảng từ 3,94 - 6,76 (mg/100g), đều đạt mức trung bình. Đất của đồi 163m có hàm lượng đạm dễ tiêu trung bình cao hơn đất của đồi 174m vì đồi 163m có độ xốp cao hơn, vi sinh vật hoạt động mạnh hơn, cố định được nhiều đạm hơn.

Lân là yếu tố có vai trò quan trọng sau đạm, nó ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả của cây trồng. Photpho là thành phần chính của nhiều hợp chất hữu cơ, nếu thiếu chúng hoạt động sống sẽ không tồn tại. Do được thực vật hấp phụ nhiều nên photpho tập trung nhiều ở tầng đất mặt. Photpho của những hợp chất hữu cơ là nguồn cơ bản cho thực vật sau khi chúng đã khoáng hóa. Cây trồng chỉ sử dụng được dạng lân vô cơ hòa tan trong nước hoặc axít yếu. Lân dễ tiêu trong đất tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 4.8: Lân dễ tiêu trong đất (P2O5)

Vị trí Độ sâu (cm) Đánh giá

0 – 20 20 – 50 TB

Đồi 174m Sườn dướiSườn giữa 4,804,40 4,604,30 4,684,52 Rất nghèoRất nghèo

Sườn trên 4,10 3,80 3,92 Rất nghèo

Đồi 163m Sườn dướiSườn giữa 4,704,40 4,504,30 4,584,34 Rất nghèoRất nghèo

Sườn trên 4,20 4,00 4,08 Rất nghèo

Nhìn vào biểu 4.8 ta thấy hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5) trong đất giảm dần theo độ sâu ở các phẫu diện vì càng xuống sâu P2O5 bị cố định tạo thành các photphat sắt và photphat nhôm. Hơn nữa, tầng trên rễ cây nhiều, hoạt động của vi sinh vật mạnh nên chúng có thể tiết ra ác chất axít yếu hòa tan lân làm cho lân dễ tiêu ở tầng trên lớn hơn ở tầng dưới.

Giữa các vị trí địa hình khác nhau hàm lượng lân có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần từ sườn dưới lên sườn trên. Hàm lượng P2O5 thấp nhất ở sườn trên đồi 174m (3,92mg/100g) và cao nhất ở sườn dưới đồi 174m (4,68mg/100g). Sự chênh lệch hàm lượng lân dễ tiêu ở các vị trí địa hình nói lên tình hình thực bì, thảm tươi. Ở sườn dưới có độ tàn che lớn hơn sườn giữa và sườn giữa lại lớn hơn sườn trên tương ứng với nó ở sườn dưới rễ cây nhiều, hoạt động của vi sinh vật mạnh nên chúng có thể tiết ra ác chất axít yếu hòa tan lân làm cho lân dễ tiêu ở sườn dưới lớn hơn ở sườn giữa và lớn hơn sườn trên.

Đất thuộc khu vực nghiên cứu có hàm lượng lân dễ tiêu ở mức rất nghèo. Đất thuộc khu vực đồi 174m có hàm lượng lân dễ tiêu cao hơn đồi 163m vì cây trồng tại đồi 174m có tuổi cao hơn đồi 163m nên lân trong đất đã được cây trồng hút và giữ lại trong sinh khối của nó một lượng lớn hơn.

c) Hàm lượng K2O trong đất

Kali tham gia thực hiện các chức năng sinh lý quan trọng trong cơ thể

thực sống. Thực vật yêu cầu một lượng lớn kali, lượng kali dễ tiêu (K2O)

trong đất tương cao hay thấp tùy thuộc vào loại đất, đất có thành phần cơ giới nặng thì hàm lượng kali lớn hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ. Kali dễ tiêu trong đất tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu 4.9: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 4.9: Kali dễ tiêu trong đất (K2O)

Vị trí Độ sâu (cm) Đánh giá

0 – 20 20 – 50 TB

Đồi 174m Sườn dướiSườn giữa 3,103,00 2,802,90 2,922,94 Rất nghèoRất nghèo

Sườn trên 2,90 2,70 2,78 Rất nghèo

Đồi 163m Sườn dướiSườn giữa 3,203,00 2,902,80 3,022,88 Rất nghèoRất nghèo

Sườn trên 2,70 2,60 2,64 Rất nghèo

Nhìn vào biểu 4.9 ta thấy hàm lượng kali dễ tiêu (K2O) trong đất giảm theo độ sâu ở các phẫu diện. Tầng trên rễ cây nhiều, hoạt động của vi sinh vật mạnh nên chúng có thể tiết ra các chất axít yếu hòa tan kali làm cho kali dễ tiêu ở tầng trên lớn hơn ở tầng dưới.

Giữa các vị trí địa hình khác nhau hàm lượng Kali có sự thay đổi theo

chiều hướng giảm dần từ sườn dưới lên sườn trên. Hàm lượng K2O thấp nhất

ở sườn trên đồi 163m (2,64 mg/100g) và cao nhất ở sườn dưới đồi 163m (3,02mg/100g). Ở sườn dưới có độ tàn che lớn hơn sườn giữa và sườn giữa lại lớn hơn sườn trên tương ứng với nó ở sườn dưới rễ cây nhiều, hoạt động của vi sinh vật mạnh nên chúng có thể tiết ra ác chất axít yếu hòa tan kali làm cho kali dễ tiêu ở sườn dưới lớn hơn ở sườn giữa và lớn hơn sườn trên. Đồi 163m

có hàm lượng kali dễ tiêu dao động trong khoảng từ 2,64 - 3,02 mg/100g sự dao động này lớn hơn so với đồi 174m từ 2,78 - 2,92 mg/100g.

Đất thuộc khu vực nghiên cứu có hàm lượng Kali dễ tiêu ở mức rất nghèo. Đất thuộc khu vực đồi 174m có hàm lượng kali dễ tiêu cao hơn đồi 163m vì cây trồng tại đồi 174m có tuổi cao hơn đồi 163m nên kali trong đất đã được cây trồng hút và giữ lại trong sinh khối của nó một lượng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 41 - 45)