Tổng cation bazơ trao đổi và độ no bazơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 39 - 41)

a) Tổng cation bazơ trao đổi (S, mgđl/100g)

Đây là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu phức hệ hấp thụ đất chứa nhiều cation bazơ sẽ vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng vừa tạo ra phản ứng thích hợp và cũng là tiền đề tạo thành cấu trúc đất. Trong đất đồi núi các cation bazơ chủ yếu là Ca2+,

Mg2+. Xác định tổng cation bazơ trao đổi còn là cơ sở xác định độ no bazơ

của đất.

Kết quả phân tích và tính toán tổng cation bazơ trao đổi và độ no bazơ của đất tại các vị trí được ghi ở biểu 4.6:

Biểu 4.6: Tổng cation bazơ trao đổi và độ no bazơ

Vị trí Độ sâu (cm) S (lđl/100g) Độ no bazơ (V%)

Đồi 174 Sườn dưới 0 – 20 12,40 65,23

20 – 50 10,00 66,84 TB 10,96 66,20 Sườn giữa 0 – 20 12,20 66,85 20 – 50 9,20 65,62 TB 10,40 66,11 Sườn trên 0 – 20 12,00 67,11 20 – 50 8,80 65,18 TB 10,08 65,96

Đồi 163 Sườn dưới 0 – 20 13,40 68,30

TB 12,20 68,67 Sườn giữa 0 – 20 12,80 67,65 20 – 50 10,20 67,64 TB 11,24 67,64 Sườn trên 0 – 20 12,50 67,86 20 – 50 9,80 68,72 TB 10,88 68,38

Từ biểu kết quả trên, cho thấy tổng cation bazơ trao đổi trên hai quả đồi là có sự dao động khác nhau. Tổng cation bazơ trao đổi giảm theo độ sâu phẫu diện và cũng giảm dần theo vị trí phẫu diện từ sườn dưới lên sườn trên.

Tại đồi 174m, tổng cation bazơ trao đổi trung bình tại các vị trí phẫu diện dao động từ 10,08 - 10,96 lđl/100g. Tại đồi 163m, tổng cation bazơ trao đổi trung bình tại các vị trí phẫu diện dao động từ 10,88 - 12,20 lđl/100g. Tại khu vực nghiên cứu, tổng cation bazơ trao đổi thấp nhất là ở đó sâu từ 20 - 50cm tại sườn trên đồi 174m (8,80 lđl/100g) và cao nhất ở độ sâu từ 0 - 20cm tại sườn dưới đồi 163m (13,40 lđl/100g).

Có kết quả như trên là do quá trình phong hóa của đất ở các vị trí thấp mạnh hơn ở các vị trí cao nên các cation bazơ hình thành nhiều hơn. Mặt khác khả năng rửa trôi các cation bazơ trao đổi ở các vị trí cao mạnh hơn và chúng được đưa từ sườn trên xuống sườn giữa và được giữ lại ở sườn dưới. Do đó tổng cation bazơ trao đổi ở các vị trí thấp thường lớn hơn. Nếu tổng cation bazơ trao đổi càng cao, độ no bazơ càng lớn thì đất càng tốt, giàu dinh dưỡng dễ tiêu cho thực vật.

Nhìn chung tại khu vực nghiên cứu, tổng cation bazơ trao đổi của đất đều ở mức giàu cho thấy đất ở khu vực là tương đối tốt. So sánh giữa hai quả đồi ta thấy đồi 163m có tổng cation bazơ trao đổi lớn hơn vì đồi 163m có độ dốc nhỏ hơn, độ tàn che và che phủ cao hơn đồi 174m nên các cation bazơ trao đổi được sinh ra và giữ lại ở đất tại đồi 163m lớn hơn đất thuộc đồi 174m.

Độ no bazơ là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ phì của đất và là căn cứ để tính lượng vôi cần bón đối với đất. Độ no bazơ càng cao đất càng tốt. Đất càng bị rửa trôi nhiều, xói mòn càng mạnh thì độ no bazơ càng thấp. Những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng khoáng sét ít, hàm lượng keo đất ít thì độ no bazơ thấp và ngược lại.

Nhìn vào biểu 4.6 ta thấy đất tại nơi nghiên cứu có độ no bazơ trung bình tại các vị trí phẫu diện nằm trong khoảng từ 65,96 - 68,67%, lớn nhất là 68,72% tại độ sâu từ 20 - 50cm ở sườn dưới đồi 163m, nhỏ nhất là 55,23% tại độ sâu 0 - 20cm sườn trên đồi 174m.

Trên cả hai quả đồi, theo chiều sâu phẫu diện và theo vị trí từ sườn trên đến sườn dưới độ no bazơ đều tăng. Vì theo vị trí từ sườn dưới đến sườn trên thì độ dốc tăng dần, đất bị xói mòn, rửa trôi cũng tăng dần do đó độ no bazơ cũng giảm dần từ sườn dưới lên sườn trên.

Độ no bazơ của đất tại cả hai quả đồi đều có độ no bazơ ở mức cao. Nhìn chung, đất ở đồi 163m có độ no bazơ cao hơn đất ở đồi 174m vì đồi 174m có độ dốc cao hơn, độ tàn che và độ che phủ thấp đất bị xói mòn rửa trôi mạnh hơn, độ no bazơ thấp hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 39 - 41)