CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách phát triển Kinh tế tuần hồn
1.2.6. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
1.2.6.1. Chính sách của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Rất nhiều mơ hình được hình thành trên cơ sở tiếp cận dựa vào thị trường. Cách tiếp cận dựa vào thị trường (Market – Based Approaches – MBAs), là ngoài nhà nước, các chủ thể thị trường khác nhau như doanh nghiệp và tổ chức tư cách pháp nhân được tự do tham gia kinh doanh và cung cấp các hành hóa và dịch vụ (kể cả hàng hóa và dịch vụ về bảo vệ mơi trường và quản lý tài ngun, ứng phó với biến đổi khí hậu) theo quy luật cung – cầu thị trường. Đặc biệt, cách tiếp cận thị trường khuyến khích các hành vi thơng qua các tín hiệu thị trường hơn là hướng dẫn, chỉ thị của Nhà nước. Chính sách của Hoa Kỳ thiên về khuyến khích các sáng kiến tuần hồn và nhân rộng các điển hình tuần hồn tốt
Các phương pháp Mỹ đưa ra:
- Chuyển sang năng lượng tái tạo và vật liệu; thu hồi, giữ lại và tái tạo sức khỏe của hệ sinh thái; và trả lại các tài nguyên sinh vật đã phục hồi cho sinh quyển.
- Tối đa hóa việc sử dụng các sản phẩm thơng qua chia sẻ của sản phẩm tư nhân hoặc chia sẻ cơng khai các nhóm sản phẩm; tái sử dụng chúng trong suốt vòng đời kỹ thuật và kéo dài tuổi thọ đó thơng qua bảo trì, sửa chữa và thiết kế.
- Cải thiện hiệu suất và hiệu quả của sản phẩm; loại bỏ chất thải từ chuỗi cung ứng và tận dụng dữ liệu lớn, tự động hóa.
- Giữ các thành phần và vật liệu trong các vịng khép kín và ưu tiên các thành phần bên trong. Đối với vật liệu hữu hạn, điều này có nghĩa là tái sản xuất các sản phẩm hoặc thành phần vật liệu tái chế. Đối với các vật liệu tái tạo, nó liên quan đến q trình phân hủy kỵ khí và chiết xuất các chất hóa sinh từ chất thải hữu cơ.
- Cung cấp tiện ích ảo — sách hoặc âm nhạc, mua sắm trực tuyến, nhóm xe tự hành và văn phịng ảo.
- Thay thế vật liệu cũ bằng vật liệu tái tạo tiên tiến; áp dụng mới công nghệ, chẳng hạn như in 3-D và động cơ điện.
1.2.6.2. Kết quả đạt được
Thị trường rác thải điện tử tại bang Colorado là một ví dụ điển hình của cách tiếp cận này để thực hiện KTTH. Cụ thể, năm 2013 việc chôn lấp rác thải điện tử bị cẩm tại bang Colarado, ngay lập tức xuất hiện các doanh nghiệp đứng ra thu gom và tái chế rác thải điện tử. Như vậy, một thị trường với người mua là các hộ gia đình và người bán là các cơng ty cung cấp dịch vụ đã được hình thành. Kết quả là môi trường được bảo vệ, gia tăng việc làm, Nhà nước khơng mất chi phí xử lý rác thải điện tử và rác thải tuần hoàn xử lý. Việc các thị trường tương tự như vậy liên tục được hình thành đã khiến việc thu gom và xử lý rác thải trở thành một lĩnh vực sôi nổi và lợi nhuận cao đối với các nhà đầu tư Mỹ, từ đó xuất hiện các tỷ phú nổi tiếng như Wayne Huizenga của Công ty Quản lý chất thải (Waste Management) và Maria Rios của công tý chât thải quốc gia (Nation Waste). Bên cạnh đó, một số thành phố của Hoa Kỳ cũng xây dựng và ban hành chiến lược “Zero waste” với mục tiêu khơng cịn chất thải ra ngồi mơi trường vào năm 2030.
Hình 1.5: Mơ hình kinh tế tuần hồn của Mỹ
(Nguồn: Circular Economy System Diagram, Ellen MacArthur Foundation) [28]