CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của bộ phận Banquet – Khách sạn The
2.3.2.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
Yếu tố kinh tế
Theo Tổng Cục Du lịch, lượng khách du lịch 6 tháng đầu năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ số năng lực cạnh tranh của du
lịch Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2015, cao nhất từ trước đến nay. Đà tăng trưởng này chính là cơ hội lớn cho việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Lượng khách quốc tế đến từ hai thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc đạt số lượng cao nhất. Tổng Cục Thống kê cũng cho biết, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 6,2 triệu lượt khách (tăng 30,2 so với cùng kỳ năm 2016), tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 40,7 triệu lượt khách (khách lưu trú ước đạt 19,2% triệu lượt). Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng thu từ khách du lịch đạt 254.700 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, các thị trường được miễn visa cho khách du lịch từ 5 nước tây Âu duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Hiện nay chính phủ đang từng bước có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cũng như giảm các thủ tục hành chính rườm rà cho các khách sạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm đẩy mạnh phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Yếu tố chính phủ - Chính trị
Việt Nam có một nền chính trị ổn định là tiền đề hết sức quan trọng để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm phát triển sản xuất. Hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh du lịch. Đường lối phát triển nhất quán và các chính sách hỗ trợ tiếp tục như: Chính sách đầu tư nước ngồi, các chính sách nhằm xúc tiến hoạt động kinh doanh du lịch,… Tình hình chính trị và an ninh xã hội ổn định tạo ra một môi trường kinh doanh lý tưởng thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch trên khắp thế giới. Thành quả rõ rệt nhất cho những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển du lịch là Việt Nam được coi là “Điểm đến an toàn và thân thiện” trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều bất ổn.
Yếu tố xã hội
Ngày nay mức sống trong xã hội ngày càng được nâng cao vì thế mà nhu cầu ăn uống của con người cũng thay đổi, họ mong muốn không những được thưởng thức những món ăn ngon, hợp khẩu vị mà cịn phải trang trí đẹp mắt và khơng gian cũng phải sang trọng thoải mái. Để nắm bắt được nhu cầu tâm lý này của khách hàng, các doanh nghiệp phải ra sức tìm hiểu cũng như khảo sát sở thích, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tối đa các nhu cầu đa dạng của họ.
Tổng Cục Thống kê cũng cho biết, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 6,2 triệu lượt khách (tăng 30,2 so với cùng kỳ năm 2016), tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 40,7 triệu lượt khách (khách lưu trú ước đạt 19,2% triệu lượt). Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng thu từ khách du lịch đạt 254.700 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2016. Với những dữ liệu và mức tăng trưởng của Ngành du lịch của cả nước, nhóm khách hàng sử dụng Dịch vụ lưu trú và ăn uống là sản phẩm thiết yếu cho mục đích du lịch của mình. Khơng chỉ đối với khách phương Đông, mà khách phương Tây cũng chọn Việt Nam là một trong những điểm đến không thể bỏ qua. Do vậy, nhu cầu sử dụng Dịch vụ lưu trú nói chung và ăn uống nói riêng ngày càng tăng, tạo cơ hội mở rộng kinh doanh trong những năm tới.
Yếu tố tự nhiên
Việt Nam là một nước có nhiều danh lam thắng cảnh với khoảng 40.000 di tích và nhiều bãi biển đẹp, đó là các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước ta đang là điểm đến của thế giới. Do vậy, ngày càng nhiều dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và các tổ chức trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh khách sạn, và các dịch vụ lưu trú khác. Điều này làm cho sự cạnh tranh trong ngành diễn ra ngày một gay gắt hơn.
Yếu tố công nghệ
Với đặc thù của sản phẩm là không thể lưu trữ và dễ hư hỏng do cảm nhận của khách về sản phẩm dịch vụ cũng như sản phẩm được tạo ra từ người sản xuất dịch vụ là không giống nhau, nên yếu tố công nghệ giúp cho tối đa hóa cơng suất làm việc, sản phẩm được tạo ra tốt hơn và gần đúng với tiêu chuẩn hơn, khách cảm nhận dịch vụ chuyên nghiệp hơn và hài lòng với sản phẩm hơn (Đặng Minh Thu, 2011)
Thừa hưởng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên và hỗ trợ từ tập đoàn cũng như nguồn vốn nước ngoài, khách sạn Việt Nam đã áp dụng trong quá trình sản xuất dịch vụ, có mặt trong hầu hết các quy trình phục vụ khách du lịch, giúp tối đa hóa hiệu quả cơng việc, rút ngắn thời gian và đề ra các tiêu chuẩn phục vụ. Tất cả các công nghệ phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm dịch vụ đều là những máy móc hiện đại, tiên tiến, đòi hỏi vốn đầu tư cao nhưng hiệu quả sử dụng lâu dài (Đặng Minh Thu, 2011).
Thời gian qua, nhiều sản phẩm dịch vụ kém chất lượng như quy trình phục vụ không đạt tiêu chuẩn, không hợp vệ sinh, không đáp ửng hết mọi nhu cầu của khách
đã gây khơng ít ảnh hưởng xấu đến Ngành du lịch Việt Nam nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Chính vì thế, việc áp dụng cơng nghệ tiên tiến hiện đại đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu để xây dựng, giữ gìn và phát triển uy tín của doanh nghiệp đối với khách du lịch (Đặng Minh Thu, 2011).