PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT TỈNH HẬU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh hậu giang (Trang 30 - 35)

3.2.1 .Cơ cấu tổ chức

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNo&PTNT TỈNH HẬU

HẬU GIANG QUA 3 NĂM (2009 – 2011):

Là đơn vị kinh doanh khá đặc biệt, hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nên nghiệp vụ huy động vốn luôn được ngân hàng quan tâm, chú trọng. Nguồn vốn này được NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang dùng để trả lãi vốn huy động, để trang trải chi phí duy trì sự tồn tại của mình. Với sự khơng ngừng lớn mạnh về nguồn vốn qua các năm đã phần nào khẳng định được quy mô cũng như uy tín hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang trên địa bàn.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn đều gia tăng qua các năm với tốc độ năm sau ln cao hơn năm trước. Đóng góp vào sự gia tăng của nguồn vốn là do cả vốn huy động và vốn điều hòa đều tăng mạnh.

Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn huy động đóng vai trị rất quan trọng vì nguồn vốn này càng lớn càng thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh của ngân hàng. Năm 2009 là 905.786 triệu đồng; năm 2010 là 956.469 triệu đồng, chỉ số tăng tuyệt đối là 50.683 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 5,6%. Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động chưa cao một phần do tình hình dịch bệnh xảy ra phức tạp, giá cả các mặt hàng có xu hướng tăng nên việc nắm giữ tiền mặt cũng như tài sản nói chung còn cao. Mặt khác, trong bối cảnh lạm phát người nắm giữ tiền mặt có

xu hướng chuyển sang nắm giữ vàng hay ngoại tệ. Sang năm 2011, tổng nguồn

vốn huy động đạt được là 1.285.355 triệu đồng, tăng khoảng 34% so với năm trước,

lãi suất huy động được các ngân hàng nâng lên với nhiều ưu đãi đã thu hút một lượng lớn khách hàng gửi tiền. Trong tình hình kinh tế khó khăn nhưng tổng nguồn vốn huy động luôn tăng chứng tỏ khả năng huy động tốt của ngân hàng . Và để hiểu

rõ hơn về tình hình vốn huy động của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang, cần xem xét chi tiết cơ cấu nguồn vốn huy động trong 3 năm gần đây.

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT TỈNH HẬU GIANG QUA 3 NĂM (2009 – 2011) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. VHĐ KKH 432.763 441.597 503.568 8.834 2,04 61.971 14,03 Tiền gửi KKH 407.520 414.396 473.102 6.876 1,69 58.706 14,17 Tiết kiệm KKH 25.243 27.201 30.466 1.958 7,76 3.265 12,00 2. VHĐ CKH < 12 tháng 172.186 200.254 415.846 28.068 16,30 215.592 107,66 Tiền gửi CKH < 12 tháng 49.948 53.103 131.747 3.155 6,32 78.644 148,1 Tiết kiệm CKH < 12 tháng 122.238 147.151 284.099 24.913 20,38 136.948 93,07 3. VHĐ CKH >=12 tháng 300.837 314.618 365.941 13.781 4,58 51.323 16,31 Tiết kiệm CKH >=12 tháng 239.405 245.223 279.909 5.818 2,43 34.686 14,14 Kỳ phiếu >=12 tháng 21.076 27.338 39.396 6.262 29,71 12.058 44,10 Tiền gửi khác 40.356 42.057 46.636 1.701 4,21 4.579 10,89 I. Tổng VHĐ 905.786 956.469 1.285.355 50.683 5,6 328.886 34,39

II. Vốn điều hòa 1.367.412 1.579.625 1.784.798 212.213 15,52 205.173 12,99

III. Tổng nguồn vốn 2.273.198 2.536.094 3.070.153 262.896 11,57 534.059 21,06

Năm 2009 47.78% 19% 33.22% VHĐ KKH VHĐ CKH < 12 tháng VHĐ CKH >= 12 tháng Năm 2010 46.17% 20.94% 32.89% VHĐ KKH VHĐ CKH < 12 tháng VHĐ CKH >= 12 tháng Năm 2011 39.18% 32.35% 28.47% VHĐ KKH VHĐ CKH < 12 tháng VHĐ CKH >= 12 tháng

Hình 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 -2011

Qua bảng trên cho thấy cả vốn huy động khơng kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng qua các năm. Cụ thể, vốn huy động không kỳ hạn đạt hơn 503 tỷ, vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt trên 415 tỷ và vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng đạt gần 366 tỷ vào năm 2011.

 Tiền gửi không kỳ hạn:

Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Đồng thời khi gửi tiền khách hàng cũng được hưởng lãi suất vì vậy góp phần tăng thêm thu nhập cho khách hàng. Ngoài ra khách hàng còn được sử dụng tiền gửi để phục vụ cho công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Nguồn tiền gửi này luôn đạt trên 400 tỷ và tăng dần qua các năm, đạt được kết quả trên là nhờ vào việc ngân hàng đã ứng dụng việc thực hiện giao dịch và thanh tốn đều là tự động hóa, giao chỉ tiêu phát hành thẻ đến từng nhân viên,…. đã làm cho số dư tiền gửi này tăng lên đáng kể. Đây là lợi thế của ngân hàng vì vừa tranh thủ được nguồn vốn tạm thời này, vừa thu được phí dịch vụ mà lãi suất lại khá thấp. Tuy nhiên, tiền gửi khơng kỳ hạn có thể được khách hàng rút ra bất kỳ lúc nào, nên có thể sẽ gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Do đó, để hạn chế rủi ro thanh khoản, ngân hàng phải duy trì dự trữ thanh tốn và dự trữ bắt buộc cao nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Từ đó, chi phí cơ hội của ngân hàng gia tăng và gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Vì thế, việc giảm dần tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (từ 47,78% xuống 46,17% và xuống cịn 39,18%) sẽ làm giảm chi phí cơ hội và góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

 Tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng:

Đều có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm, nhất là năm 2011 đạt hơn 284 tỷ

đồng. Đây là kết quả đáng khích lệ, đa số khách hàng gửi tiền là những khách hàng đã có giao dịch với ngân hàng từ trước, cán bộ tín dụng cũng như ngân hàng tạo được uy tín với khách hàng trong việc cấp tín dụng, tuy lãi suất huy động của ngân hàng có thể thấp hơn một số ngân hàng thương mại khác trong địa bàn nhưng công tác hậu mãi được thực hiện tốt nên cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng gửi tiền. Mặt khác, ngân hàng có mạng lưới chi nhánh bao phủ hầu hết các huyện

Qua cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2011 ta thấy tỷ trọng tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng có sự gia tăng qua 3 năm (từ 19,00% tăng 20,94% và tăng lên 32,35%). Nguyên nhân do tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng khá an tồn với các loại rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản nên được ngân hàng tập trung phát triển. Mặt khác đây cũng là loại tiền gửi được người dân ưa thích vì lãi suất khá cao, cơ động phù hợp với chu kỳ kinh doanh .

 Tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng:

Là loại tiền gửi mà ngân hàng ln chú trọng đến việc mở rộng vì nó khá ổn

định, có thể dùng để đầu tư lâu dài được. Nhìn chung tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng đều gia tăng qua các năm đạt gần 280 tỷ đồng trong năm 2011. Nguyên nhân là do hiện nay đời sống của người dân ở thành thị ngày càng được cải thiện, có phần dư dả hơn nên đã gửi tiền vào ngân hàng để đầu tư cho những khoản tiêu dùng trong tương lai, hay đối với khách hàng truyền thống cũng có chính sách tặng q vào dịp lễ, tết tạo mối quan hệ gắn bó để giữ chân khách hàng. Đây chính là nguồn vốn mang tính ổn định nhất ngân hàng, có thể sử dụng nguồn vốn này một cách chủ động để đầu tư trung và dài hạn, nên sự tăng trưởng này là một tín hiệu đáng mừng cho họat động kinh doanh của ngân hàng và ngân hàng cần có những biện pháp tích cực khuyến khích người dân gửi tiền có kỳ hạn nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên tỷ trọng tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng giảm dần qua 3 năm (từ 33,22% xuống 32,89% và xuống còn 28,47%). Nguyên nhân là trong năm tình hình tài chính tiền tệ biến động bất ổn, khó lường, chính phủ ln thay đổi chính sách tiền tệ, lãi suất nên làm cho loại tiền gửi này chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, ngân hàng khơng tập trung khai thác loại tiền gửi này. Đồng thời, các tổ chức cũng nhận thấy các rủi ro chứa đựng trong loại tiền gửi này nên khơng đầu tư gửi tiền. Từ đó cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong cơng tác thu hút vốn có tính chất ổn định, dẫn đến ngân hàng thường không chủ động được trong cho vay và đặc biệt là cho vay trung và dài hạn. Để khắc phục khó khăn trên, ngân hàng phải không ngừng cải thiện cơ cấu vốn huy động, không để phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn, nhất là trong thời gian tới ngân hàng từng bước nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lên.

 Kỳ phiếu:

Mặc dù chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn huy động. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng giữ một vai trị quan trọng trong nguồn vốn huy động vì với việc phát hành kỳ phiếu có thể giúp ngân hàng huy động được vốn dài hạn để ổn định nguồn vốn cho vay, mặt khác ngân hàng có khả năng tập trung một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng. Qua bảng số liệu ta thấy việc phát hành kỳ phiếu trên 12 tháng có sự gia tăng qua 3 năm, năm 2011 ngân hàng phát hành được gần 40 tỷ, cho thấy huy động vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu là phương pháp thường xuyên của ngân hàng.

Còn lại những khoản tiền gửi có tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng cũng góp phần làm đa dạng hóa các loại hình huy động vốn của ngân hàng.

Tóm lại, tuy gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhưng cơng tác huy động vốn

của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Như vậy cho thấy trong 3 năm qua ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn tích cực đã chiếm được lòng tin của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa cũng cho chúng ta thấy được ngân hàng đã tận dụng tốt các cơ hội để huy động vốn triệt để tạo nguồn vốn ổn định đầu tư vào các chương trình kinh tế ở địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh hậu giang (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)