3.2.1 .Cơ cấu tổ chức
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT
4.2.1. Khái quát tình hình cho vay tại NHNo&PTNT tỉnh HG
Với phương châm “Nổ lực hết mình vì sự phồn thịnh của khách hàng”, “Tăng trưởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng, giữ vững thị trường nông thôn, mở rộng thị trường thành thị”…trong các năm qua NHNo& PTNT tỉnh Hậu Giang đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động tín dụng, được thể hiện thơng qua bảng sau:
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN TẠI NHNo&PTNT TỈNH HẬU GIANG QUA 3 NĂM (2009 – 2011)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
2009 2010 2011 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền tăng (%) Tốc độ 1. Tổng DSCV 1.865.789 2.239.145 2.797.619 373.356 20,01 558.474 24,94 DSCV ngắn hạn 1.281.066 1.545.822 1.742.674 264.756 20,67 196.852 12,73 DSCV trung – dài hạn 584.723 693.323 1.054.945 108.600 18,57 361.622 52,16 2. Tổng DSTN 1.630.400 2.039.802 2.453.014 409.402 25,11 413.212 20,26 DSTN ngắn hạn 971.793 1.430.590 1.597.307 458.797 47,21 166.717 11,65 DSTN trung – dài hạn 658.607 609.212 855.707 -49.395 -7,5 246.495 40,46 3. Tổng dƣ nợ 1.972.291 2.171.634 2.516.239 199.343 10,11 344.605 15,87 Dư nợ ngắn hạn 1.251.053 1.366.285 1.511.652 115.232 9,21 145.367 10,64 Dư nợ trung – dài hạn 721.238 805.349 1.004.587 84.111 11,66 199.238 24,74
4. Tổng nợ xấu 62.688 39.016 20.801 -23.672 -37,76 -18.215 -46,69
Nợ xấu ngắn hạn 41.469 27.516 15.076 -13.953 -33,65 -12.440 -45,21 Nợ xấu trung – dài hạn 21.219 11.500 5.725 -9.719 -45,8 -5.775 -50,22
Doanh số cho vay:
Là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mơ tín dụng. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh và uy tín thì doanh số cho vay sẽ cao, cịn ngược lại một ngân hàng có nguồn vốn nhỏ thì doanh số cho vay sẽ thấp. Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Với mục tiêu mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Nên tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian qua đều chiếm tỷ lệ cao, hơn 62% tổng doanh số cho vay. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn không ngừng tăng trưởng qua các năm, đạt gần 1.743 tỷ trong năm 2011. Đạt dược kết quả trên là do nhu cầu vay vốn của bà con nơng dân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn trong 3 năm qua đều tăng. Điều đó thể hiện sự phát triển kinh tế ở Hậu Giang ngày càng nhanh. Đây là tín hiệu tốt cho sự tiếp tục gia tăng doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian tới. Ngồi ra, ngân hàng đã tích cực mở rộng cho vay các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, sẵn sàng hỗ trợ vốn khắc phục những khó khăn tạm thời cho người vay tiếp tục sản xuất kinh doanh, kiên quyết không cho vay mới những đối tượng làm ăn không có hiệu quả….
Xét về mặt tỷ trọng, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao và biến động không đồng đều qua các năm (gần 69% trong năm 2009 và hơn 69% trong năm 2010 nhưng đến năm 2011 giảm còn hơn 62%), việc doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 chiếm tỷ trọng thấp nhất chủ yếu là do cho vay vốn cố định để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay tiêu dùng… gia tăng với tốc độ nhanh hơn cho vay vốn lưu động. Điều đó cũng làm cho tỷ trọng doanh số cho vay trung - dài hạn tăng lên trong các năm qua (gần 31% năm 2010 và hơn 37% trong năm 2011), cho thấy ngân hàng đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay sang trung và dài hạn theo chủ trương của NHNo&PTNT VN.
Doanh số thu nợ:
Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mơ tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn. Bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn huy động của mình một cách có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định như đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơng tác tín dụng trong từng thời kỳ. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và là dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng.
Từ năm 2009 – 2011 doanh số thu nợ của ngân hàng biến động theo chiều hướng khả quan, tăng dần qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến tổng doanh số thu nợ tăng là do ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn….
Đối với các khoản vay ngắn hạn chủ yếu là kinh doanh buôn bán, sửa chữa tài sản nhỏ,…nhu cầu sử dụng vốn của đối tượng này có thời hạn ngắn chỉ trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nên đồng vốn xoay vòng nhanh, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khi đó khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng và khi chu kỳ sản xuất mới bắt đầu thì lại tiếp tục vay vốn để sản xuất, việc thu hồi nợ tương đối dễ dàng thể hiện qua doanh số tăng các năm 2009 là 971 tỷ, năm 2010 tăng 47,21% với 1.430 tỷ và năm 2011 là 1.597 tỷ tăng 11,65%. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ trung và dài hạn thì biến động qua 3 năm, có sự giảm nhẹ trong năm 2010 là do doanh số cho vay năm 2010 tăng chậm cộng thêm các khoản vay chưa đến hạn trả nợ.
Cơ cấu thu nợ của ngân hàng trong 3 năm qua có sự biến động. Tỷ trọng thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao trong tổng doanh số, năm 2010 là hơn 70% (cao nhất
trong 3 năm qua), là dấu hiệu đáng mừng cho thấy chất lượng của các khoản vay của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang là khá tốt, nhưng đến năm 2011, do gặp khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ đã ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của ngân hàng, dẫn đến tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 có xu hướng giảm nhẹ (chỉ cịn hơn 65%), tuy nhiên lại có sự gia tăng tỷ trọng đối với thu nợ trung dài hạn (từ 29,87% năm 2010 tăng lên 34,88% vào năm 2011), sự gia tăng này là do nhiều món vay đến hạn, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh hiệu quả, có thu nhập ổn định nên thiện chí trả nợ cao.
Dƣ nợ:
Là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này có thể đánh giá xác thực quy mơ tín dụng tại mỗi ngân hàng trong một thời điểm nhất định, thường là vào cuối năm.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu thực hiện mục tiêu của Hội sở đề ra cho Agribank Hậu Giang về tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi nhánh ln tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình; đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ, có uy tín. Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mơ tín dụng đã góp phần làm tăng tổng dư nợ của ngân hàng trong thời gian qua. Tình hình dư nợ của ngân hàng trong ba năm qua đều tăng trong đó dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ, đạt hơn 1.511 tỷ đồng vào năm 2011. Có được kết quả trên là nhờ vào việc ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong cho vay như đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà mạnh dạn đầu tư… Bên cạnh đó, doanh số cho vay tăng nhanh hơn doanh số thu nợ nên tất yếu dẫn đến dư nợ cũng tăng. Dư nợ trung dài hạn của ngân hàng trong những năm gần đây cũng có sự gia tăng (từ 36,57% năm 2009, tăng lên 37,08% năm 2010 và đạt 39,92% vào năm 2011) nguyên nhân do các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư vào việc mua sắm, sửa chữa máy móc, thiết bị để mở rộng sản xuất, thêm vào đó do doanh số cho vay của loại hình này tăng qua các năm, thời hạn để hoàn trả nợ vay dài nên tình hình dư nợ của loại hình này ngày càng cao qua các năm.
Như đã trình bày ở trên, do ngân hàng đang dần thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng sang trung và dài hạn nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương trong quá trình hội nhập nên đã làm cho tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua 3 năm (từ hơn 63,43% xuống còn gần 62,91% và giảm còn hơn 60%).
Nợ xấu:
Trong thực tế, hoạt động tín dụng ngân hàng ở bất kỳ cơ chế và thời điểm nào đều phát sinh nợ xấu và đây là vấn đề hết sức bình thường. Mọi hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, yếu tố rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận, vấn đề là hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro chủ quan có thể xảy ra.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh đang có những chuyển biến tích cực, nợ xấu ngắn hạn giảm dần qua các năm. Đạt được kết quả này là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác xử lý rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng như tăng cường xử lý những khoản nợ đến hạn, cán bộ tín dụng đã chủ động gửi giấy báo đến hạn đến KH trước khi KH thu hoạch mùa vụ để KH chủ động tìm nguồn thu nhập trả nợ cho NH, cán bộ tín dụng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tìm hiểu tình hình thực tế và khơng ngừng đơn đốc nhắc nhở, có những biện pháp kịp thời trong khâu thu hồi nợ xấu, mặt khác đối với những khoản nợ khơng thể thu hồi thì NH đã tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo để thu nợ do đó nợ xấu trong năm giảm mạnh…
Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn vẫn cịn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu (trên 65%) là do ngân hàng chủ yếu cung cấp tín dụng trong ngắn hạn.