TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh hậu giang (Trang 62 - 64)

3.2.1 .Cơ cấu tổ chức

5.1. TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG

5.1.1. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng: 5.1.1.1. Về công tác huy động vốn:

- Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu vốn, ngân hàng vẫn bị phụ thuộc vào vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên.

- Nguồn vốn huy động có tăng nhưng chưa được ổn định, tỷ lệ tiền gửi dân cư chưa cao, nhất là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cịn thấp (dưới 27%).

5.1.1.2. Về công tác cho vay:

- Tốc độ tăng trưởng của dư nợ chậm, thị phần ngày một thu hẹp. Trong đó, việc cung cấp tín dụng cho các DNNVV (doanh nghiệp nhỏ và vừa) vẫn cịn gặp nhiều khó khăn như:

+ Một số dự án được ngân hàng chấp nhận nhưng chỉ đáp ứng một phần trong tổng nhu cầu vốn, điều này làm cho các DNNVV khó khăn hơn trong việc luân chuyển vốn cũng như hạn chế việc mở rộng quy mô hoạt động.

+ Ngân hàng vẫn chưa tiếp cận được các DNNVV hoạt động trong các ngành sản xuất hiện đại như: cơ khí chế tạo máy móc, sản xuất vật liệu xây dựng,…

5.1.2. Những nguyên nhân ảnh hƣởng: 5.1.2.1. Về công tác huy động vốn: 5.1.2.1. Về công tác huy động vốn:

- Ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn là do:

+ Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có nhiều tổ chức tín dụng trong và ngồi tỉnh hoạt động rộng khắp, nhất là nơi tập trung đông dân cư.

+ Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần đều cao hơn NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang.

+ Do hoạt động dịch vụ cũng góp phần hỗ trợ cơng tác huy động vốn, thế nhưng hiện nay mức phí dịch vụ mới mà ngân hàng nông nghiệp áp dụng đều cao hơn một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Chính điều này có thể dẫn đến tình

trạng khách hàng truyền thống sẽ bỏ ngân hàng sang quan hệ với ngân hàng khác nếu cứ tiếp tục áp dụng mức phí mới.

+ Trong những năm gần đây giá vàng tăng cao, người dân có sự chuyển hướng sang đầu cơ vàng.

- Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức vào đối tượng dân cư, lãi suất huy động không hấp dẫn so với các ngân hàng cổ phần trên cùng địa bàn, hay do thói quen giữ tiền mặt ở nhà, ngại giao dịch với ngân hàng.

5.1.2.2. Về công tác cho vay:

- Dư nợ tăng trưởng chậm là do:

+ Nông thơn khơng cịn là thị trường độc quyền của NHNo&PTNT tỉnh Hậu Giang nữa do ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào.

+ Lãi suất cho vay của ngân hàng thường cao hơn các ngân hàng thương mại khác, q trình thẩm định và giải quyết món vay mất quá nhiều thời gian, thủ tục cho vay còn rườm rà. Do đó, một số khách hàng sau khi trả nợ xong đã chuyển sang quan hệ với ngân hàng khác vì có nhiều chính sách vay ưu đãi hơn.

Còn hạn chế trong cho vay đối với DNNVV chủ yếu do:

+ Ngân hàng chưa áp dụng hình thức cho vay tín chấp và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, mà DNNVV có giá trị tài sản đảm bảo khơng cao nên không thể vay được nhiều.

+ Hệ thống sổ sách kế tốn có nội dung và phương pháp hạch toán thường khơng đầy đủ, chính xác. Việc điều hành sản xuất kinh doanh cịn mang nặng tính gia đình, bố trí cán bộ đến giao dịch với ngân hàng không hợp lý (tư tưởng e ngại, khả năng thuyết trình, đàm phán cịn yếu, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp,…) cũng ảnh hưởng đến kết quả giao dịch.

+ Năng lực, trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ tín dụng cịn hạn chế, sợ trách nhiệm, thiếu biện pháp tiếp cận doanh nghiệp để mở rộng đầu tư.

+ Các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực này không phải là thế mạnh của ngân hàng nên khơng có nhiều ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay, thậm chí họ đã là khách hàng truyền thống của các ngân hàng thương mại khác rồi…Vì vậy, việc tiếp cận cũng như mở rộng cho vay đối tượng này hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh hậu giang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)