Chương 1 : GIỚI THIỆU
3.3. Phân tích sơ lược về cơ cấu nguồn vốn và tài sản tại ngân hàng Agribank –
NGÂN HÀNG AGRIBANK – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
3.3.1. Cơ cấu nguồn vốn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trị hết sức quan trọng, bởi nó quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những u cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hồn trả. Vì thế, việc tìm hiểu đánh giá, xác định cơ cấu nguồn vốn giúp ngân hàng chủ động và kịp thời đưa ra những chiến lược huy động vốn tốt nhất cho từng thời kỳ.
Bảng 4: TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NH QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2008 2009 2010
So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 2.199.925 2.545.413 3.049.595 345.488 15,70 504.182 19,80
Vốn điều chuyển từ hội sở 2.182.963 2.382.532 2.934.152 199.569 9,14 551.620 23,15
Tài sản nợ khác 806.532 439.881 343.913 (366.651) (45,46) (95.968) (21,82)
Tổng 5.189.420 5.367.826 6.327.660 178.406 3,44 959.834 17,88
(Nguồn: Phịng kinh doanh Ngân hàng Agribank - chi nhánh Sóc Trăng)
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2008, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 5.189.420 triệu đồng, sang năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 5.367.826 triệu đồng, tăng 178.406 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 3,44% so với năm 2008. Đến năm 2009, tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 5.367.826 triệu đồng, tăng 959.834 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 17,88% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 5:TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN CỦA NH QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Tỷ trọng (%)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn huy động 42,39 47,42 48,19
Vốn điều chuyển 42,07 44,39 46,37
Tài sản nợ khác 15,54 8,19 5,40
Tổng 100,00 100,00 100,00
46,37%
48,19% 5.,40%
Vốn huy động Vốn điều chuyển
Tài sản nợ khác
Hình 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Từ biểu đồ trên ta thấy, khoản mục chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vốn huy động từ địa phương và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2008, nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 2.199.925 triệu đồng. Sang năm 2009, vốn huy động đạt 2.545.413 triệu đồng, tăng 15,70% (tăng 345.488 triệu đồng) so với năm 2008. Đến năm 2010, nguồn vốn này đạt 3.049.595 triệu đồng, tăng 19,8% (tăng 504.182 triệu đồng). Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh có sự gia tăng qua các năm do Ngân hàng đa dạng các hình thức huy động như: tiết kiệm dự thưởng, gởi tiền tặng tiền... bên cạnh đó mức lãi suất huy động cũng rất hấp dẫn. Điều này chứng tỏ Ngân hàng vẫn luôn quan tâm, có định hướng và những chính sách huy động vốn kịp thời nhằm duy trì được khách hàng cũ, đồng thời mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động. Nguồn vốn huy động này càng dồi dào sẽ giúp Chi nhánh càng tự chủ trong kinh doanh và mở rộng qui mô tín dụng. Hơn nữa, đây lại là nguồn vốn có chi phí thấp nhất trong các loại vốn hoạt động của ngân hàng. Vì vậy trong tương lai Chi nhánh cần phải tăng cường công tác huy động vốn, hạn chế sự lệ thuộc vào vốn điều chuyển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí hoạt động, nâng cao vị thế cạnh tranh của Chi nhánh với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 42,07% 15,54% 42,39% 44,39% 47,42% 8,17%
huy động vốn của Ngân hàng vẫn còn khá hạn chế do áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng thương mại khác trong cùng thành phố cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ năm 2008. Tuy nền kinh tế nước ta không bị tác động nhiều từ cuộc khủng hoảng đó nhưng chính phủ cũng đưa ra những biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm bảo vệ nền kinh tế trong nước. Từ đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới tình hình huy động vốn của ngân hàng
Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là vốn điều chuyển từ hội sở và khoản mục này có sự gia tăng qua 3 năm. Năm 2008, vốn điều chuyển từ hội sở là 2.182.963 triệu đồng, sang năm 2009, nguồn vốn này tăng 9,14% (tương đương tăng 199.569 triệu đồng) so với năm 2008. Đến năm 2010, vốn điều chuyển tiếp tục tăng 23,15% (tương đương tăng 551.620 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước, vốn điều chuyển tăng nhanh như vậy là do nhu cầu vay vốn trên địa bàn quá lớn nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu nên chi nhánh phải nhận thêm vốn từ hội sở. Qua đó ta thấy, Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Điều này làm giảm tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động đầu tư và cho vay. Thêm vào đó, việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn điều chuyển còn khiến Ngân hàng phải gánh chịu thêm một khoản chi phí, do sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất từ việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Sự gia tăng chi phí gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả hoạt động của Ngân hàng.
Khoản mục sau cùng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là các khoản vốn khác, bao gồm: thu nhập giữ lại, dự phòng các khoản phải thu khó địi, các khoản phải trả, hao mịn tài sản cố định... Các khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (dưới 15%) và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2008, nguồn vốn này là 806.532 triệu đồng. Sang năm 2009, nguồn vốn này giảm 366.651 triệu đồng so với năm 2008. Và đến năm 2010, tiếp tục giảm 95.968 triệu đồng so với năm 2009.
3.3.2. Cơ cấu tài sản
Tài sản có của mỗi Ngân hàng thể hiện việc sử dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh. Chất lượng tài sản có tốt có nghĩa là nguồn vốn được sử dụng hiệu quả. Phân tích tình hình cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng nguồn vốn của Ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất
hợp lý của việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì thế, phân tích tình hình tài sản sẽ giúp ta xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng, để từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh.
Bảng 6: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NH QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
1. Tài sản sinh lời 5.042.091 97,16 5.174.555 96,40 6.074.378 96,00
2. Tài sản không
sinh lời 147.329 2,84 193.271 3,60 253.282 4,00
Tổng tài sản 5.189.420 100,00 5.367.826 100,00 6.327.660 100,00
(Nguồn: Phịng kinh doanh Ngân hàng Agribank - chi nhánh Sóc Trăng)
0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tài sản không sinh lời Tài sản sinh lời
Hình 3: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA NH QUA 3 NĂM
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm và tốc độ tăng có khuynh hướng tăng nhanh (ở năm 2010). Tài sản trong ngân hàng có thể được chia thành hai loại: tài sản sinh lời và không sinh lời.
Tài sản sinh lời là những khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân
hàng như tiền gửi tại các TCTD, cho vay khách hàng, đầu tư vào chứng khoán, Triệu đồng
các tài sản có khác…Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng của nhóm tài sản sinh lời của Ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2008 tài sản sinh lời chiếm 97,16% trong tổng tài sản, năm 2009 chiếm 96,40% và năm 2010 chiếm 96%. Mặc dù tỷ trọng của tài sản sinh lời giảm qua các năm nhưng tỷ trọng của nó vẫn chiếm đa số trong tổng tài sản (trên 90%), vẫn đang là một tỷ trọng tương đối tốt. Và về mặt giá trị thì tài sản sinh lời vẫn có sự gia tăng qua các năm, nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ những thay đổi của điều kiện khách quan cũng như chủ quan từ chính bản thân ngân hàng. Năm 2010, kinh tế nước ta có bước phát triển mạnh, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư… tăng thúc đẩy nhu cầu vốn tăng cao, vì vậy mà hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng tăng trưởng theo, thể hiện qua sự gia tăng của các tài sản sinh lời. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản mục này giảm một phần là do sự gia tăng của tổng tài sản. Và sự giảm bớt về nguồn vốn mà Ngân hàng đầu tư vào nhóm tài sản sinh lời đã được chuyển sang nhóm tài sản cịn lại là nhóm khơng sinh lời.
Khoản mục thứ 2 trong tổng tài sản chính là tài sản không sinh lời và tỷ trọng khoản mục này có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008 khoản mục này chiếm 2,84% trong tổng tài sản; năm 2009 chiếm 3,60%; và năm 2010 chiếm 4,00%. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực hiện một số chính sách và chủ trương của nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Trước tình hình lạm phát đang căng thẳng, hàng loạt các chính sách kiềm chế lạm phát, khơi phục nền kinh tế được thực hiện địi hỏi ngân hàng Agribank – Chi nhánh Sóc Trăng phải dự trữ tiền mặt nhiều hơn để có thể kịp thời ứng phó với những thay đổi từ các chính sách tài chính tiền tệ này. Nhóm tài sản khơng sinh lơi này bao gồm tiền mặt, tài sản cố định và thiết bị... được sử dụng nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn, phịng tránh rủi ro. Cho nên sự tăng trưởng về tỷ trọng của tài sản không sinh lời sẽ làm giảm thu nhập của Ngân hàng nhưng có thể phịng tránh rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng. Đây là một sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận mà khi kinh doanh các NHTM phải lựa chọn