Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng agribank – chi nhánh sóc trăng (Trang 46 - 52)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank – chi nhánh Sóc

4.1.2. Phân tích tình hình chi phí

Chi phí là một chỉ tiêu đánh giá mức độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM. Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng một mặt phải đối mặt với các chủ trương hoạt động, chính sách thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối thủ, một mặt họ phải hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng đã đề ra. Vì vậy, nhà quản trị ln tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí giúp nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Bảng 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ TẠI NH QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng CHI PHÍ 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền %

1.Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn 450.720 453.714 708.032 2.994 0,66 254.318 56,05 2.Chi trả phí và dịch vụ 2.155 3.032 3.953 877 40,70 921 30,38 3.Chi phí nhân viên 22.762 41.191 46.111 18.429 80,96 4.920 11,94 4.Chi phí khấu hao 5.313 9.767 16.187 4.454 83,83 6.420 65,73 5.Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi

59.789 67.050 90.528 7.261 12,14 23.478 35,02

6. Chi hoạt

động khác 29.155 183.581 87.217 154.426 529,69 (96.364) (52,49)

TỔNG CHI 569.894 758.335 952.028 188.441 33,07 193.693 25,54

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn Chi phí nhân viên Chi dự phịng và bảo hiểm tiền gửi

Chi hoạt động khác

Hình 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NH QUA 3 NĂM

Nhìn chung tình hình chi phí của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 có tổng chi phí là 569.894 triệu đồng. Năm 2009 chi phí đã tăng lên 758.335 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 33,07% so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng chi phí tăng thêm 193.693 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 25,54% so với năm 2009. Trong những năm qua do tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến việc thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng đã phải tăng lãi suất vay nên Ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít các doanh nghiệp vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, do lãi suất tăng cao nên khả năng hoàn trả nợ của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng làm tăng khả năng rủi ro của các Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng càng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vơ ích đã góp phần làm tăng chi phí cho Ngân hàng.

Bảng 11: CƠ CẤU TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NH QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1.Chi phí trả lãi tiền

vay và huy động vốn 450.720 79,09 453.714 59,83 708.032 74,37 2.Chi phí nhân viên 22.762 3,99 41.191 5,43 46.111 4,84

3.Chi dự phòng và

bảo hiểm tiền gửi 59.789 10,49 67.050 8,84 90.528 9,50 4. Chi hoạt động khác 36.623 6,43 196.380 25,90 107.357 11,29

TỔNG CHI 569.894 100,00 758.335 100,00 952.028 100

(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng Agribank - chi nhánh Sóc Trăng

74,37% 4,84%

9,5%

11,29%

Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn

Chi phí nhân viên

Chi dự phịng và bảo hiểm tiền gửi

Chi hoạt động khác

Hình 6: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA NH QUA 3 NĂM

59,83% 5,43% 8,84% 25,9% 79,09% 3,99% 6,43% 10,49% Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn: đây là khoản phải trả lớn

nhất trong chi phí (trên 50%). Tốc độ tăng khoản mục này cũng không đều, tăng nhẹ vào năm 2009 sau đó thì tăng mạnh ở năm 2010. Ngun nhân chi phí này tăng nhẹ vào năm 2009 là do những biến động thất thường của nền kinh tế nên lượng tiền gửi trong năm này tăng không nhiều kết hợp với lãi suất thường xuyên thay đổi. Sang năm 2010, Chi nhánh tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp; mặt khác là do Chi nhánh mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh nên thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng đến ngân hàng gửi tiền. Việc tăng cả về số lượng vốn và giá vốn đã làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng cao. Tuy nhiên tỷ trọng khoản mục này lại thay đổi theo chiều hướng tăng giảm qua từng năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí , cho thấy Chi nhánh ngày càng dựa vào vốn huy động từ tiền gửi để hoạt động. Chi phí huy động vốn trực tiếp từ cơng chúng ln là khoản chi phí hoạt động thấp nhất so với các khoản huy động khác.

Chi phí nhân viên: Khoản chi này không ngừng tăng lên qua 3 năm nhưng tốc độ năm sau ít hơn tốc độ năm trước. Nó tăng lên mạnh trong năm 2009 là do Chi nhánh mở rộng mạng lưới hoạt động, tuyển dụng thêm nhiều nhân viên dẫn đến chi lương, trang phục và các khoản đóng góp theo lương tăng cao so với năm 2008. Sang năm 2010, nhu cầu nhân sự dù không nhiều như năm trước nữa nhưng do Chi nhánh có chính sách khen thưởng lớn và tăng lương cho nhân viên nhằm lôi kéo nguồn nhân lực có trình độ nên khoản chi phí này cũng tăng lên.

Chi cho nhân viên chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí ngồi lãi và có xu hướng tăng giảm khơng đều, chứng tỏ Chi nhánh chưa thự sự dành nhiều quan tâm cho nguồn lực con người. Dù khoản chi này càng cao sẽ góp phần làm tăng tổng chi phí, nhưng nếu chính sách nguồn nhân lực mang lại hiệu quả thì năng lực của đội ngũ nhân viên sẽ đem về nguồn thu lớn gấp nhiều lần cái đã chi ra cho họ. Nhưng chính sách như thế nào là hiệu quả, đòi hỏi Ban lãnh đạo ngân hàng phải tìm hiểu và đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người lao động để từ đó khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động.

Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi: Đây là khoản chi phí khơng thể

bỏ qua ở các NHTM. Bởi trong hoạt động kinh doanh thường phát sinh những rủi ro gây thất thoát tài sản, đe doạ đến sự ổn định hoạt động của ngân hàng như: rủi

ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro trong các nghiệp vụ thanh tốn… do tình hình kinh tế có nhiều biến động nên Chi nhánh phải trích thêm dự phịng để bù đắp và tính vào chi phí hoạt động nhằm tránh những tác động bất thường do những rủi ro này gây ra. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật các TCTD, để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền các NHTM và TCTD phải có trách nhiệm tham gia bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy, cùng với việc tăng lên của vốn huy động (chủ yếu từ tiền gửi) thì chi cho bảo hiểm tiền gửi của Chi nhánh đã tăng theo từng năm. Song tỷ trọng khoản chi này giảm xuống sau đó tăng lên và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí nên cũng làm ảnh hưởng đến chi phí phi lãi cũng như chi phí chung của ngân hàng.

Chi hoạt động khác: gồm chi khác cho huy động vốn, các khoản chi

phí bất thường như chi về thanh lý tài sản, các khoản chi bỏ sót từ năm trước và các khoản chi phí khác mà ngân hàng khơng đốn trước được. Khoản chi này tăng với tốc độ rất cao ở năm 2009 dẫn đến tỷ trọng cũng tăng theo, cho thấy Chi nhánh còn tiềm ẩn nhiều khoản chi bất thường làm ảnh hưởng đến thu nhập. Sang năm 2010 tuy tỷ trọng của khoản chi này đã giảm đáng kể nhưng do khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối cao nên đã làm giảm khả năng quản lý của Chi nhánh đối với khoản mục này. Nguyên nhân là trong năm 2009 chi nhánh thay đổi nơi làm việc nên dẫn đến việc xuất hiện nhiều chi phí bất thường, qua năm 2010 trụ sở làm việc mới đã đi vào ổn định, mặt khác tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2010 đã tương đối ổn định khơng có những diễn biến thất thường như năm 2008 và 2009, từ đó đã làm cho khoản mục chi hoạt động khác của ngân hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, do đây là khoản chi khó có thể biết trước được nên rất khó kiểm sốt, đó cũng là tình hình chung của nhiều NHTM khác.

Ngồi ra, trong các khoản mục chi phí của ngân hàng thì khoản mục chi

phí khấu hao tăng nhanh qua các năm (năm 2009 tăng 83.83% so với năm 2008

và năm 2010 tăng 65,73% so với năm 2009) nguyên nhân chủ yếu là do việc chi nhánh thay đổi trụ sở làm việc vào năm 2009 đưa đến việc mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị tăng lên làm tăng chi phí khấu hao. Qua đó, Agribank Sóc Trăng đã chính thức khai trương và làm việc tại trụ sở mới kể từ ngày 01/06/2009 để phù hợp với vị thế, quy mô và mạng lưới hoạt động của ngân hàng trên địa bàn tỉnh sóc Trăng

Tóm lại, qua việc phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí đã nói lên được rằng, Agribank Sóc trăng đã nổ lực khơng ngừng để cải thiện tình hình chi phí, làm giảm hoặc hạn chế tốc độ tăng trưởng của một số khoản mục chi phí bất hợp lý, có ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mình. Qua 3 năm, ta thấy các khoản chi bộ phận có tăng, có giảm với tốc độ khơng đều nhau, thậm chí có khoản mục lại biến động đột ngột. Đó cũng là do ảnh hưởng từ những biến động thất thường của nền kinh tế. Chi phí chung tăng chủ yếu là do chi trả lãi làm ảnh hưởng, dù qua từng năm tốc độ chi phí có tăng nhưng nó vẫn khơng tăng quá tốc độ của doanh thu. Điều này phần nào cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Phân tích chi phí dựa vào lãi suất bình quân đầu vào

Đây là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí vốn của ngân hàng. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho nguồn vốn đi huy động . Phương pháp này có ích cho Ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào

Bảng 12: TÌNH HÌNH LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO CỦA NH QUA 3 NĂM 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009 so với 2008 2010 so với 2009 Số tiền % Số tiền % - Chi trả lãi 450.720 453.714 708.032 2.994 0,66 254.318 56,05 - Tổng vốn huy động 4.382.888 4.927.945 5.983.747 545.057 12,44 1.055.802 21,42 Lãi suất bình quân đầu vào (%) 10,28 9,21 11,83 (1,07) (10,41) 2,62 28,45

Qua bảng số liệu tổng hợp trên ta thấy, chi phí huy động vốn liên tục biến động qua các năm. Năm 2008, lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng là 10,28%. Đến năm 2009, lãi suất bình qn đầu vào cịn 9,21%, giảm 1,07 % so với năm 2008. Nguyên nhân của việc giảm lãi suất này là do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động (tăng 12,44%) cao hơn tốc độ tăng của chi phí trả lãi (tăng 0,66%). Vốn huy động tăng là do năm 2009 là một trong những năm nông dân nuôi tôm sú ở Sóc Trăng trúng cả năng suất và giá bán. Như một phản ứng dây chuyền, kết quả ni tơm thành cơng đã tác động tích cực đến tình hình huy động vốn của Ngân hàng Agribank – chi nhánh Sóc Trăng.

Đến năm 2010, tốc độ tăng chi phí lãi ở mức khá cao 56,05%, trong khi tốc độ tăng của vốn huy động là 21,42%. Do đó đã làm cho lãi suất bình qn đầu vào tăng khá cao, đạt 11,83% tăng 2,62% (tương đương với tốc độ tăng là 28,45%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 ngành tài chính – ngân hàng phải đối mặt với những biến động thất thường của tình hình tỷ giá và lãi suất dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng nên tình hình chi phí của Ngân hàng tăng ở khá cao so với năm 2009. Dù hoạt động huy động vốn của Ngân hàng vẫn đạt hiệu quả tốt và tăng nhanh trong năm 2010 nhưng vẫn không bù đắp được mức độ tăng của chi phí trả lãi, kết quả là làm ảnh hưởng tới lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng agribank – chi nhánh sóc trăng (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)