Quan điểm hài hòa và chia sẻ trong bảo tồn tài nguyên đất ngập nước

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tài nguyên đất ngập nước trong hệ sinh thái rừng khộp và đời sống của các cộng đồng thiểu số ở vườn quốc gia yok đôn, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 128)

thế giới và ở Việt Nam

DNN đóng vai trò quan trọng trong sinh kế nông thôn. DNN hỗ trợ cho sinh kế của cư dân nông thôn qua nhiều hình thức dưới dạng sử dụng trực tiếp và sử dụng gián tiếp.

Trên thế giới, một tầm nhìn DNN trong phát triển nông thôn được đặc trưng bởi sự thừa nhận các hình thức sử dụng và dịch vụ đa năng của hệ sinh thái DNN cũng như những mối tương tác giữa các bộ phận khác nhau của hệ sinh thái và ở các phạm vi, cấp độ hoạt động khác nhau. Đó là một tầm nhìn có sự quan tâm đặc biệt đối với sinh kế của những người nghèo sống phụ thuộc vào DNN và đặt những thách thức kinh tế xã hội trong bối cảnh sinh thái. Nó đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc không những các nhu cầu hiện tại mà còn cả những hệ quả trong tương lai của các quyết định trong quản lý tài nguyên theo hướng bình đẳng và bền vững môi trường.

Tiểu vùng sông Mê Kông bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì sinh kế nông thôn thông qua quản trị tốt hơn DNN. Vì vậy, Ủy ban sông Mê Kông ngày càng hướng theo quản lý trên cơ sở hệ sinh thái, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ giữa bảo tồn và xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, Ủy ban cũng giúp nâng cao nhận thức trong bốn nước về vấn đề cùng phụ thuộc vào các hệ sinh thái chung và tầm quan trọng của việc đánh giá tác động xuyên biên giới của các quyết định phát triển trong lưu vực.

Ở Việt Nam, trước đây việc quản lý DNN đồng nghĩa với việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu vực bảo tồn do chính phủ quy hoạch. Hiện nay, quan điểm này đã được thay thế bằng một tầm nhìn về DNN trong đó thừa nhận vai trò trọng tâm của DNN trong sinh kế nông thôn, các dịch vụ sinh thái trọng yếu do DNN cung cấp và cách thức chúng bị ảnh hưởng do hoạt động của các thành phần liên quan trong toàn bộ cảnh quan. Từ đó, tạo cơ sở thiết yếu cho việc hoạch định việc sử dụng, phát triển bền vững các vùng DNN mà vẫn duy trì được sinh kế nông thôn. [32]

4.5.2 Các sản phẩm từ đất ngập nước có thể thay thế, chưa thể thay thế đối với cộng đồng và giải pháp

Các giải pháp bảo tồn và cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm trong quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên của DNN được thực hiện theo phương pháp có sự tham gia của người dân.

Sau khi phân tích các sản phẩm từ DNN theo tầm quan trọng, mức độ sử dụng và đánh giá nhu cầu sử dụng các sản phẩm này, các hộ nông dân ở các buôn tiếp tục được thảo luận nhóm về thực trạng sử dụng, tác động và xu hướng. Sau đó, người dân cùng nhau phân loại thành hai nhóm có thể thay thế và chưa thể thay thế. Trong đó nhóm sản phẩm có thể thay thế bao gồm các loại có thể mua được từ thị trường, có thể gây trồng, chăn nuôi,... trong khi đó nhóm chưa thể thay thế bao gồm các sản phẩm sử dụng làm thuốc thiết yếu, các loại gỗ, lâm sản ngoài gỗ dùng làm nhà, vật liệu sản xuất, các loại thực phẩm không thể gây trồng, chăn nuôi,...

Đối với mỗi loại, tiến hành phân hạng cho điểm đối với các sản phẩm thay thế và không thay thế này dựa trên các tiêu chí về mức độ sử dụng và tầm quan trọng của sản phẩm đối với cộng đồng. Từ kết quả của ma trận tầm quan trọng và mức độ sử dụng các sản phẩm của DNN, nhóm nghiên cứu cùng với người dân thảo luận để hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm hài hòa giữa nhu cầu của cộng đồng với bảo tồn nguồn tài nguyên DNN.

Bảng 4.15 Các sản phẩm từ đất ngập nước có thể thay thế được – Giải pháp

Nhóm tài nguyên đất ngập nước

Tên phổ thông Công dụng trong

cộng đồng

Giải pháp thay thế

Thực vật

Cỏ vòi voi Làm thức ăn cho

trâu bò

Gây trồng

Phát triển tốt ngoài tự nhiên

Cù đèn Làm men rượu Thay thế men nhân tạo

Kim tiền thảo Sử dụng lá, thân, rễ làm thuốc trị bệnh thận và để bán

Gây trồng và phát triển rộng

Lộc mại Làm thuốc lột da

mặt và cầm máu

Thay thế bằng cây khác như cỏ cộng sản (lào)

Ngổ nước Để ăn Trồng hay lấy ở ruộng gần nhà

Nhân trần Nấu nước uống Gây trồng ở vườn nhà, ruộng, rẫy.

Phát triển tự nhiên tốt

Tơm ba rờ Làm thuốc trị đau

bụng

Dùng thuốc Tây (ở nhà) Tơm tal rơ mih Làm thuốc trị bệnh

dạ dày

Thuốc này có thể thay thế bằng những loại khác

Động vật

Ốc Để ăn và bán Nếu cần có thể mua ở chợ

Tôm tép Để ăn và bán Nếu cần có thể mua ở chợ

Cua Để ăn và bán Có thể nuôi được ở ruộng, hồ

Lươn Để ăn và bán Khó bắt, có thể ăn loại khác

Cá lóc Cá trê

Để ăn và bán Có thể phát triển nuôi trong ao khi điều kiện cho phép

Ếch nhái Để ăn và bán Có thể nuôi được ở ruộng, hồ

Thay thế bằng loại thực phẩm khác – chỉ lấy để ăn

Rùa gối Rùa khép

Để ăn và bán Nuôi ở thung lũng, ruộng

Thỏ Để ăn và bán Thay thế bằng nguồn thực phẩm

khác

Chồn Để ăn và bán Nuôi ở thung lũng, ruộng

Mang Để ăn và bán Thay thế bằng loại thực phẩm khác

Bảng 4.16 Các sản phẩm từ đất ngập nước chưa thể thay thế được – Giải pháp

Nhóm tài nguyên đất ngập nước

Tên phổ thông Công dụng trong cộng đồng

Lý do chưa thể thay thế Giải pháp

Thực vật

Bồ ngót rừng Lá để ăn Chỉ lấy ăn, không có nguy cơ mất đi.

Sử dụng bền vững

Cóc Ktha Dành dành lá tù

Để ăn, làm thuốc bổ sau khi sinh

Cần thiết cho phụ nữ người dân tộc thiểu số

Sử dụng bền vững

Chòi mòi dây Lấy lá, quả để ăn Cho duy trì việc chăn thả trâu bò trong diện tích VQG

Sử dụng bền vững

Cỏ tranh Lá để lợp nhà, cho trâu bò ăn

Cắt vào tháng 8 để cỏ tranh phát triển tốt

Nhóm tài nguyên đất ngập nước

Tên phổ thông Công dụng trong cộng đồng

Lý do chưa thể thay thế Giải pháp

Hạn chế việc cắt tranh ở bàu, lấy ở rẫy cũ Dương đào Để chữa bệnh, để

ăn

Chỉ để ăn không có nguy cơ mất

Sử dụng bền vững

Hà thủ ô Để trị bệnh đau dạ dày

Dân địa phương quen dùng thuốc ở rừng- Truyền thống

Dễ sống ngoài tự nhiên

Sử dụng bền vững

Lác các loại Trâu bò ăn, lá lợp nhà

Có nhiều trong tự nhiên Sử dụng bền vững

Mãnh hòa Thức ăn cho trâu bò

Chỉ lấy ăn, không có nguy cơ mất đi.

Sử dụng bền vững

Nhàu Làm đế gùi Trước mắt vẫn duy trì để chăn nuôi trong mùa khô

Sử dụng bền vững

Nưa Lấy củ ăn Có nhiều trong tự nhiên Sử dụng bền vững Cóc ham ngua Để trị bệnh đau dạ

dày Sử dụng theo truyền thống Sử dụng bền vững Cóc xạc ki mú Làm thuốc trị bệnh kiết lỵ Sử dụng bền vững Động vật

Lươn Để ăn và bán Kiểm soát mua bán địa phương. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

Nâng cao nhận thức Rắn các loại Để ăn và bán Không dùng điện để dí bắt

rắn

Kiểm soát mua bán địa phương. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

Nâng cao nhận thức Kỳ đà Để ăn và bán Có giải pháp kiểm soát thị

trường mua bán

Kiểm soát mua bán địa phương. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

Nâng cao nhận thức Sóc Để ăn và bán Động vật gây hại sản xuất

nông lâm nghiệp nên dân bắt để bảo vệ mùa màng

Kiểm soát mua bán địa phương. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

Nâng cao nhận thức Nhím Để ăn và bán Ăn và làm thuốc theo

truyền thống

Nhím có thể nuôi nhưng chất lượng làm thuốc không bằng ngoài tự nhiên Có khả năng phát triển tốt ngoài tự nhiên

Kiểm soát mua bán địa phương. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

Nâng cao nhận thức

Nai Để ăn và bán Kiểm soát mua bán địa phương. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

Nâng cao nhận thức Heo Để ăn và bán Săn bắt có kiểm soát để

hạn chế việc phá hoại mùa màng.

Kiểm soát mua bán địa phương. Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng

Ngoài ra từ mô hình quan hệ giữa thu nhập từ đất ngập nước với các biến số ảnh hưởng cho thấy có 2 nhân tố cần quan tâm:

- Chăn thả gia súc như trâu bò vào các vùng đất ngập nước đã làm biến đổi và đe dọa bảo tồn đa dạng sinh học, trong khi đó chăn nuôi là nguồn thu chính của cộng đồng.

- Đồng thời phát triển cây công nghiệp làm giảm áp lực lên tài nguyên đất ngập nước của hộ gia đình.

Từ kết quả phân tích trên, tổng hợp lại, cần quan tâm đến các giải pháp chính sau để hài hòa giữa bảo tồn và sinh kế của cộng đồng.

- Đối với các loài có thể thay thế:

ü Khuyến khích thay thế các loài thực vật dùng để ăn, làm thuốc có thể mua trên thị trường.

ü Phát triển chăn nuôi bán hoang dã các loài động vật: Rùa, ba ba, ếch ở ruộng, đầm lầy, nuôi cá lồng trên sông, cá ao,… để giảm áp lực săn bắt.

ü Phát triển cây công nghiệp để tăng thu nhập và giảm áp lực sử dụng tài nguyên DNN: Điều, cây ăn quả, Nông lâm kết hợp.

- Đối với các loại chưa thể thay thế:

ü Thực hiện cơ chế chia sẻ trách nhiệm và lợi ích với cộng đồng để bảo tồn bền vững và bảo đảm sinh kế

ü Cho phép sử dụng các loài sản phẩm dùng để ăn, làm thuốc, chăn nuôi rất phổ biến và phong phú, việc sử dụng không làm tổn hại đến tài nguyên bảo tồn nếu có quy hoạch và kiểm soát tốt.

ü Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

ü Cộng đồng tham gia kiểm soát mua bán động vật hoang dã trong buôn.

Bảo tồn các vùng DNN trong hệ sinh thái rừng khộp VQGYD trong bối cảnh hiện nay không chỉ là bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật cũng như đa dạng sinh học của các bàu trảng mà là gắn kết giữa bảo tồn tài nguyên DNN với phát triển sinh kế hộ nông thôn, cân bằng giữa việc bảo tồn tài nguyên và lợi ích kinh tế, chia sẻ quyền lợi giữa các bên tham gia và huy động quyền tự chủ của cộng đồng dân cư bản địa trong việc gìn giữ và bảo tồn tài nguyên DNN.

Trước khi đưa ra những giải pháp thay thế, chia sẻ lợi ích và cùng bảo tồn DNN với sự tham gia của người dân, những khó khăn và thuận lợi trong việc sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật của các vùng DNN đã được phân tích dựa trên tình hình thực tế thông qua việc hệ thống lại toàn bộ kết quả phân tích ở các nội dung trên.

• Những khó khăn trong công tác bảo tồn hệ sinh thái DNN và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng khộp VQGYD:

- Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân cư bản địa chưa cao.

- Tác động của con người đến các vùng DNN vẫn đang diễn ra và rất khó trong việc quản lý và kiểm soát do cộng đồng sống ngay gần rừng.

- Mâu thuẫn giữa người dân địa phương với những người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong VQGYD vẫn còn tiếp diễn.

- Các vùng DNN trong hệ sinh thái VQGYD chưa được quan tâm đúng mức, ngay cả với những người có trách nhiệm.

• Những điều kiện thuận lợi trong sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở sinh cảnh DNN ở VQGYD như:

- Cộng đồng người dân địa phương có hiểu biết sâu sắc về các nguồn tài nguyên, mức độ phong phú cũng như tập tính sinh hoạt của một số loài

động vật. Bên cạnh đó, người dân cũng hiểu rõ nhu cầu, mức độ sử dụng của toàn buôn.

- Người dân sử dụng các nguồn tài nguyên sinh vật theo kinh nghiệm truyền thống. Đây là một khối kiến thức quý giá và cần được gìn giữ, bảo tồn.

- Người dân chấp nhận thay thế một số loài động thực vật bằng những sản phẩm khác.

- Khả năng tồn tại và phát triển của một số loài động thực vật ở các vùng DNN.

Qua những điều kiện khó khăn và thuận lợi như trên, một số giải pháp thay thế, chia sẻ lợi ích và cùng bảo tồn DNN với sự tham gia của người dân được đề xuất với mục đích bước đầu khắc phục những khó khăn để có thể hướng đến việc sử dụng và phát triển bền vững các vùng DNN trong hệ sinh thái rừng khộp VQGYD. Trong đó việc thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng là quan trọng, nó giúp cho: i) Bảo đảm sinh kế cộng đồng; ii) Cộng đồng có trách nhiệm trong bảo tồn; iii) Quy hoạch được vùng sử dụng và lập kế hoạch sử dụng tài nguyên bền vững.

CHƯƠNG 5

5.1 KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã phát hiện những vấn đề chính sau từ đánh giá đa dạng tài nguyên đất ngập nước và vai trò của nó đối với đời sống cộng đồng:

i. Tỷ lệ diện tích đất ngập nước là bàu trảng trong hệ sinh thái rừng khộp Vườn quốc gia Yok Đôn không cao, chỉ chiếm 0,46%, tuy nhiên lại phân bố rải đều và có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống sinh thái. Đặc điểm các bàu trảng trong hệ sinh thái rừng khộp có diện tích nhỏ, diện tích bình quân một bàu trảng là 0,18ha, ở các vùng trũng cục bộ và gần như nguyên sinh. Các bàu trảng này chủ yếu là ngập nước trong mùa mưa, mùa khô còn rất ít nước hoặc khô hạn; chỉ một ít bàu lớn, sâu còn giữ nước trong mùa khô, đây là bàu quan trọng đối với động vật hoang dã, vì chúng cung cấp nước uống và thức ăn hiếm hoi trong mùa khô cho động vật ở các khu rừng khộp khô hạn. ii. Tài nguyên đất ngập nước khá đa dạng từ thực vật cho đến động vật, trên

một diện tích nhỏ khoảng 30 ha của 42 bàu trảng đã xác định được 91 loài thực vật thuộc 36 họ và 53 loài động vật có xương sống thuộc 44 họ. Trong đó có 6 loài nằm trong SĐVN.

iii. Sản phẩm từ đất ngập nước của cộng đồng rất đa dạng, thực vật chủ yếu làm thuốc (12 loài), cho chăn nuôi (7 loài), làm vật liệu (6 loài) và làm thức ăn (5 loài), chiếm 29% các loài thực vật trong vùng DNN; trong khi đó săn bắt khoảng 14 loài động vật có xương sống và một số nhóm động vật không xương sống từ đất ngập nước dùng để ăn và bán để có tiền mặt, chiếm 32% loài động vật có mặt ở đây. Khối lượng sử dụng là một áp lực lớn lên tài nguyên ngập nước lớn nhất là động vật, một năm bình quân một buôn săn bắt 653 con và 2.544 kg thịt thú, bò sát các loại; thu hái 1,3 tấn các loại thực vật làm thức ăn và cây thuốc. Đây là một áp lực lớn lên tài nguyên bảo tồn nếu không có giải pháp hài hòa, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng. iv. Thu nhập thực tế của cộng đồng dân cư vùng lõi và vùng đệm VQGYD còn

rất thấp, đời sống còn khó khăn; trong đó, nguồn thu nhập từ DNN chiếm hơn 1/10trong tổng cơ cấu thu nhập của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh

sống trong vùng đệm và vùng lõi VQGYD, chiếm 13,2% tổng thu nhập của hộ nghèo và 11,1% tổng thu nhập của hộ thoát nghèo. Phần thu nhập từ DNN tuy chỉ chiếm một phần trong tổng thu nhập của gia đình nhưng việc tác động vào các vùng DNN này lại được diễn ra thường xuyên ở cộng đồng dân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tài nguyên đất ngập nước trong hệ sinh thái rừng khộp và đời sống của các cộng đồng thiểu số ở vườn quốc gia yok đôn, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)