Cơ cấu kinh tế hộ và thu nhập từ tài nguyên đất ngập nước

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tài nguyên đất ngập nước trong hệ sinh thái rừng khộp và đời sống của các cộng đồng thiểu số ở vườn quốc gia yok đôn, tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 87)

Phân tích kinh tế hộ với 2 nhóm đối tượng hộ nghèo và hộ thoát nghèo theo chuẩn nghèo của nhà nước ở ba buôn thôn thuộc vùng lõi và vùng đệm VQGYD. Số liệu phân tích kinh tế thu thập từ 25 hộ gia đình, trong đó có 20 hộ nghèo và 5 hộ thoát nghèo (Bảng 4.10, hình 4.8) cho thấy:

Tổng thu nhập của các nhóm kinh tế ở vùng lõi và vùng đệm VQGYD còn khá thấp, bình quân thu nhập ròng của hộ trong 1 năm biến động từ 13,9 triệu đồng ở hộ nghèo và 28,3 triệu đồng ở hộ thoát nghèo. Phần thu nhập này được tính toán từ tất cả các sản phẩm do hộ sản xuất ra, bao gồm phần sử dụng trong gia đình và phần bán ra ngoài thị trường trừ đi chi phí sản xuất.

Bảng 4.10 Bình quân thu nhập chung và thu nhập từ DNN của hộ

Đơn vị: Đồng

Buôn

Bình quân thu nhập chung của hộ/năm

Bình quân thu nhập từ DNN của hộ/ năm Tỷ lệ % thu nhập từ DNN so với tổng thu của hộ Hộ nghèo Hộ thoát nghèo Hộ nghèo Hộ thoát nghèo Hộ nghèo Hộ thoát nghèo Drăng Phok 17.644.438 29.502.000 4.437.938 6.842.000 25,2 23,2 Trí B 7.724.067 26.225.000 253.667 547.333 3,3 2,1 N'Drếch B 16.391.917 29.187.000 1.079.333 2.287.000 6,6 7,8 Bình quân chung 13.920.140 28.304.667 1.923.646 3.225.444 13,8 11,4

Hình 4.9 Bình quân thu nhập của các nhóm kinh tế hộ/năm

Giữa các địa phương vùng lõi và vùng đệm VQGYD có sự khác nhau về thu nhập. Ở các buôn vùng đệm, bình quân thu nhập các hộ buôn N’Drếch B dao động từ 16,4 triệu đồng ở hộ nghèo đến 29,2 triệu đồng ở hộ thoát nghèo, cao hơn các hộ buôn Trí B từ 7,7 triệu đồng ở hộ nghèo đến 26,2 triệu đồng ở hộ thoát nghèo. Buôn Drăng

Phok thuộc vùng lõi có bình quân thu nhập cao nhất trong ba buôn, từ 17,6 triệu đồng ở hộ nghèo đến 29,5 triệu đồng ở hộ thoát nghèo. Như vậy, thu nhập thực tế của cộng đồng dân cư ở các buôn vùng đệm và vùng lõi còn rất thấp. Điều này cho thấy đời sống của người dân còn rất khó khăn, chủ yếu đảm bảo an toàn lương thực, chưa tích lũy để tái sản xuất và phát triển đời sống.

Thu nhập kinh tế hộ bao gồm nhiều cấu phần sản xuất khác nhau, trong đó nguồn thu nhập liên quan đến các sản phẩm từ các vùng DNN trong hệ sinh thái rừng khộp VQGYD.

Hình 4.10 Bình quân thu nhập từ DNN của các nhóm kinh tế

Bình quân thu nhập từ các vùng DNN của các buôn vùng đệm và vùng lõi VQGYD, được tính từ các khoản thu từ sản phẩm động thực vật của các vùng DNN bao gồm cả phần sử dụng trong gia đình và bán ra thị trường trong 1 năm, biến động từ 1,9 triệu đồng ở hộ nghèo đến 3,2 triệu đồng ở hộ thoát nghèo. Điều này cho thấy đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống ở VQGYD còn phụ thuộc vào nguồn tài

nguyên sinh vật của các vùng DNN. Sự tác động của cộng đồng buôn Trí B vào các vùng DNN là thấp nhất trong cả ba buôn, từ 0,3 triệu đồng ở hộ nghèo đến 0,5 triệu đồng ở hộ thoát nghèo. Cộng đồng buôn N’Drếch B có sự tác động trung bình vào các vùng DNN so với cả ba buôn và gấp 4 lần so với sự tác động của buôn Trí B, với 1,1 triệu đồng ở hộ nghèo và 2,3 triệu đồng ở hộ thoát nghèo. Trong khi đó, cộng đồng dân cư buôn Drăng Phok lại có sự tác động khá mạnh, từ 4,4 triệu đồng ở hộ nghèo đến 6,8 triệu đồng ở hộ thoát nghèo. Điều này có thể lý giải với lý do buôn Drăng Phok nằm trong vùng lõi của VQGYD, thu nhập chính của người dân buôn này là từ các sản phẩm động thực vật từ rừng và các vùng DNN. Mặt khác, vị trí của buôn Drăng Phok đến với các vùng DNN thuận lợi hơn hai buôn còn lại; do đó, người dân buôn Drăng Phok dễ dàng tiếp cận và thu hái, săn bắt các sản phẩm từ các vùng DNN.

Tỷ lệ % thu nhập từ đất ngập nước cho thấy hộ nghèo phụ thuộc cao hơn vào đất ngập nước, tỷ lệ này là 13,8% đối với hộ nghèo và 11,4% đối với hộ thoát nghèo. Trong đó tỷ lệ thu nhập này rất cao ở Buôn Drăng Phok ở vùng lõi của vườn, chiếm đến gần 1/4 tổng thu nhập hộ; cho thấy buôn này có sinh kế phụ thuộc rất cao vào tài nguyên DNN và cũng có áp lực lớn đến bảo tồn các tài nguyên này ở DNN.

Cơ cấu thu nhập của các nhóm kinh tế hộ khá đa dạng, bao gồm các khoản thu từ đất vườn hộ, cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi, DNN và các khoản thu khác.

Bảng 4.11 Cơ cấu thu nhập của các nhóm kinh tế hộ trong một năm

Đơn vị: Đồng

Buôn Buôn Drăng Phok Buôn Trí B Buôn N'Drếch B Chung

Hộ nghèo Hộ thoát nghèo Hộ nghèo Hộ thoát nghèo Hộ nghèo Hộ thoát nghèo Hộ nghèo Hộ thoát nghèo Cơ cấu thu nhập Thu nhập

Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) Đất vườn hộ 757.250 4,03 500.000 1,64 300.000 3,04 1.333.333 4,83 450.833 2,99 160.000 0,55 502.694 3,45 664.444 2,29 Cây hàng năm 3.411.875 18,17 6.800.000 22,35 295.317 2,99 5.295.000 19,20 4.279.500 28,39 13.430.000 46,01 2.662.231 18,27 8.508.333 29,28 Cây công nghiệp 0 0,00 0 0,00 575.000 5,83 4.766.667 17,28 66.667 0,44 0 0,00 213.889 1,47 1.588.889 5,47

Lâm nghiệp 4.170.000 22,21 3.000.000 9,86 4.530.667 45,92 11.070.000 40,14 2.550.000 16,91 3.000.000 10,28 3.750.222 25,73 5.690.000 19,58 Chăn nuôi 3.887.250 20,70 10.280.000 33,79 2.932.500 29,72 3.115.000 11,29 2.533.333 16,80 8.710.000 29,84 3.117.694 21,39 7.368.333 25,35 DNN 4.437.938 23,63 6.842.000 22,49 253.667 2,57 547.333 1,98 1.079.333 7,16 2.287.000 7,84 1.923.646 13,20 3.225.444 11,10 Nguồn khác 2.114.375 11,26 3.000.000 9,86 979.167 9,92 1.453.333 5,27 4.116.667 27,31 1.600.000 5,48 2.403.403 16,49 2.017.778 6,94 Tổng thu của hộ/năm 18.778.688 100 30.422.000 100 9.866.317 100 27.580.667 100 15.076.333 100 29.187.000 100 14.573.779 100 29.063.222 100

Hình 4.11 Tỷ lệ cơ cấu thu nhập của các nhóm kinh tế hộ ở các buôn

Nguồn thu từ cây ngắn ngày, cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng dân cư vùng đệm và vùng lõi VQGYD, chiếm 18,3% tổng thu nhập ở hộ nghèo và gần 30% ở hộ thoát nghèo. Các loài cây ngắn ngày, cây hàng năm bao gồm lúa nước 1 vụ, lúa nước 2 vụ, bắp, đậu, mì,…

Nguồn thu thứ hai là từ lâm nghiệp, chiếm 25,7% tổng thu của hộ nghèo và gần 19,6% ở hộ thoát nghèo. Nguồn thu này bao gồm nguồn thu từ khoán quản lý bảo vệ rừng và nguồn thu từ các sản phẩm từ rừng. VQGYD đã tiến hành khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ ở vùng đệm và vùng lõi, tạo thu nhập từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng cho mỗi hộ trong 1 năm. Nguồn thu này góp phần bổ sung vào nguồn thu nhập của hộ gia đình và việc khoán quản lý bảo vệ rừng khá đồng đều ở các hộ, không có sự phân biệt giữa các nhóm kinh tế. Đối với nguồn thu từ các sản phẩm từ rừng, người dân thường vào rừng thu hoạch thực vật thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ, cây thân gỗ và động vật rừng. Những sản phẩm này được sử dụng với mục đích một phần làm thực phẩm hàng ngày và vật dụng trong gia đình, một phần bán ra ngoài thị trường góp phần tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình.

Nguồn thu tiếp theo là từ chăn nuôi, chiếm 21,3% ở hộ nghèo và 25,3% ở hộ thoát nghèo so với tổng thu nhập của cả hộ trong 1 năm. Cộng đồng dân cư buôn Drăng Phok sinh sống trong vùng lõi VQGYD vì vậy tập quán chăn thả gia súc rông trong rừng vẫn còn tồn tại. Các nguồn thu khác cũng góp phần gia tăng tổng thu nhập của cả hộ trong 1 năm như lương, phụ cấp, làm nghề, làm thuê, dệt thổ cẩm, đan lát, dịch vụ và buôn bán, chiếm 16,5% tổng thu ở hộ nghèo và 6,9% ở hộ thoát nghèo.

Nguồn thu nhập từ các sản phẩm của DNN chiếm khoảng hơn 1/10 trong tổng cơ cấu thu nhập của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng đệm và vùng lõi VQGYD, chiếm 13% tổng thu nhập của hộ nghèo và 11% tổng thu nhập của hộ thoát nghèo. Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn t ở mức P < 0,05 cho thấy chưa có sự khác biệt về nguồn thu này giữa hai nhóm kinh tế hộ nghèo và thoát nghèo. Điều này chứng tỏ cộng đồng dân cư ở các vùng đệm và vùng lõi VQGYD tiếp cận đến nguồn tài nguyên sinh vật của các vùng DNN là như nhau, không phân biệt đối tượng kinh tế hộ. Đa phần người dân đến các vùng DNN để thu hái các loài thực vật thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ và săn bắt các loài động vật rừng. Thực vật thường được sử dụng như làm thực phẩm hàng ngày trong gia đình và làm thuốc theo truyền thống kinh nghiệm bản địa. Các loài động vật rừng xuất hiện bên trong và xung quanh các bàu trảng thường được săn bắt, một phần làm thức ăn trong gia đình, một phần được đem bán ngoài thị trường. Phần thu nhập từ DNN này tuy chỉ chiếm một phần trong tổng thu nhập của gia đình nhưng việc tác động vào các vùng DNN này lại được diễn ra thường xuyên ở cộng đồng dân cư vùng đệm và vùng lõi. Điều này cho thấy đời sống của người dân vẫn còn phụ thuộc vào các vùng DNN. Tuy nhiên, việc quản lý các hoạt động này vẫn đang gặp nhiều khó khăn do tập quán sinh sống, cư trú của cộng đồng các dân tộc ở đây gắn liền với VQGYD, với các vùng DNN. Do đó, cần phải có những giải pháp hài hòa trong việc đảm bảo đời sống của người dân cũng như phát triển bền vững và bảo tồn các vùng DNN tự nhiên trong hệ sinh thái rừng khộp VQGYD.

Nguồn thu nhập từ đất vườn hộ và cây công nghiệp, cây lâu năm chiếm tỷ trọng khá thấp, không đáng kể trong tổng thu nhập của toàn hộ. Trong đó, nguồn thu từ đất vườn hộ chiếm khoảng 3% trong tổng thu nhập ở hộ nghèo và hộ thoát nghèo. Nguồn thu từ cây công nghiệp, cây lâu năm như điều chiếm 1,5% ở hộ nghèo và 5,5% ở hộ thoát nghèo. Nguồn thu này cho thấy người dân không quan tâm đến tầm quan trọng trong việc phát triển các loài cây công nghiệp, chỉ chú ý đến phát triển cây ngắn ngày, cây hàng năm để cung cấp lương thực, trong khi nguồn thu nhập từ cây công nghiệp rất lớn, có thể giúp người dân vừa nâng cao mức thu nhập vừa tích lũy tái sản xuất và phát triển đời sống.

Mối quan hệ giữa đói nghèo với sự phụ thuộc vào tài nguyên DNN trong hệ sinh thái rừng khộp được xem xét thông qua mối quan hệ giữa thu nhập với mức độ tác động vào các vùng DNN. Mức độ tác động vào các vùng DNN được xác định theo buôn thôn, trên cơ sở phân loại khả năng tiếp cận, sự ảnh hưởng và phụ thuộc vào các vùng DNN. Trong vùng đệm và vùng lõi VQGYD lựa chọn ba buôn thôn với ba mức độ tác động khác nhau từ thấp, trung bình đến cao. Mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ tác động vào các vùng DNN tự nhiên được xác định dựa vào phân tích phương sai 2 nhân tố 1 lần lặp, trong đó 2 nhân tố khảo sát là nhóm kinh tế hộ và mức độ tác động vào các vùng DNN. Số liệu so sánh là các khoản thu nhập bao gồm bình quân thu nhập của hộ và bình quân thu nhập từ các vùng DNN trong 1 năm.

Bảng 4.12 Bình quân thu nhập/năm theo 2 nhân tố nhóm kinh tế và mức độ tác động vào các vùng DNN Đơn vị: Đồng Các khoản thu nhập chính (đồng) Nhóm kinh tế hộ

Mức độ tác động đến DNN của buôn thôn

3: Cao (Buôn Drăng Phok) 2: Trung bình (Buôn Trí B) 1: Thấp (Buôn N'Drếch B)

Bình quân thu nhập hộ/năm Nghèo 17.644.438 7.724.067 16.391.917

Các khoản thu nhập chính (đồng)

Nhóm kinh tế hộ

Mức độ tác động đến DNN của buôn thôn

3: Cao (Buôn Drăng Phok) 2: Trung bình (Buôn Trí B) 1: Thấp (Buôn N'Drếch B) Bình quân thu nhập từ ĐNN của hộ/năm Nghèo 4.437.938 253.667 1.079.333 Thoát nghèo 6.842.000 547.333 2.287.000

Bảng 4.13 Kết quả phân tích phương sai 2 nhân tố (Mức độ tác động và Nhóm kinh tế hộ) 1 lần lặp về các loại thu nhập

Bình quân thu nhập Nhân tố F F crit

Bình quân thu nhập hộ/năm Mức độ tác động 48,01 19,00 Nhóm kinh tế hộ 4,02 18,51

Bình quân thu nhập từ ĐNN của hộ/năm

Mức độ tác động 26,63 19,00

Nhóm kinh tế hộ 4,54 18,51

Kết quả phân tích phương sai cho thấy

- Với nhân tố mức độ tác động: Mức độ tác động khác nhau của từng buôn có sự sai khác trong bình quân thu nhập của hộ và bình quân thu nhập từ DNN trong 1 năm. Như vậy đối với các buôn còn giữ truyền thống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cao được phản ảnh rõ ràng qua thu nhập từ DNN.

- Với nhân tố nhóm kinh tế hộ: Chưa nhận thấy có sự sai khác về nhân tố nhóm kinh tế hộ trong bình quân thu nhập của hộ và bình quân thu nhập từ DNN trong 1 năm. Điều này cho thấy đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây, cho dù đã thoát nghèo nhưng vẫn theo tập quán sử dụng tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên DNN nói riêng.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tài nguyên đất ngập nước trong hệ sinh thái rừng khộp và đời sống của các cộng đồng thiểu số ở vườn quốc gia yok đôn, tỉnh đắk lắk (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)