3.1.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn tại một số địa phương
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng nói riêng và thú y nói chung. Chỉ tiêu này biểu thị sự tồn tại của giun lươn với mức độ nhiều hay ít ở ký chủ, đồng thời biểu thị mức độ nguy hại do giun lươn gây ra cho ký chủ.
Xét nghiệm phân của 1546 trâu bò ở các lứa tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun lƣơn tại một số địa phƣơng Địa phƣơng (huyện, thành, thị) Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con ) Tỷ lệ (%) Cƣờng độ nhiễm (số trứng/ g phân) ≤500 >500-800 >800-1000 >1000 n (%) n (%) n (%) n (%) Đồng Hỷ 542 134 24,72 68 50,75 42 31,34 18 13,43 6 4,48 Sông Công 520 77 14,81 43 55,84 23 29,87 8 10,39 3 3,90 Thái Nguyên 484 54 11,16 34 62,96 12 22,22 6 11,11 2 3,70 Tính chung 1546 265 17,14 145 54,72 77 29,06 32 12,08 11 4,15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:
Về tỷ lệ nhiễm: trong tổng số 1546 trâu, bò kiểm tra có 265 trâu, bò nhiễm giun lươn, tỷ lệ nhiễm chung là 17,14%; biến động từ 11,16% - 24,72%. Trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở huyện Đồng Hỷ (24,72%), sau đến là thị xã Sông Công (14,81%), thấp nhất là ở thành phố Thái Nguyên (11,16%).
So sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi thấy: Tỷ lệ nhiễm giun lươn trâu bò tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên tương đương với số liệu của Phan Địch Lân (1985) [14] về tình hình nhiễm giun lươn ở trâu Murra nuôi tại Phùng Thượng (4,5 – 18%), thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phocharoen C. và cs (1999) [55] (26,57%), cao hơn kết quả nghiên cứu của Lay K. K. và cs (2007) [49] (7,4%).
Trâu, bò ở các địa phương của tỉnh Thái Nguyên đều nhiễm giun lươn ở cường độ nhẹ đến rất nặng. Trong tổng số 265 trâu, bò nhiễm giun lươn có 145 trâu, bò nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 54,72%; có 77 trâu, bò nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm tỷ lệ 29,06%; 32 trâu, bò nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 12,08% và có 11 trâu, bò nhiễm ở cường độ rất nặng, chiếm tỷ lệ 4,15%. Như vậy, trâu, bò nuôi tại 3 huyện, thị, thành của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu nhiễm ở cường độ nhẹ và trung bình.
Từ kết quả của bảng 3.1, chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn khác nhau giữa các địa phương và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, thời tiết khí hậu… Qua điều tra, chúng tôi thấy, hầu hết người chăn nuôi trâu, bò ở 3 địa phương đều không chú ý đến vấn đề vệ sinh thú y, đặc biệt là khâu thu gom phân ủ; số lớn trâu, bò đều không được định kỳ tẩy giun, dẫn đến trâu, bò còi cọc, chậm lớn, sinh sản kém. Đó là lý do trâu bò nuôi ở các huyện, thị, thành đều có tỷ lệ nhiễm giun lươn khá cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trịnh văn Thịnh và cs (1978) [25] cho biết, sự phân bố theo vùng của các loài giun sán quyết định phần lớn tình hình nhiễm giun sán ở gia súc. Ngoài ra còn phải kể đến các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thức ăn nước uống và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến sức chống đỡ của gia súc đối với giun sán. Như vậy, theo Trịnh Văn Thịnh điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của giun sán, trong đó có giun lươn.
Theo chúng tôi, trâu bò ở tỉnh Thái Nguyên nhiễm giun lươn với tỷ lệ khá cao và nhiều con nhiễm nặng, cũng xuất phát từ những nguyên nhân như các tác giả nói trên đã đề cập. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn trâu bò được thể hiện rõ hơn ở hình 3.1 và 3.2.
0 5 10 15 20 25
H. Đồng Hỷ Tx. Sông Công Tp. Thái Nguyên
Tỷ lệ nhiễm (%)
Địa phương 24,72%
14,81%
11,16%
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun lƣơn tại một số địa phƣơng ở Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
≤500 >500-800 >800-1000 >1000
Hình 3.1 và 3.2 là biểu đồ thể hiện tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở 3 địa phương nghiên cứu, cho thấy rõ hơn những kết quả ghi ở bảng 3.1.
3.1.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi trâu bò
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [25], tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh ký sinh trùng. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm theo tuổi là một chỉ tiêu xác định gia súc lứa tuổi nào nhiễm giun lươn nhiều nhất, để từ có có kế hoạch phòng trị bệnh thích hợp.
Để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo tuổi trâu bò, chúng tôi đã xét nghiệm mẫu phân trâu, bò ở tất cả các lứa tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: trâu, bò ở các lứa tuổi đều nhiễm giun lươn, nhưng lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn giảm dần theo tuổi trâu bò từ 59,64% - 6,61%.
- Giai đoạn dưới 6 tháng tuổi: giai đoạn này bê, nghé nhiễm giun lươn với tỷ lệ cao nhất (59,64%). Trong đó có nhiều bê, nghé nhiễm ở cường độ nặng (15,79%) và rất nặng (6,77%).
Hình 3.2. Biểu đồ cƣờng độ nhiễm giun lƣơn tại một số địa phƣơng ở Thái Nguyên
54,72% 29,06%
12,08%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi: tỷ lệ nhiễm giun lươn giảm so với giai đoạn dưới 6 tháng tuổi nhưng vẫn ở mức độ cao (21,58%). Ở giai đoạn này, bê nghé nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ (63,46%) và trung bình (25,00%), nhiễm cường độ nặng (9,62%) và rất nặng (1,92%) ít hơn so với giai đoạn trước.
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun lƣơn theo tuổi trâu bò Tuổi trâu bò (tháng tuổi) Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con ) Tỷ lệ (%) Cƣờng độ nhiễm (số trứng/ g phân) ≤500 >500-800 >800-1000 >1000 n (%) n %) n (%) n (%) ≤ 6 223 133 59,64 64 48,12 39 29,32 21 15,79 9 6,77 > 6 - 12 241 52 21,58 33 63,46 13 25,00 5 9,62 1 1,92 > 12 - 24 159 19 11,95 13 68,42 4 21,05 1 5,26 1 5,26 > 24 923 61 6,61 35 57,38 21 34,43 5 8,20 0 0 Tính chung 1546 265 17,14 145 54,72 77 29,06 32 12,08 11 4,15
- Giai đoạn 12 – 24 tháng tuổi: tỷ lệ nhiễm giun lươn tiếp tục giảm đến 11,95%. Trâu, bò nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ (68,42%), cường độ nặng và rất nặng giảm xuống còn 5,26%.
- Giai đoạn trên 24 tháng tuổi: giai đoạn này trâu, bò nhiễm giun lươn với tỷ lệ thấp nhất (6,61%), tập trung ở cường độ nhẹ (57,38%), giảm ở cường độ nhiễm trung bình (34,43%) và thấp nhất ở cường độ nhiễm nặng (8,20%), không có trâu, bò nào nhiễm ở cường độ nhiễm rất nặng.
Kết quả trên cho thấy: trâu bò ở các lứa tuổi đều nhiễm giun lươn, nhưng ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ và cường độ nhiễm cũng khác nhau. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn giảm dần theo tuổi trâu, bò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biến động nhiễm giun lươn theo tuổi trâu, bò được minh họa qua đồ thị ở hình 3.3. 0 10 20 30 40 50 60 70 ≤ 6 > 6 - 12 > 12 - 24 > 24 Tỷ lệ nhiễm (%)
Đồ thị ở hình 3.3 cho thấy, đường biểu diễn biến động nhiễm giun lươn theo tuổi bắt đầu từ phía trên (bên trái) dốc xuống phía dưới (bên phải) chứng tỏ tỷ lệ nhiễm giun lươn giảm dần theo tuổi trâu bò.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu và nhận xét của tác giả Phạm Xuân Dụ (1974), Phan Địch Lân (1985) [14]. Các tác giả đều cho rằng: trâu, bò ở các lứa tuổi đều nhiễm giun lươn, nhưng tỷ lệ nhiễm nhiều hơn ở lứa tuổi dưới 6 tháng tuổi. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [9], bệnh giun lươn thấy nhiều ở súc vật non, súc vật lớn có nhiễm ấu trùng gây nhiễm nhưng khó phát triển thành giun trưởng thành. Gia súc già yếu cũng có thể mắc bệnh.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn biến động giảm theo tuổi, theo chúng tôi có thể giải thích như sau: giai đoạn dưới 12 tháng tuổi, cơ thể bê, nghé còn non, sức đề kháng kém, dễ cảm nhiễm với mầm bệnh hơn so với
Hình 3.3. Đồ thị biến động nhiễm giun lƣơn theo lứa tuổi trâu bò
Tỷ lệ %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
trâu, bò trưởng thành. Trâu, bò trưởng thành có sức đề kháng cao hơn nên tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn thấp hơn rõ rệt, thậm chí ở lứa tuổi trên 24 tháng tuổi, cường độ nhiễm nặng rất ít, không có trâu, bò nhiễm rất nặng.
3.1.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn theo mùa vụ
Để xác định tỷ lệ nhiễm giun lươn theo mùa vụ, chúng tôi đã theo dõi tình hình nhiễm giun lươn trâu, bò trong hai mùa vụ: Đông – Xuân và Hè – Thu.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.4.
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun lƣơn theo mùa vụ Địa phƣơng (huyện, thị, thành) Mùa vụ Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con ) Tỷ lệ (%) Cƣờng độ nhiễm (số trứng/ g phân) ≤500 >500- 800 >800- 1000 >1000 n (%) n (%) n (%) n (%) Đồng Hỷ Đông - Xuân 215 45 20,93 20 44,44 15 33,33 9 20,00 1 2,22 Hè -Thu 327 89 27,22 48 53,93 27 30,34 9 10,11 5 5,62 Sông Công Đông - Xuân 246 24 9,76 14 58,33 8 33,33 2 8,33 0 0 Hè -Thu 274 53 19,34 29 54,72 15 28,30 6 11,32 3 5,66 Thái Nguyên Đông - Xuân 238 19 7,98 12 63,16 5 26,32 2 10,53 0 0 Hè -Thu 246 35 13,82 22 62,86 7 20,00 4 11,43 2 5,71 Tính chung Đông - Xuân 699 88 12,59 46 52,27 28 31,82 13 14,77 1 1,14 Hè -Thu 847 177 20,90 99 55,93 49 27,68 19 10,73 10 5,65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 5 10 15 20 25
Đông - Xuân Hè -Thu
Tỷ lệ%
Mùa vụ 12,59%
20,90%
Bảng 3.3 và biểu đồ ở hình 3.4 cho thấy:
- Vụ Đông – Xuân: kiểm tra 699 trâu, bò có 88 trâu, bò nhiễm giun lươn, chiếm tỷ lệ 12,59%. Trong đó, trâu bò nhiễm giun lươn ở cường độ nhẹ có 46 con, chiếm tỷ lệ 52,27%; nhiễm trung bình có 28 con, chiếm tỷ lệ 31,82%; nhiễm nặng có 13 con, chiếm tỷ lệ 14,77% và nhiễm rất nặng có 1 con, chiếm tỷ lệ 1,14%.
- Vụ Hè - Thu: kiểm tra 847 trâu, bò có 177 con nhiễm giun lươn, chiếm tỷ lệ 20,90%. Trong đó, trâu, bò nhiễm giun lươn ở cường độ nhẹ có 99 con, chiếm tỷ lệ 55,93%; nhiễm ở cường độ trung bình có 49 con, chiếm tỷ lệ 27,68%; nhiễm nặng có 19 con, chiếm 10,73% và rất nặng có 10 con, chiếm tỷ lệ 5,65%.
Như vậy, vụ Hè – Thu tỷ lệ trâu, bò nhiễm giun lươn cao hơn so với vụ Đông – Xuân, tương ứng là 20,90% và 12,59%, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). Theo Yazwinski T. A. và cs (1975) [63]: Bò bị nhiễm
Strongyloides papillosus cao nhất là vào tháng 5 – 6 và thấp nhất vào tháng 1
– 2. Phạm Xuân Dụ (1974) cho biết: bệnh giun lươn thường xảy ra vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (tháng 5, 6, 7) (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh và cs,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
1978) [25]). Phan Địch Lân và cs (2002) [15] cho rằng, bệnh giun lươn xảy ra quanh năm, nhưng nhiễm cao hơn vào mùa Hè – Thu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét: vụ Hè – Thu thời tiết ấm và ẩm ướt, nhiệt độ và độ ẩm rất phù hợp cho sự phát triển của ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh. Ở điều kiện này, ấu trùng có sức gây bệnh có thể sống ở môi trường ngoài lâu hơn, do vậy khả năng trâu, bò nhiễm ấu trùng rất cao.
Đặc điểm khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều. Tuy sự biến động về khí hậu không thật lớn giữa các mùa, song vụ Hè – Thu vẫn là thời gian thích hợp nhất cho sự phát triển của nhiều loại ký sinh trùng, trong đó có giun lươn. Vì những lý do trên mà trâu, bò ở vụ Hè – Thu nhiễm giun lươn nhiều và nặng hơn vụ Đông – Xuân. Từ đó, chúng tôi thấy rằng, để hạn chế mức độ tác động của giun lươn trên đàn trâu bò, cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, định kỳ tẩy giun, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, thu gom phân rác để ủ nhằm tiêu diệt trứng và ấu trùng giun lươn, nhất là trong vụ Hè – Thu.
3.1.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở trâu và ở bò
Chúng tôi đã xét nghiệm 831 mẫu phân trâu và 715 mẫu phân bò tại 3 huyện, thị, thành của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở trâu và ở bò được thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.5.
Qua bảng 3.4 ta thấy:
- Ở trâu: xét nghiệm 831 con thì có 90 con nhiễm giun lươn, chiếm tỷ lệ 10,83%. Trong đó, Đồng Hỷ là huyện có tỷ lệ nhiễm cao nhất, chiếm 14,46%; tiếp đến là thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên có tỷ lệ nhiễm gần tương đương (8,64% và 8,08% ). Cường độ nhiễm nhẹ là 51,11%, nhiễm trung bình là 31,11%, nhiễm nặng là 13,33% và nhiễm rất nặng là 4,44%.
- Ở bò: xét nghiệm 715 con thì có 175 con nhiễm giun lươn, chiếm tỷ lệ 24,48%. Trong đó, huyện Đồng Hỷ là địa phương có tỷ lệ nhiễm cao nhất,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiếm 40,95%; tiếp đến là thị xã Sông Công (23,29%); thấp nhất là thành phố Thái Nguyên (13,29%). Về cường độ nhiễm: Nhiễm nhẹ là 56,47%, nhiễm trung bình là 28,00%, nhiễm nặng là 11,43% và nhiễm rất nặng là 4,00%.
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun lƣơn ở trâu và ở bò Địa phƣơng (huyện, thị, thành) Loại gia súc Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm (số trứng/ g phân) ≤500 >500-800 >800-1000 >1000 n (%) n (%) n (%) n (%) Đồng Hỷ Trâu 332 48 14,46 20 41,67 17 35,42 8 16,67 3 6,26 Bò 210 86 40,95 48 55,81 25 29,07 10 11,63 3 3,49
Sông Công Trâu 301 26 8,64 15 57,69 7 26,92 3 11,54 1 3,85 Bò 219 51 23,29 28 54,90 16 31,37 5 9,80 2 3,92 Thái Nguyên Trâu 198 16 8.08 11 68,75 4 25,00 1 6,25 0 0,00 Bò 286 38 13,29 23 60,53 8 21,05 5 13,16 2 5,26 Tính chung Trâu 831 90 10,83 46 51,11 28 31,11 12 13,33 4 4,44 Bò 715 175 24,48 99 56,57 49 28,00 20 11,43 7 4,00 0 5 10 15 20 25 Trâu Bò Tỷ lệ % Trâu bò 10,83% 24,48%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu đồ ở hình 3.5 cho thấy: cột biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun lươn ở bò cao hơn rõ rệt so với cột biểu diễn tương ứng ở trâu. Biểu đồ này minh họa rõ hơn kết quả được ghi ở bảng 3.4.
3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng giun lươn ở ngoại cảnh
3.1.2.1. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng giun lươn ở chuồng trâu bò
Để kiểm tra sự ô nhiễm trứng giun lươn ở nền chuồng trâu bò, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra xét nghiệm cặn nền chuồng trâu, bò ở 3 địa phương của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Sự ô nhiễm trứng giun lƣơn ở chuồng trâu bò Địa phƣơng (huyện,
thị, thành)
Số mẫu
kiểm tra Số mẫu (+) Tỷ lệ (%)
Đồng Hỷ 124 19 15,32
Sông Công 115 11 9,57
Thái Nguyên 130 8 6,15
Tính chung 369 38 10,30
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: