Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh giun lươn (strongyloidosis) ở trâu, bò tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 32 - 34)

Nước ta, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, là điều kiện rất thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun lươn phát triển ở ngoại cảnh. Bệnh giun lươn là một bệnh có tỷ lệ nhiễm khá cao ở trâu, bò, dê, cừu, bê, thỏ, gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ chăn nuôi.

Ở vùng nửa đồi núi tỉnh Ninh Bình (rừng quốc gia Cúc Phương và nông trường Phùng Thượng), Phan Địch Lân và cs (1974) đã phát hiện thấy

Strongyloides papillosus ở trâu.

Đào Hữu Thanh (1975) [21] điều tra bệnh ký sinh trùng ở một số cơ sở chăn nuôi thuộc 5 khu vực khác nhau thấy trâu bò nhiễm Strongyloides và nhiều loại giun tròn khác.

Qua theo dõi nhiều năm ở các nông trường quốc doanh miền Bắc Việt Nam, Phạm Xuân Dụ nhận xét: giun lươn gây tác hại chủ yếu ở gia súc non,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhất là bê nghé từ 1 - 6 tháng tuổi. Có những đàn bê còi cọc, suy nhược, có tỷ lệ chết cao (có khi 20 – 50%).

Trâu, bò từ 2 năm tuổi trở lên đã có sức chống đỡ khá với các loài giun tròn, những bệnh do giun tròn gây ra không nặng, nhưng chúng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm cho gia súc non.

Tỷ lệ nhiễm Strongyloides ở bê 1 - 6 tháng tuổi là 60,12%; bê 7 - 12 tháng tuổi là 12%; bê 13 - 24 tháng tuổi là 11%; trên 24 tháng tuổi là 2%.

Phạm Xuân Dụ (1971 - 1974) theo dõi bệnh giun lươn trên 130 bê từ sơ sinh đến sáu tháng tuổi tại một nông trường thấy: bê thải trứng giun lươn theo phân sớm nhất là 13 ngày sau khi đẻ; bê từ 1 - 4 tháng tuổi có tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm cao nhất. Tỷ lệ bê cảm nhiễm giun lươn cao hơn giun đũa. Theo dõi bê từ 20 - 90 ngày tuổi, thấy có 6 con bị ỉa chảy, 5 con bị ỉa chảy kết hợp viêm phổi và 1 con viêm phổi. Tác giả thấy tình hình nhiễm một số loài giun tròn như sau: giun lươn 12/ 12, giun đũa 5/ 12, giun tóc 4/ 12. Trứng của các loài giun tròn khác chỉ thấy ở bê từ 52 ngày tuổi trở lên. Một số bê có sức khỏe tốt, và số lượng trứng giun lươn thấp trong phân, thì không thấy phát bệnh. Tỷ lệ phát bệnh cao nhất ở bê từ 1 - 2 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giun vẫn cao nhưng tỷ lệ phát bệnh giảm (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978) [25].

Phan Địch Lân (1985) [14] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun lươn ở trâu Murra nuôi tại Phùng Thượng qua các năm như sau:

Năm 1978 tỷ lệ nhiễm giun lươn là 4,5% Năm 1979 tỷ lệ nhiễm giun lươn là 8% Năm 1980 tỷ lệ nhiễm giun lươn là 10% Năm 1981 tỷ lệ nhiễm giun lươn là 12% Năm 1982 tỷ lệ nhiễm giun lươn là 18%

Tỷ lệ nhiễm giun lươn ở trâu Murra nuôi ở hợp tác xã Trực Chính và Khánh Phú:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trâu dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 35%. Trâu dưới 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 25%. Trâu trưởng thành tỷ lệ nhiễm là 12%.

Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (1997) [7] cho biết: tỷ lệ nhiễm

Strongyloides papillosus ở dê là 12,8%, trong đó cường độ nhiễm nặng và rất

nặng chiếm 23,1%.

Dê nhiễm Strongyloides papillosus tăng từ 1 – 4 tháng tuổi đến 5 – 8 tháng tuổi (22,5% - 23,2%), từ 9 tháng tuổi trở đi tỷ lệ nhiễm giun giảm dần, tương ứng: Giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 17%, giai đoạn 13 – 24 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 17,8%, giai đoạn trên 24 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 10,2%. (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1997) [8].

Viện thú y quốc gia (2002) [34] cho rằng tỷ lệ nhiễm giun lươn ở dê và loài nhai lại ở miền Bắc nước ta là 24,5%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh giun lươn (strongyloidosis) ở trâu, bò tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 32 - 34)