Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh giun lươn (strongyloidosis) ở trâu, bò tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 34 - 98)

Hovorka J. và cs (1975) [42] cho biết, sử dụng Fenbendazole với liều

5 mg/ Kg TT để tẩy cho trâu bò nhiễm Strongyloides papillosus đạt hiệu

quả 100%.

Điều tra xác định tỷ lệ nhiễm theo mùa vụ của giun sán đường tiêu hóa ở bò sữa Maine, Yazwinski T. A. và cs (1975) [63] kết luận: tỷ lệ nhiễm

Strongyloides papillosus ở bò là 64,6%, tỷ lệ nhiễm cao nhất vào tháng 5 - 6

và thấp nhất vào tháng 1 – 2.

Theo Horchner F. và cs (1978) [41], tỷ lệ chết của nghé trong 6 tháng

đầu sau khi sinh ở vùng Đông Nam Thái Lan tới 30% do Strongyloides

papillosusNeoascaris vitulorum.

Theo Usanakorkul S. (1987) khoảng 10 – 30% nghé ở Thái Lan bị chết trước khi chúng cai sữa bởi nguyên nhân là ký sinh trùng (dẫn theo Lê Thị Thanh Nhàn, 2008) [19].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Panchadcharam và cs (1988) [54], dùng thuốc Oxfendazol và Ivermectin trên 75 bê bị nhiễm Strongyloides papillosus thấy hiệu lực đạt trên 80%.

Sattawaphaet W. (1989) [57] cho trâu, bò uống một liều duy nhất

Thiophanate là 50 mg/ Kg TT, hiệu lực tẩy Strongyloides papillosus đạt

90,8 – 96,3%.

Nikitin V. F. (1990) [52] cho biết: tỷ lệ nhiễm Strongyloides papillosus

ít xảy ra ở bê 13 - 15 ngày tuổi, nhiễm nhiều ở bê 1 - 2 tháng tuổi trở lên.

Trong trường hợp bê bị nhiều bệnh nhiễm trùng thì tỷ lệ nhiễm Strongyloides

papillosus là 31,2% cho bê từ 1 - 2 tháng tuổi. Trong trường hợp bê bị một

bệnh nhiễm trùng tỷ lệ nhiễm Strongyloides papillosus là 9,1%.

Tassi P. và cs (1990) [59] cho biết: sử dụng Ivermectin trên 34 bê được

gây nhiễm Strongyloides papillosus bằng cách tiêm dưới da với liều 0,2 mg/

Kg TT cho hiệu quả điều trị 99%.

Taira N. và cs (1991) [58] cho biết: 152 bê bị chết ở 3 trang trại phía

Nam Nhật Bản, xét nghiệm phân thấy nhiễm Strongyloides papillosus nặng,

kèm theo những tổn thương ở mô phổi do sự di hành của ấu trùng. Tác giả sử dụng Thiabendazole hoặc Ivermectin để điều trị bệnh thì không còn thấy bê bị chết nữa.

Zhang xie Hongliao Yiqiang (1991) [64] nghiên cứu vòng đời của

Strongyloides ở trâu tại Quảng Tây Trung Quốc thấy có chu kỳ sống tự do và

chu kỳ một ký chủ. Chu kỳ sống tự do gián tiếp phát triển, trứng giun phát triển thành ấu trùng và thành ấu trùng có sức gây bệnh, sau đó phát triển thành giun đực và giun cái trưởng thành. Chu kỳ phát triển trực tiếp, trứng phát triển thành ấu trùng rồi thành ấu trùng có sức gây bệnh. Strongyloides phát triển thành con cái trưởng thành mất ít nhất 8 ngày sau khi nhiễm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Islam F. M. S. (1992) [43] nghiên cứu tỷ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng ở trâu tại Bangladesh kết quả cho thấy trâu mắc tới 14 loài giun tròn, trong đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỷ lệ nhiễm Strongyloides papillosus từ 14,8% - 21,6%.

Tsuji N. và cs (1992) [60] tiến hành gây nhiễm Strongyloides papillosus

cho 8 bê kết quả thấy 6 bê bị chết sau 11 - 16 ngày gây nhiễm với các biểu hiện nhịp tim tăng, rung tâm thất. Các tác giả kết luận rằng bê bị nhiễm nặng bị chết do tim ngừng đập đột ngột.

Ura S. và cs (1992) [61] tiến hành gây nhiễm cho 4 bê với số lượng

Strongyloides papillosus khác nhau thấy: tần số hô hấp tăng lên, nhiệt độ cơ

thể gần như bình thường, chỉ có 1 bê thấy tăng nhẹ sau 2 - 3 ngày gây nhiễm

và 2 bê tăng 10C sau 7 ngày gây nhiễm.

Jones R. M. và cs (1993) [45] nghiên cứu trên 634 trâu bò ở khắp Bắc

Mỹ và châu Âu để đánh giá hiệu quả của Doramectin với Strongyloides

papillosus và các loại giun tròn khác. Tác giả sử dụng liều 200 mg/ Kg TT

Doramectin cho hiệu quả đạt 99,6% với Strongyloides papillosus và nhiều loại

giun tròn khác.

Nakanishi và cs (1993) [51] tiến hành kiểm tra sinh hóa, huyết học và

thay đổi mô học của 9 bê sau gây nhiễm Strongyloides papillosus. Kết quả 6

bê chết đột ngột với liều gây nhiễm cao, còn 3 con sống với liều gây nhiễm thấp hơn. Các chỉ số huyết học của bê nhiễm Strongyloides papillosus thay đổi không rõ rệt ngoại trừ số lượng bạch cầu ái toan tăng lên. Một trong 4 con giảm đường huyết sau khi chết.

Sangvaraond A. và cs (1993) [56] nghiên cứu mẫu phân của 192 bê bản

địa từ 1 – 6 tháng tuổi thấy tỷ lệ nhiễm Strongyloides papillosus là 19,8%.

Nakamura Y. và cs (1998) [50] cho rằng: bê và cừu nhiễm

Strongyloides papillosus ở cường độ nặng có biểu hiện bị ngừng tim do rung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho bê và cừu nhiễm giun lươn thấy, sau khi dùng nhịp tim tăng nhanh và giảm dần sau 10 giờ, sau đó lại tăng nhanh và biến mất sau 39 giờ điều trị.

Phocharoen C. và cs (1999) [55] nghiên cứu sự ô nhiễm của trứng giun lươn trên 143 con bê và bò sữa thấy: tỷ lệ nhiễm là 26,57%. Các gia súc đã được tẩy trước đó 4 tháng bởi Albendazole đã ít bị ô nhiễm trứng hơn so với nhóm không được điều trị. Các chuyên gia khuyến cáo nên tẩy giun cho bê 4 tháng một lần.

Ribeiro M. G. (2000) [53] kiểm tra phân của 106 bê nghé ở giai đoạn 3 – 45 ngày tuổi tại Brazil, trong đó có 48 con bị tiêu chảy và 58 con không bị tiêu chảy, kết quả cho thấy: có 40/48 con bị tiêu chảy thấy nhiễm

Strongyloides papillosus (chiếm tỷ lệ 83,33%) và 49/58 con không bị tiêu

chảy thấy nhiễm Strongyloides papillosus (chiếm tỷ lệ 84,48%). Strongyloides

papillosus là ký sinh trùng phổ biến nhất ở bê nghé, xảy ra ở tuần tuổi đầu tiên. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở tuần tuổi thứ 4 (chiếm 50%).

Kulisic Z. và cs (2003) [47] kiểm tra phân của bê từ sơ sinh đến 6 tháng

tuổi ở Serbia thấy: tỷ lệ nhiễm Strongyloides papillosus là 24,83%, trong đó,

tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở lứa tuổi 1 – 2 tháng tuổi (> 40%), tiếp đến là lứa tuổi 4 – 6 tháng tuổi (> 30%) và thấp nhất là lứa tuổi dưới 1 tháng tuổi (khoảng 17%). Tác giả phát hiện thấy bê thải trứng ở ngày tuổi thứ 18 sau khi sinh.

Jiménez - Rocha A. E. (2007) [44] tiến hành khảo sát kiểm tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa tại 2 trang trại bò thịt ở Costa Rica, kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quả cho thấy: tỷ lệ nhiễm Strongyloides papillosus ở hai trang trại lần lượt là

29,8% và 31,7%. Tác giả nhận xét tuổi gia súc và lượng mưa có ảnh hưởng

đến tỷ lệ nhiễm Strongyloides papillosus ở bò.

Theo Kvac M. và cs (2007) [48], tỷ lệ và cường độ nhiễm Strongyloides

papillosus trên các đàn bò ở cao nguyên của Nam Bohemia (Cộng hòa Séc).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

1902 mẫu phân có 4,3% mẫu dương tính, cường độ nhiễm bình quân 5000 trứng, cũng tìm thấy trứng giun lươn ở những bê bị chết đột ngột và không có dấu hiệu lâm sàng trước khi chết. Thay đổi bệnh lý ở phổi gây ra do sự di hành của ấu trùng với biểu hiện như có u hạt viêm mủ và bạch cầu ái toan tăng lên trong quá trình viêm.

Lay K. K. (2007) [49] phân tích 690 mẫu phân trâu bò từ 6 vùng khác

nhau thấy: tỷ lệ nhiễm Strongyloides là 7,4%, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở bê 5 tuần

tuổi (15%). Các tác giả nghi ngờ Strongyloides papillosus có thể truyền qua nhau thai, quan sát thấy những trang trại dùng Ivermectin thì tỷ lệ nhiễm

Strongyloides thấp hơn.

Wymann M. N. và cs (2008) [62] xét nghiệm 694 con bê ở vùng Bamako Mali trong 2 năm 2003 – 2004 cho biết: bê 0 – 1 tháng tuổi tỷ lệ

nhiễm Strongyloides papillosus là 39%, 2 – 3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 59%, 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Trâu bò các lứa tuổi ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh giun lươn ở trâu, bò.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

- Địa bàn triển khai đề tài: Thị xã Sông Công, TP Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ.

Chúng tôi lựa chọn 3 huyện, thành, thị của tỉnh Thái Nguyên để thực hiện đề tài nghiên cứu dựa trên các cơ sở sau:

+ Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi ở phía Bắc có tổng đàn trâu bò tương đối lớn.

+ Ba địa phương trên có phương thức chăn nuôi đa dạng, vừa chăn nuôi theo quy mô tập trung, vừa có hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình.

- Địa điểm xét nghiệm: phòng thí nghiệm khoa chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm huyết học và truyền máu – Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu: tháng 10/ 2010 đến tháng 9/ 2011.

2.1.4. Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu phân tươi của trâu bò các lứa tuổi.

- Mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt, mẫu nước đọng ở bãi chăn thả trâu bò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mẫu máu (để xác định sự thay đổi một số chỉ số huyết học).

- Dung dịch muối NaCl bão hoà, kính hiển vi quang học có hệ thống màn hình.

- Buồng đếm Mc. Master, máy ly tâm và một số dụng cụ thí nghiệm khác. - Thuốc điều trị bệnh giun lươn: Vimectin, Levamisole, Benvet 600.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn trâu, bò tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên

* Tình hình nhiễm giun lươn ở trâu, bò

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn tại một số địa phương. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo tuổi trâu bò.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo mùa vụ.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở trâu và bò.

* Nghiên cứu trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh

- Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh + Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở chuồng nuôi.

+ Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở đất xung quanh chuồng nuôi. + Sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun lươn ở bãi chăn thả.

- Sự phát triển của trứng giun lươn ở ngoại cảnh.

+ Sự phát triển của trứng giun lươn trong phân trâu bò.

+ Sự tồn tại của ấu trùng giun lươn có sức gây bệnh trong phân trâu bò.

2.2.2. Nghiên cứu bệnh giun lươn ở trâu bò

- Tỷ lệ trâu bò nhiễm giun lươn có triệu chứng lâm sàng của bệnh giun lươn.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun lươn ở trâu bò khỏe và trâu bò tiêu chảy. - Một số chỉ tiêu huyết học của trâu bò bình thường và trâu bò bị bệnh giun lươn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.3. Sử dụng thuốc tẩy giun lươn cho trâu bò và đề xuất biện pháp phòng bệnh phòng bệnh

- Hiệu lực tẩy giun lươn của một số loại thuốc. - Độ an toàn của thuốc tẩy giun lươn ở trâu bò.

- Đề xuất một số biện pháp phòng bệnh giun lươn cho trâu bò.

2.3. Bố trí thí nghiệm và phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn trâu, bò tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên phương thuộc tỉnh Thái Nguyên phương thuộc tỉnh Thái Nguyên

* Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu:

Mẫu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Mỗi huyện, thành, thị chọn 4 xã (phường), mỗi xã (phường) chọn 5 thôn (xóm) để lấy mẫu. Chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm phân của 1546 trâu, bò ở các lứa tuổi tại 3 huyện thị thành của tỉnh Thái Nguyên.

- Mẫu phân: lấy mẫu phân mới thải của trâu bò các lứa tuổi, mẫu phân

trâu bò trước và sau khi sử dụng thuốc tẩy với lượng 20 – 30 g/ mẫu. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ và mỗi túi đều có ghi nhãn: tuổi trâu, bò, điạ điểm, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun lươn ở trâu, bò:

Cường độ nhiễm được xác định bằng phương pháp đếm số trứng giun lươn trong một gam phân bằng buồng đếm Mc. Master (theo tài liệu của Hansen J. và cs (1994) [40]). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy định các cường độ nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau:

≤ 500 trứng/ gam phân: Nhiễm nhẹ

> 500 - 800 trứng/ gam phân: Nhiễm trung bình

> 800 - 1000 trứng/ gam phân: Nhiễm nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến đặc điểm dịch tễ bệnh giun lươn trâu, bò

+ Tuổi trâu bò

Chúng tôi theo dõi trên trâu bò các lứa tuổi tại 3 huyện, thị, thành là Đồng Hỷ, Sông Công, Thái Nguyên. Trâu bò ở các lứa tuổi tương đối đồng đều về tính biệt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, trong cùng một mùa vụ.

Tuổi trâu, bò được xác định bằng cách xem răng và hỏi chủ gia súc.

6 tháng tuổi

> 6 - 12 thángtuổi > 12 – 24 tháng tuổi > 24 tháng tuổi + Mùa vụ

Mùa vụ trong năm được theo dõi gồm:

- Vụ Đông - Xuân: từ tháng 10 – tháng 3 năm sau. - Vụ Hè - Thu: từ tháng 4 – tháng 9.

Chúng tôi dự kiến theo dõi ở hai mùa vụ, trâu bò tương đối đồng đều về tuổi, tính biệt, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

+ Trạng thái phân

Trạng thái phân được đánh giá bằng các mức: phân lỏng, phân bình thường.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng giun lươn ở ngoại cảnh

* Phương pháp nghiên cứu tình trạng ô nhiễm trứng giun lươn trâu, bò ở chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi.

+ Phương pháp thu thập mẫu:

- Mẫu cặn nền chuồng: tại mỗi ô chuồng lấy mẫu cặn ở 4 góc chuồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

mẫu). Mỗi mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ và mỗi túi đều có ghi nhãn: địa điểm, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày.

- Mẫu đất khu vực xung quanh chuồng nuôi: trong khoảng cách 5 m

xung quanh chuồng trâu bò, cứ 10 – 15 m2 lấy một mẫu đất bề mặt (1 mẫu khối

lượng từ 80 – 100 g, được phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và một mẫu ở giữa). + Phương pháp xét nghiệm mẫu: áp dụng phương pháp Fullerborn để phát hiện trứng.

* Phương pháp nghiên cứu sự tồn tại trứng giun lươn trâu, bò ở khu vực bãi chăn thả.

+ Phương pháp thu thập mẫu ở khu vực bãi chăn thả:

- Mẫu đất bề mặt ở khu vực bãi chăn thả trâu bò: tại mỗi khu vực chăn thả,

cứ khoảng 20 – 30 m2

lấy ngẫu nhiên ở vị trí 4 góc và ở giữa, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khối lượng khoảng 80 - 100 g/ mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có nhãn ghi: loại mẫu, địa điểm và thời gian lấy mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mẫu nước ở những vũng nước trên khu vực bãi chăn thả: dùng que khuấy đều vũng nước, lấy cốc thuỷ tinh múc khoảng 200 - 300 ml/ vũng, cho vào túi nilon nhỏ, có nhãn ghi loại mẫu, địa điểm và thời gian lấy mẫu.

+ Phương pháp xét nghiệm mẫu: xét nghiệm mẫu bằng phương pháp Fullerborn để phát hiện trứng.

Riêng đối với mẫu nước: Để mẫu nước yên tĩnh trong 30 phút – 1 giờ, gạn nước giữ lại cặn. Cho dung dịch muối NaCl bão hòa vào khuấy tan cặn. Để yên 20 phút rồi soi kính hiển vi tìm trứng giun lươn.

* Nghiên cứu sự phát triển của trứng, khả năng sống của trứng có sức gây bệnh trong phân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh giun lươn (strongyloidosis) ở trâu, bò tại một số địa phương thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 34 - 98)