Nghĩa của từ khi đoán ra từ các thành phần không có nghĩa hiện tại của từ.

Một phần của tài liệu Thuật ngữ về Vật lý (Trang 33 - 35)

của từ.

Ví dụ :

- "precarious ", theo từ nguyên là "thuộc về lời cầu nguyện" (do gốc prec-, "prayer", lời cầu nguyện), chẳng có gì gần gủi với nghĩa của nó là "phụ thuộc vào may rủi, không ổn định, không chắc, bấp bênh".

Khi đem so sánh nghĩa từ nguyên và nghĩa hiện nay của nó ta mới nhận ra rằng một "precarious situation " là một trạng huống ngoài sức người, chỉ nhờ vào may rủi và cầu khẩn.

- "decimer " của tiếng Pháp thông thường, nếu nhìn vào gốc từ dec- thì có thể đoán rằng từ này có dính dáng đến "số mười" hay "một phần mười" chớ không có nghĩa là "tàn sát, hủy diệt".

Chỉ khi biết rằng thời xưa, từ này dùng để chỉ tục lệ trừng phạt tội nổi loạn chống đối bằng cách đem lính phạm tội ra, cứ 10 người giết đi một và do đó từ này mới có nghĩa của nó hiện nay.

Ðây cũng là dịp làm ta thích tìm hiểu về từ nguyên và những từ có "lắm chuyện" lại là những từ làm ta nhớ lâu, sau khi trí tò mò được thỏa mãn. Một từ điển từ nguyên sẽ giải thích đầy đủ về cách biến hóa của từ và giúp ta hiểu biết tục lệ, tín ngưỡng xưa hay cho ta một cái nhìn có "tính người" trước sự vật.

Ví dụ từ "lunatic " có chứa gốc từ lun- có nghĩa là mặt trăng (cũng như tính từ lunar ), nhắc ta rằng, có một thời, người ta tin rằng sự mất trí, bệnh điên là do ảnh hưởng của mặt trăng.

Một ví dụ khác, từ "candidate " có gốc theo từ nguyên là "mặc áo trắng", do chuyện vào thời La-Mã, các chính trị gia, khi ra tranh cử, thường mặc áo choàng rộng màu trắng, biểu hiện sự trong sạch.

Một số sai lầm vẫn tồn tại trong thuật ngữ khoa học. Thật vậy, một số thuật ngữ không được đặt đúng cách, hoặc có nghĩa của thời khi chúng được đặt ra và có thể nay không còn đúng nữa.

Ví dụ : "atom " vẫn còn có thể tách ra từng thành phần được; "vitamins" không phải có gốc amin;

"maria" không phải là "biển" của mặt trăng; "oxygen" không phải là chất tạo nên axit.

Một số chất bị đặt tên sai : "Helium", tuy có tiếp tố -ium nhưng không phải là kim khí như người ta lầm tưởng lúc mới tìm thấy nhờ quang phổ... Khi phân tích từ, cần phải thận trọng và vận dụng hết hiểu biết và trí thông minh. Có một cuốn từ điển tốt rất cần thiết vì phải xem lại coi thử nghĩa đoán được nhờ phân tích như trên có đúng không. Phép phân tích thường chỉ giúp ta nhớ dễ hơn sau khi đã có định nghĩa chính xác.

Thuật ngữ khoa học Anh, Pháp phải dùng cổ ngữ La-tinh và Hy-lạp. Ta tự hỏi tại sao phải như vậy ? Ta đã nêu ra một số lý do ở trên.

Lý do chính là gốc từ của các cổ ngữ ngắn gọn và cách tạo từ ghép dễ dàng và tiện lợi.

Người Âu châu không có những gốc từ ngắn gọn hay sao ?

Thay vì dùng những từ như diameter , hippopotamus và telephone , người Anh có thể nói "through measure ", "riverhorse " và "farsounder " và hàng nghìn từ khác có thể thay thế các từ có gốc Hy-lạp. Họ có thể làm nhưng tại sao họ không làm ?

Có lẽ những người Anh đời trước muốn tỏ ra mình thông thái và họ cố tình tránh dùng những từ mà mọi người đều biết. Có lẽ họ tin rằng những từ mới vay mượn sẽ không đem lại sự lẫn lộn như khi đem dùng những từ đã quen thuộc.

Chẳng hạn "love of wisdom " có thể gây một nghĩa, một ý nào đó đã có sẵn, trong khi trái lại từ "philosophy ", khá mới lạ (khi từ đó mới được dùng lần đầu và hoàn toàn chưa được dùng để chỉ một sự vật hay một ý niệm nào đó có rồi), sẽ có một nghĩa hoàn toàn mới để chỉ môn học mới là triết lý. Như vậy hoặc là vì sính chữ hay vì lý do cần thiết và có lẽ là do cả hai, những phát minh mới, ngành học mới, những phối hợp các khái niệm mới, đều được đặt tên, phần lớn có gốc Hy-lạp và La-tinh. Cho nên ngày nay, để có thể hiểu và dễ nhớ nghĩa của thuật ngữ khoa học Anh và Pháp, ta phải tìm hiểu các thành phần tạo nên từ ghép, nghĩa là các gốc từ cũng như các tiền tố và tiếp tố của hai cổ ngữ Hy-La.

Ðó là nội dung của các chương sau.

* * * * * * * * * * Hết Phần B

Một phần của tài liệu Thuật ngữ về Vật lý (Trang 33 - 35)