Cấu tạo thuật ngữ khoa học dùng yếu tố từ thuộc các cổ ngữ

Một phần của tài liệu Thuật ngữ về Vật lý (Trang 25 - 29)

các cổ ngữ

a. Phân loại

Khi xét thuật ngữ khoa học cũng như từ vựng thông thường Anh và Pháp, ta thường phân biệt ba loại:

1. Những từ bản địa, đã được biến hóa, phát triển, nẩy nở không ngăn trở. Cũng như danh từ trong nhiều ngành, nghề, thuật ngữ khoa học Anh và Pháp đã dùng những từ thông thường của đời sống hằng ngày như energy, work, power, salt, base ... Những từ này thường không thích hợp vì thiếu những đặc tính cần thiết đã nói ở trên. Mặc dầu người làm khoa học có thể đã cố ý định nghĩa rõ ràng, những từ thuộc loại này vẫn bị biến nghĩa hay bị người ngoài ngành nghề hiểu sai. Nhiều khi chúng có thể gợi ý sai, không giúp ta đoán được nghĩa do dạng của chúng và người nước khác khó lòng hiểu được. Những từ thuộc loại này không nhiều lắm nhưng khốn nỗi thường được dùng để chỉ những khái niệm cơ bản quan trọng.

2. Những từ vay mượn của một ngôn ngữ khác đã được nhập nguyên dạng hay đã được thích ứng. Cũng như tiếng Anh, Pháp thông thường vay mượn một số từ và thay đổi rất ít (ví dụ như café, souvenir, agenda ... ), thuật ngữ khoa học vay mượn những từ hầu hết có gốc Hy-La.

Ví dụ :

- các từ có gốc La-tinh như axis, fulcrum, larva, radius, locus, .... hay tên gốc La-tinh như cerebrum, clavicle, fibula , ... để chỉ nhiều bộ phận của thân thể.

- các từ có gốc Hy-lạp như thorax, stigma, iris, ... và nhiều từ thuộc loại này được viết dưới dạng La-tinh như trachea, bronchus, phylum mặc dầu có gốc Hy-lạp.

Nhiều từ La-tinh và Hy-lạp còn giữ nguyên nghĩa nhưng trong nhiều trường hợp, nghĩa đã được giới hạn và chính xác hơn.

3. Những từ mới được đặt ra, cấu tạo bằng một từ trước đó đã có, dùng có ý thức và võ đoán một phần nào. Ðây là cách vay mượn các từ bác học theo

lối văn sách. Có thể có những qui luật về ngữ âm học không được tôn trọng khi cấu tạo những từ này.

Loại thứ ba này là loại sinh sôi dồi dào nhất, có số lượng lớn nhất trong ba loại.

Ví dụ :

antibiotic, leukemia, allergy, poliomyelitis, ... trong y-học; chromosome, protoplasm, chlorophyll, ... trong sinh học;

psychiatry, kleptomania, psychoneurosis, ... trong tâm lý học ...

Sự phát triển và tiến bộ của khoa học trong vài ba trăm năm gần đây rất nhanh chóng và rộng lớn đến nổi không có ngôn ngữ nào có thể sẵn sàng cung cấp đủ số từ cần thiết.

Ngoài ra, những cổ ngữ không có từ thích hợp cho những phát minh và khái niệm hiện đại. (Chẳng hạn La-tinh không thể có từ để chỉ nhiếp ảnh, những kỹ thuật mới, v. v. )

Vì vậy chính người làm khoa học phải tìm cách đặt từ mới để dùng.

b. Cấu tạo

Cấu tạo có nhiều cách. Một số rất ít từ dựa trên cách dùng danh từ riêng như: - địa danh (như polonium, ytterbium );

- tên trong thần thoại (thorium, vanadium);

- tên hành tinh hay tiểu hành tinh (Uranium, Cerium); - tên của những nhà nghiên cứu (Curium, Gadolinium, ...).

Tên của nhiều nhà khoa học được dùng làm đơn vị đo lường ( Watt, Volt,

Gauss, Joule ...), để đặt tên các dụng cụ đo lường (voltmetre, etc. ) hay phương pháp, quy trình, v.v. (pasteurization, daltonism, nicotine, bakelite,

mendelism ...).

Một số cây lấy tên của những nhà thực vật học (fuchsia, dahlia, ...). Tuy vậy, phần lớn các từ mới đều kết hợp nhiều gốc từ để có tính miêu tả, phản ảnh đúng ý.

Loại từ này là loại ta quan tâm tới, là đối tượng chính của phần còn lại của chưong này.

Khi phải đặt từ mới, các nhà khoa học thường hướng về các cổ ngữ để tìm nguyên liệu; đó là những thành phần do cổ ngữ cung cấp để cho họ đặt từ mới cần thiết .

Ví dụ khi cần một tên chỉ loài "động vật như con sên thường bò, lết trên bụng", người ta đã dùng hai gốc từ Hy-lạp gast(e)ro-, (bụng, bao tử) và

pod-, (chân) để tạo từ mới gastropod.

Khi cần chỉ "vận tốc lớn hơn vận tốc của âm thanh", họ đã dùng tiền tố

super-, (trên, hơn, tốt nhất, siêu) và gốc từ son-, (âm thanh, tiếng động) của

La-tinh để tạo tính từ supersonic (siêu âm).

Có hàng chục ngàn thuật ngữ khoa học được đặt ra theo lối này. Tiếng Hy-lạp có nhiều gốc từ tương đối ngắn và dễ kết hợp.

Ví dụ : "dia", có nghĩa là "xuyên, thông qua" và "meter", có nghĩa là "đo đạt".

"Diameter" được kết hợp do hai từ trên và có nghĩa rất dễ hiểu là "đường kính, độ dài xuyên tâm".

Từ vựng khoa học hiện đại có một số từ rất lớn lao, nhưng trái lại những thành phần cơ bản để tạo ra chúng tương đối ít . Khoảng trên dưới 1000 gốc từ đã tạo ra được hàng chục ngàn từ và có lẽ sẽ tiếp tục tạo ra hàng trăm ngàn từ nữa.

Ðặc biệt, có một số ít gốc từ đã kết hợp để tạo nên một số rất lớn các từ ghép.

(Từ vựng y học và giải phẫu chẳng hạn, có đến gần 30000 từ; số từ này đã do không quá 150 gốc từ cơ bản kết hợp cùng với tên các cơ quan trong thân thể tạo nên !)

Một số gốc từ khác xuất hiện trong một nhóm từ, được dùng rải rác trong các ngành khoa học khác nhau.

Ví dụ gốc từ pter (từ Hy-lạp pteron , cánh) được dùng để đặt tên cho nhiều phân loại sâu bọ như diptera, lepidoptera và của một số kiểu máy bay

(helicopter, ...) cũng như một nhóm hóa chất (methopterin ) hay tên của một giống, loài bò sát biết bay đã hóa thạch (pterodactyl ).

Ta sẽ thấy trong phần từ điển, các gốc từ của cổ ngữ thường có dạng rất thích hợp để tạo từ.

Chẳng hạn như từ Hy-lạp nephros (thận) đã nói đến ở trên, có dạng nephro- (hay nephr-, trước một nguyên âm) khi kết hợp với một gốc khác đã cho những từ sau đây để chỉ tên bệnh :

nephr o- pathy bệnh đau thận; nephr algia đau nhức thận;

nephr ites viêm thận;

nephr o ptosis bệnh thận bị sa, sa thận; ...

hoặc các danh từ giải phẫu :

nephr o- tomy cắt thận; nephr ec- tomy cắt bỏ thận; nephr o- rrhaphy may thận lại; nephr o- pexy chửa thận tại chỗ; ...

Ngoài ra còn nhiều từ nữa (trên 50 từ có gốc nephro- !) trong từ điển y học. Ta cũng có thể đặt thêm một số từ mới, cũng như gốc từ này đã được dùng để đặt một số danh từ nói về cấu trúc bài tiết trong một số sinh vật,

ví dụ từ nephrodinia (thận nhỏ), chỉ một khúc của thân con giun đốt gồm có một cặp ống bài tiết và tính từ nephrodinic do từ đó mà ra.

Tiền tố chỉ mức độ, vị trí hay số lượng là những yếu tố rất quí và quan trọng trong việc tạo từ:

Hyperpiesis (chứng tăng huyết áp) và hypopiesis (giảm huyết áp), dùng hai

tiền tố có ý trái ngược được ghép với một gốc chung. Vài ví dụ khác :

Ectoplasm (ngoại chất) là phần mỏng của protoplasm (chất nguyên sinh)

nằm phía ngoài của tế bào và endoplasm (nội chất) là phần dày, đặc hơn của

protoplasm nằm ở phần trong tế bào.

Apoda là "bộ không chân", Decapoda là "bộ mười chân" và Myriapoda là

"lớp nhiều chân".

Ðèn dùng trong điện tử có thể là diode (đèn hai cực), triode (đèn ba cực) hay

pentode (đèn năm cực) ...

Các tiếp tố cũng được dùng một cách có hệ thống, trong y khoa để chỉ hình dạng, viêm sưng, bệnh, thủ thuật , ... và trong hóa học để chỉ những chức vụ, cấu trúc, ... trong sinh vật học để chỉ chi, loài, nòi, ...

Thỉnh thoảng có nhiều gốc từ La-tinh hay Hy-lạp cùng nghĩa, cả hai đều được dùng.

Chẳng hạn để chỉ "động vật ăn thịt", có hai từ sarcophagous (gốc Hy-lạp) hay carnivorous (gốc La-tinh) cũng như hypodermic (gốc Hy-lạp) và

subcutaneous (gốc La-tinh) đều chỉ "dưới da".

Cũng có khi hai từ loại này có nghĩa khác nhau chút đỉnh. Không có qui luật nào rõ rệt bắt buộc phải dùng gốc La-tinh hay Hy-lạp, mặc dầu các gốc Hy- lạp thường ghép dễ dàng với nhau hơn.

Nhiều khi hai gốc thuộc hai ngôn ngữ cũng có thể ghép với nhau.

Television là ví dụ tiêu biểu do hai gốc từ lai tạp hợp lại : tele- (từ Hy-lạp, có

nghĩa "từ xa") và vis- (từ La-tinh, có nghĩa "nhìn, thấy"). Ðáng lẽ ra, từ teleorama phải được dùng mới đúng hơn.

Từ thuộc loại này được gọi là từ lai tạp và thường không được chuộng mấy, nếu có thể đặt từ ghép có cùng chung một gốc. Tuy nhiên, ta vẫn thấy những từ lai tạp được dùng như pluviometer (thay vì hyetometer).

Trong hóa học, cả hai loạt gốc nói về số của Hy-lạp và La-tinh đều được dùng để ghép với gốc từ Hy-lạp valent (trị số) :

bivalent hay divalent đều được dùng.

Ngày nay, rất nhiều từ lai tạp được đặt ra vì có nhiều gốc từ rất tiện lợi nên được dùng với các từ có gốc thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Cách tạo từ trong khoa học theo kiểu ghép các gốc từ của các ngôn ngữ cổ đã cho nhiều từ có dạng rất lạ như:

heterochlamydeous (có đài và tràng khác biệt), otorhinolaryngology (khoa

tai mũi họng)

hay postzygapophysis (mỏm sau của cơ cấu bán phần cung đốt sống) nhưng rất nhiều từ khi đem ra phân tích thành từng phần cũng cho phép ta hiểu một phần nào nghĩa của chúng.

Những từ dài và chẳng đẹp mấy thường thấy trong lĩnh vực y khoa và hóa học. Tuy nhiên, nếu hiểu danh pháp hóa học thì sẽ thấy các tên cũng hợp lý và hơn nữa, diễn tả được cấu trúc hóa học.

Một phần của tài liệu Thuật ngữ về Vật lý (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)