4.1 Khái quát tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng
4.1.2 Tình hình cho vay
Thực hiện chức năng trung gian tài chính, ngân hàng là cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Vì vậy, bên cạnh thu hút vốn huy động thì cho vay cũng là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng, đóng góp rất nhiều vào tổng thu nhập của ngân hàng. Bình quân hằng năm, nghiệp vụ này đóng góp 76,31% tổng thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, phần tài sản của ngân hàng sẽ chú trọng đề cập đến tình hình cho vay của ngân hàng trong 3 năm qua.
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 4.4 TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ PHÂN LOẠI THEO THỜI HẠN CHO VAY GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09-08 So sánh 10-09
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 7.066 100,00 7.850 100,00 8.949 100,00 784 11,10 1.099 14,00
- Ngắn hạn 6.656 94,20 7.650 97,45 8.721 97,45 994 14,93 1.071 14,00
- Trung và dài hạn 410 5,80 200 2,55 228 2,55 -210 -51,22 28 14,00
Doanh số thu nợ 6.613 100,00 7.690 100,00 8.690 100,00 1.077 16,29 1.000 13,00
- Ngắn hạn 5.621 85,00 7.500 97,53 8.475 97,53 1.879 33,43 975 13,00
- Trung và dài hạn 992 15,00 190 2,47 215 2,47 -802 -80,85 25 13,16
Dư nợ cho vay 1.826 100,00 1.986 100,00 2.245 100,00 160 8,76 259 13,04
- Ngắn hạn 1.439 78,81 1.589 80,01 1.835 81,74 150 10,42 246 15,48
- Trung và dài hạn 387 21,19 397 19,99 410 18,26 10 2,58 13 3,27
* Doanh số cho vay
Doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng lên. Năm 2009, doanh số cho vay tăng 11,1% nguyên nhân là do năm 2008, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thơng qua đó thắt chặt tín dụng trong nền kinh tế, lãi suất tiền gửi tăng khiến lãi suất cho vay cũng tăng theo, nhiều khách hàng muốn đầu tư, mở rộng kinh doanh ngại trả lãi các khoản vốn vay từ ngân hàng và lúc này chính sách tín dụng của ngân hàng chủ yếu cho vay những đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản. Đến năm 2009 kinh tế đã khả quan hơn, ngân hàng Nhà nước nới lỏng tiền tệ, bên cạnh đó Chính phủ cịn khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh bằng cách hỗ trợ lãi suất, nên nếu khách hàng ngại vay vốn trong năm 2008 thì năm 2009 với những thuận lợi trên khách hàng mạnh dạn vay ngân hàng. Năm 2010 doanh số cho vay tăng 14% so với năm 2009 do khách hàng có nhu cầu vay vốn nhiều, bản thân ngân hàng cũng khơng ngừng tìm kiếm nhiều khách hàng và thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết của Quốc hội, ngân hàng Nhà nước cũng ban hành thông tư số 02/2010/TT-NHNN nhằm hướng dẫn ngân hàng hỗ trợ lãi suất cho những đối tượng trang bị máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhà ở ở nông thôn,...
Trong cơ cấu của doanh số cho vay, cho vay ngắn hạn chiếm đa phần. Năm 2008 là 94,2%, năm 2009 là 97,45% và đến năm 2010 là 97,45%. Về phía khách hàng, do tình hình kinh tế biến động bất thường ảnh hưởng đến trả nợ ngân hàng, khả năng lãi suất trung và dài hạn tăng lên nên khách hàng ngại vay trung và dài hạn là nguyên nhân của xu hướng vay ngắn hạn này. Vì vậy năm 2009, cho vay ngắn hạn tăng 14,93% so với năm 2008, còn năm 2010 cho vay ngắn hạn tăng 14% so với năm 2009. Riêng năm 2009, cho vay ngắn hạn tăng một phần do chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước cho doanh nghiệp cả ngắn trung và dài hạn, quyết định 131/QĐ-TTg hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp với thời hạn tối đa 8 tháng kể từ ngày quyết định được ban hành cho đến cuối năm 2009,… Việc cho vay ngắn hạn nhiều làm tăng vịng quay vốn tín dụng, ngân hàng ít gặp rủi ro nhưng chi phí của ngân hàng tăng lên theo đó lợi nhuận cũng bị tác động
Trong khi đó, cho vay trung và dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay. Năm 2008, doanh số cho vay trung và dài hạn là 5,8%, năm 2009 và năm 2010 là 2,55%. Ở năm 2009, cho vay trung và dài hạn giảm mạnh, hơn 51%, nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý của người vay còn ngại vay những khoản trung và dài hạn nên dù có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay trung và dài nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn khơng thể tăng trưởng mà cịn giảm rất lớn. Về phía ngân hàng ngại cho vay trung và dài hạn vì rủi ro cao. Ở năm 2010, cho vay trung và dài hạn đã tăng 14% so với năm 2009, do ngân hàng cho vay vào các dự án của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn nên có thể giữ tỷ trọng không đổi so với năm 2009. Việc cho vay trung – dài hạn tăng góp phần tạo thêm thu nhập ổn định cho ngân hàng, tiết kiệm được chi phí, nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh.
Tuy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn cho thấy cơ cấu cho vay chưa thực sự hiệu quả, nhưng tình hình cho vay của ngân hàng cho thấy ngân hàng đã nỗ lực trong cho vay trung và dài hạn, kết quả là khoản cho vay này đã tăng lên trong năm 2010. Trong tương lai, khoản mục này vẫn cịn có thể tăng lên nữa vì ngày càng có nhiều đối tượng muốn đầu tư tại Cần Thơ.
* Doanh số thu nợ
Cho vay của ngân hàng tăng qua các năm vì vậy cơng tác thu nợ cũng phải tăng cường nhằm đảm bảo thu nhập ngân hàng, đẩy nhanh vòng quay vốn và bảo vệ ngân hàng và người gửi tiền.
Doanh số thu nợ của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2008 – 2010. Cụ thể, năm 2009 doanh số thu nợ tăng 1.077 tỷ đồng, tương đương với tăng 16,29% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số thu nợ tăng 1.000 tỷ đồng (13%) so với năm 2009. Nguyên nhân của những khoản tăng là do ngân hàng cho vay ngắn hạn ngày càng nhiều qua các năm nên thu hồi nợ cũng nhanh.
Trong cơ cấu của doanh số cho vay, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng tăng qua các năm nên trong cơ cấu của doanh số thu nợ nên thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, thu nợ ngắn hạn cũng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2009, thu nợ ngắn hạn tăng 16,29% so với năm 2008, năm 2010 tăng 13% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngân hàng cho vay những khách hàng
lâu năm, có uy tín và do làm tốt công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng rất quan tâm đến khách hàng, thường xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Trong khi đó, thu nợ trung và dài hạn giảm nhiều trong năm 2009 – 80,85% do các khoản nợ này vẫn chưa đến hạn trả nợ và cũng một phần cho vay trung và dài hạn lại rất thấp. Đến năm 2010, thu nợ trung và dài hạn tăng 25 tỷ đồng, tương đương 13,16% do thu từ những khoản nợ trung và dài hạn được giải ngân từ những năm trước.
* Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay thể hiện khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng nhưng chưa đến hạn thu hồi. Từ bảng 4.3 cho thấy, dư nợ cho vay tăng qua các năm, năm 2009 tăng 8,76% , năm 2010 tăng 13,04% so với năm 2009. So với năm 2009 do doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhưng doanh số thu nợ tăng nhiều hơn cho vay và còn những khoản cho vay trung – dài hạn từ những năm trước nên năm 2009 dư nợ tăng thấp hơn mức tăng của dư nợ năm 2010. Đến năm 2010, doanh số cho vay (kể cả ngắn hạn và trung – dài hạn) tăng nhiều hơn thu nợ của ngân hàng nên dư nợ mới tăng nhiều như vậy.
Trong cơ cấu của tổng dư nợ cho vay, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn và ngày càng tăng (từ 78,81% năm 2008 đến 81,74% năm 2010). Điều này là do ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều trong giai đoạn này.
Còn dư nợ trung và dài hạn ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nhưng không giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ trung và dài hạn, dư nợ trung và dài hạn tăng qua các năm do ngân hàng không ngừng tìm kiếm khách hàng để cho vay trung và dài hạn. Năm 2009, dư nợ trung và dài hạn tăng 2,58% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ này tăng 3,27% so với năm 2009 vì năm 2010 ngân hàng cho khách hàng vay những khoản trung và dài hạn, những khoản này chưa đến hạn thu hồi. Tuy trong cơ cấu dư nợ cho vay, dư nợ trung và dài hạn ngày càng nhỏ nhưng cho vay trung và dài hạn đang có chiều hướng tăng lên, dư nợ này đang tăng, góp phần điều chỉnh cơ cấu dư nợ của ngân hàng theo hướng hiệu quả hơn, tạo thu nhập cao cho ngân
* Đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010 thơng qua một số chỉ số tài chính
Bảng 4.5 MỘT SỐ CHỈ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 – 2010
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tổng tài sản Tỷ đồng 1.935 2.615 2.798
2. Vốn huy động Tỷ đồng 1.161 1.583 2.047
3. Doanh số cho vay Tỷ đồng 7.066 7.850 8.949
4. Doanh số thu nợ Tỷ đồng 6.613 7.690 8.690
5. Dư nợ Tỷ đồng 1.826 1.986 2.245
6. Dư nợ / Tổng tài sản % 94,37 75,95 80,24 7. Dư nợ / Vốn huy động Lần 1,57 1,25 1,10
8. Hệ số thu nợ (4/5) % 93,59 97,96 97,11
Nguồn: Phòng Khách hàng và Phòng Vốn – Vietcombank Cần Thơ
4.1.2.1 Dư nợ / Tổng tài sản
Chỉ số này cho thấy ngân hàng tập trung vào hoạt động cấp tín dụng ở mức nào. Số liệu từ bảng 4.5 cho thấy ngân hàng còn tập trung vào nghiệp vụ cho vay rất nhiều. Qua 3 năm, chỉ có năm 2008 là cao nhất với 94,37%, thấp nhất là năm 2009 dù những năm qua tổng tài sản đều tăng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, mức độ tập trung vào cho vay là rất cao. Tuy nhiên, những năm sau đó, hệ số này đã thấp hơn năm 2008 – có sự chuyển biến tích cực hơn – do ngân hàng đẩy mạnh các sản phẩm bán lẻ, thu phí dịch vụ,… bằng nhiều chương trình khuyến mãi đã làm giảm tỷ trọng dư nợ cho vay, tăng về phát triển dịch vụ khác.
4.1.2.2 Dư nợ / Vốn huy động
Đây là chỉ số cho biết sự đóng góp của vốn huy động vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong những phân tích riêng về tình hình vốn huy động của ngân hàng cho thấy vốn huy động đã không ngừng tăng trưởng qua các năm nhằm hỗ trợ cho những hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn 2008 – 2010, chỉ số này cao nhất là vào năm 2008 với 1,57 lần, tức là trong 1,57 đồng
cho vay thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Những năm sau đó, ngân hàng đã duy trì tốt hơn ở mức 1,25 lần năm 2009 nguyên nhân là do ngân hàng đã thu hút được rất nhiều vốn huy động trong năm 2009 và 1,1 lần năm 2010 cũng nhờ huy động vốn của ngân hàng rất tích cực. Qua đó, ta thấy được cơng tác huy động vốn của ngân hàng khá tốt, đảm bảo nguồn vốn để ngân hàng làm tốt công tác tín dụng.
4.1.2.3 Hệ số thu nợ
Hệ số này cho biết trong một thời kỳ nhất định thì có bao nhiêu tiền ngân hàng thu về từ 100 đồng ngân hàng đã cho vay khách hàng. Do đó, nó cũng phản ánh được cơng tác thu nợ của ngân hàng như thế nào đồng thời cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng.
Trong 3 năm qua, chỉ có năm 2008 là thấp nhất với 93,59%. Nguyên nhân là do trong năm 2008, lạm phát cao, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng, lãi suất cho vay tăng lên làm cho khách hàng khó khăn trong việc kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và ý muốn trả nợ của khách hàng. Những năm sau, tình hình thu nợ được cải thiện hơn. Năm 2009, tình hình thu nợ đã tốt hơn, trong 100 đồng cho vay ngân hàng thu về được 97,96 đồng. Còn năm 2010, trong 100 đồng cho vay ngân hàng thu được 97,11 đồng – tương đương với năm 2009. Được như vậy cũng nhờ ngân hàng cấp vốn cho khách hàng có uy tín, lâu năm, cán bộ tín dụng làm cơng tác thẩm định khách hàng tốt, quan hệ tốt với khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ nên thu nợ được nhiều hơn năm 2008 và khách hàng hoạt động có lời, họ cũng có ý muốn thực hiện đúng cam kết với ngân hàng để có thể tiếp tục vay vốn và được hưởng những ưu đãi từ ngân hàng.
Hệ số thu nợ của ngân hàng 3 năm qua rất cao cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng rất tốt.
Đánh giá: Trong những năm qua, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ ngày càng tăng do cho vay ngắn hạn tăng nhiều, cịn cho vay trung – dài hạn có giảm ở năm 2009 nhưng đã được cải thiện ở năm 2010. Tình hình thu nợ của ngân hàng là rất tốt. Bên cạnh đó, nhờ huy động được nhiều vốn nên cho vay của ngân hàng
cơ cấu tài sản của chi nhánh, cho vay chiếm tỷ trọng tương đối cao. Những phân tích trên cũng thể hiện hoạt động cho vay của chi nhánh trong những năm chịu nhiều ảnh hưởng từ nền kinh tế nên những năm tiếp theo ngân hàng cần đa dạng danh mục cho vay của mình để giảm sự ảnh hưởng này.