Cán bộ chuyên trách của huyện chỉđạo chung.
- Lực lượng QLĐND của xã có tuyến đê đi qua, mỗi xã thường từ 6 – 7 người tùy thuộc vào số km đê, trong đó có một tổ trưởng, theo đúng tiêu chí huyện xét duyệt và ký hợp đồng với từng người.
Nhiệm vụ chung của lực lượng QLĐND là:
- Nắm vững hệ thống đê điều trên địa phận xã được giao và tất cả các công trình có liên quan;
- Thường xuyên tuần tra, giám sát và phát hiện những sự cố đê điều có thể xảy ra và báo cáo với UBND xã để kịp thời xử lý;
- Bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản tư trên tuyến đê phụ trách;
CHI CỤC ĐÊ ĐIỀU Đội QLCT Đội QLCT Đội QLCT Xã …. (1 tổ trưởng 6-7 người) Xã …. (1 tổ trưởng 6-7 người) Xã …. (1 tổ trưởng 6-7 người) Xã …. (1 tổ trưởng 6-7 người)
- Chấp hành nghiêm túc chế độ tuần tra, ngăn chặn kịp thời những vi phạm pháp luật về đê điều;
Quyền hạn của LLQLĐND:
- Đội viên đội QLĐND được quyền kiểm tra các đơn vị, các nhân hoạt động trong hành lang bảo vệ đê điều có ảnh hưởng đến an toàn của tuyến đê.
- Lập biên bản thu tang vật đối với tập thể, cá nhân vi phạm về đê điều, báo cáo với cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Quyền lợi:
Hiện nay các huyện, thị đều thực hiện theo văn bản của tỉnh để trả phụ cấp cho lực lượng QLĐND (mùa mưa 120.000đ/tháng/người; mùa khô 80.000đ/tháng/người).
Trang thiết bị: Theo quy định của tỉnh, hàng năm mỗi đội viên được cấp 1 đèn pin, 2 năm được cấp 1 bộ quần áo mư, mũ, ủng.
Là một tỉnh đi đầu trong việc xã hội hóa QLĐĐ và PCLB nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót, thiếu kinh nghiệm, song qua đó sở Nông nghiệp và PTNT đã kết hợp với nhiều cơ quan trong tỉnh tổ chức thành công lực lượng QLĐND đi vào hoạt động rất tốt và đạt được những kết quả như:
- Làm tăng ý thức tự giác, nâng cao trách nhiệm của người dân trong QLĐĐ và PCLB;
- Hạn chế được những thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra;
- Hoàn thiện được hệ thống đê, các công trình được gia cố, tu bổ vững chắc.
2.2 Mô hình xã hội hóa QLĐĐ và PCLB của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng với phong trào đô thị hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần nên việc vi phạm lấn chiếm đê điều ngày một nhiều và làm ảnh hưởng đến các công trình PCLB. Trước tình hình đó, sở Thủy Lợi Hải Phòng đã trình lên UBND thành phố đề án xây dựng lực lượng QLĐND. Phương châm tăng
cường thực hiện xã hội hóa công tác QLĐĐ, huy động sức dân một cách tự nguyện để cùng nhà nước làm công tác quản lý đê điều.
Quá trình hoàn thiện tổ chức và hoạt động: Lực lượng quản lý đê nhân dân lúc đầu chỉ có 110 người (1 người/3,5km đê). Sau một thời gian hoạt động phát sinh thêm một số vấn đề như tuần tra trong mùa bão, lũ, kiểm tra đê ở các trọng điểm... Sở thủy lợi đã trình UBND thành phố bổ xung thêm 23 người nâng tổng số lên 133 và đồng thời nâng phụ cấp 105.0000/người/tháng lên 130.000đ/người/tháng. Hiện nay thực hiện căn cứ quy định mới về việc thực hiện Pháp lệnh lao động công ích Sở đang dự thảo trình thành phố nâng mức phụ cấp lên 50% mức lương tối thiểu, chi trả cho cá nhân thuộc ngân sách sự nghiệp thành phố được bố trí trong dự toán kinh phí sự nghiệp hàng năm của chi cục QLĐĐ và PCLB Hải Phòng. Bổ xung thêm trang thiết bị bảo hộ lao động PCLB và mua thẻ bảo hiểm thân thể 24/24 giờ cả năm cho người tham gia. Lực lượng QLĐND lập biên bản, báo cáo với chính quyền cơ sở và QLĐCT. Trong trường hợp kỹ thuật đơn giản thì QLĐND tự xử lý.
Tuyển dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật:
Việc tuyển chọn QLĐ ND phải theo tiêu chuẩn quy định. Sau khi tiến hành các bước thì UBND các cấp ra quyết định tuyển dụng. Chế độ sinh hoạt, làm việc, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn được quy định cụ thể như sau:
- Hàng năm được tập huấn nghiệp vụ công tác QLĐ Đ, PCLB theo lịch do Sở NN và PTNT quy định, trong đó yêu cầu nâng cao nghiệp vụ và phổ biến các thông tin, chế độ, chính sách.
- Hàng tháng, tuần các Hạt quản lý đê bố trí sinh hoạt một buổi trên cơ sở quy định chung của sở. Nội dung sinh hoạt, kiểm điểm công việc trong tháng, tuần, đôn đốc nhắc nhở tuần tra canh gác, phát hiện vi phạm.
- Chế độ khen thưởng Chi cục giao cho Hạt quản lý đê trực tiếp cùng với các phòng chức năng viết báo cáo tổng kết và bình xét các nhân tiêu biểu, đề
nghị khen thưởng. Hình thức khen thưởng chủ yếu là giấy khen của sở NN và PTNT. Mức tiền thưởng theo quy định hiện hành.
- Các trường hợp không làm tốt nhiệm vụ thì bị kỷ luật, nếu nặng thì cho thôi việc, nhẹ thì cảnh cáo. Việc này do UBND các cấp và phòng NN và PTNT.
Sau hơn 10 năm thành lập tổ chức đi va đi vào hoạt động, đến nay lực lượng QLĐ ND đã bộc lộ một số vấn đề về mặt tổ chức bộ máy, cơ chế tuyển dụng, sự phối hợp quản lý điều hành, chế độ, quyền lợi... Sở NN và PTNT đã chỉ đạo Chi cục rà soát, đánh giá lại và trình UBND thành phố xét duyệt và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế, xã hội và những quy định mới của Pháp luật.
Xã hội hóa là một khái niệm đã có từ lâu, được áp dụng ở nhiều nghành và đều thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, nói đến xã hội hóa trong QLĐĐ và PCLB thì rất ít và gần như chưa được đề cập nhiều. Hiện nay, một số tỉnh trên cả nước đang làm những mô hình thí điểm về xã hội hóa QLĐĐ và PCLB để nâng cao công tác quản lý đê điều, duy tu bảo dưỡng công trình.
CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA QLĐĐ và PCLB THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp QLĐĐ và PCLB theo hướng xã hội hóa
3.1.1 Hệ thống đê điều mang tính cộng đồng
Hệ thống đê điều thành phố Hà Nội nói riêng và hệ thống đê điều của cả nước nói chung được xây dựng từ lâu và lưu truyền qua nhiều thời đại, nhiều thế hệ. Từ những con đê khoang vùng thời nhà Lý – Trần để phục vụ cho việc sinh sống của một số địa bàn, nhưng qua các thời đại người dân tiếp tục duy trì truyền thống xây dựng, tôn tạo, quản lý và bảo vệ. Đến nay, hệ thống đê điều đã trở thành hệ thống vững chắc trên cả nước. Khi đã được củng cố được hệ thống đê điều thì người dân đã an tâm hơn trong việc đấu tranh phòng chống lụt bão để phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, những hiện tượng thời tiết bất thường dẫn tới những trận lụt kinh hoàng thì hệ thống đê điều cũng không thể chống đỡđược. Mặt khác việc phòng, chống lụt, bão như hiện nay thì hệ thống đê điều còn có tác dụng bảo vệ người làm ra nó và đồng thời đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nhân dân thể hiện như: Nhiều tuyến đê, đường hành lang kết hợp giữa công tác chống lụt bão, quản lý với giao thông. Có hệ thống đê điều thì người dân mới phát triển kinh tế như hiện nay, đất nước ổn định phồn vinh và phát triển.
3.1.2 Quản lý đê điều có tính truyền thống, xã hội hóa
Trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, cộng đồng người dân Việt Nam từ cổ xua đến nay đã ý thức, cố kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất, không phân biệt già trẻ, gái trai, bị trị hay thống trị, đấu tranh để bảo vệ lợi ích riêng của toàn xã hội. Từ khi xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ có tổ chức thì đê điều trước hết thuộc về làng xã nên mọi thành viên tự
nguyện tham gia lao động nghĩa vụ không đòi hỏi quyền lợi, không những thế mà còn tham gia một cách tích cực. Hàng năm vào mùa mưa bão nhân dân tự nguyện đóng góp vật tư để phục vụ công tác PCLB, người nào không có của thì góp công, còn những tháng không phải lũ bão thì họ tự nguyện tu sửa, sửa chữa những hư hỏng, sự cố trong mùa mưa bão và cùng nhau quản lý và bảo vệ đê.
3.1.3 Khái niệm xã hội hóa quản lý đê điều
Xã hội hóa QLĐĐ là sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng, sự tham gia của chính quyền các cấp bằng mọi hình thức vào quản lý đê điều, PCLB.
Xã hội phát triển, hệ thống đê điều ngày càng phát triển vì thế yêu cầu thực hiện xã hội hóa ngày càng cao. Khi người dân đã hiểu và nhận thức được tác dụng của việc QLĐĐ và PCLB, những lợi ích của đê điều mang lại thì đồng thời cũng đã phần nào hiểu được công việc của họ trong công tác QLĐĐ và PCLB theo hướng XHH là gì? Nhưng theo sự phát triển của xã hội nên nhu cầu của người dân cũng đòi hỏi cao hơn, việc vi phạm Luật đê điều, hành lang bảo vệ đê điều ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó là tinh thần và trách nhiệm của người dân ngày càng giảm vì thế nên việc phát hiện kịp thời các sự cố, bảo vệ hành lang bảo vệ đê điều gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Cùng với những biến đổi của khí hậu toàn cầu nên thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, thường xuyên xảy ra mưa lớn, bão lũ, lụt lội tàn phá những con đê và của cải của nhân dân. Mặc dù đã có sự quản lý và phòng chống nhưng không đáng kể bởi lực lượng canh coi, quản lý đê thì rất mỏng mà hệ thống đê điều thì rộng lớn nên không kiểm soát hết được những sự cố đê điều và các công trình liên quan, khi xảy ra sự cố về đê điều không những họ không xử lý kịp thời mà còn trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật tư, nhân lực. Trong khi đó tại những xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố đều có
những đội ngũ tin cậy và giúp đỡ cho lực lượng quản lý đê chuyên trách rất nhiều, họ là chân rết của lực lượng quản lý đê chuyên trách như: Hội cựu chiến binh, Chi hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. Tuy họ không có hiểu biết nhiều về chuyên môn nhưng họ lại hiểu được lai lịch của hệ thống đê điều trên địa bàn và làm công tác vận động, tuyên truyền tời tận người dân một cách nhanh nhất.
Diễn biến thời tiết: Hiện tượng nóng lên của trái đất và những diễn biến cực đoan của thời tiết đã ảnh hưởng không ít đến công tác QLĐĐ và PCLB của Thành phố. Những đợt bão lũ lụt liên tiếp ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến Hà Nội đã tàn phá cơ sở hạ tầng, nhà cửa, hoa màu của nhân dân làm cho người dân kinh hoàng, xáo trộn trong sinh hoạt và cuộc sống. Hệ thống đê điều Thành phố thì tồn tại từ lâu đời nên có nhiều tiểm ẩn có thể xảy ra như: thấm qua thân đê, đùn sủi, nứt trượt, mối, sạt lở bờ bãi... nên đòi hỏi phải có những lực lượng thường xuyên phân tích, theo dõi trong mùa lũ, bão với tinh thần trách nhiệm cao thì mới khắc phục được những hậu quả trên. Đó là lực lượng quản lý đê nhân dân.
Những vấn đềđặt ra trong Luật đê điều. Trích Luật đê điều:
Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều
1. Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong công tác quy hoạch phòng, chống lũ.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
4. Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.
Điều 37. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều
1. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân.
2. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.
3. Lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng quản lý đê nhân dân
Lực lượng quản lý đê nhân dân có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều, được hưởng thù lao theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này, có quyền lập biên bản và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.
Điều 42. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước vềđê điều.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đê điều, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
b) Ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đê điều và quy định mực nước thiết kế cho từng tuyến đê;
c) Tổng hợp, quản lý các thông tin dữ liệu về đê điều trong phạm vi cả nước; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệđê điều;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực đê điều; e) Chỉđạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân;
g) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và chỉ đạo địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vềđê điều;