1. Thông tin về bão, lũ
Công việc làm thường xuyên vào các buổi trong ngày của chính quyền cấp xã, phường. Mỗi xã, phường đều phải xây dựng một trạm thông tin bằng các văn bản, giấy tờ, một đài phát thanh trên địa bàn vào 2 buổi trong ngày để người dân hiểu ró và phân biệt được những nguy cơđang xảy ra.
- Thông tin về sự hình thành của bão, áp thấp nhiệt đới, biết cách nhận biết các diễn biến thời tiết.
- Thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết, tin bão, tin áp thấp nhiệt đói để chủđộng phòng tránh.
- Khi có bão, lũ xuất hiện tuyệt đối ngăn cấm tàu thuyền qua lại trên các sông. Thông báo để tàu bè neo đậu an toàn.
2. Phòng ngừa lụt, bão
Hàng năm trước mùa mưa, bão phải thông báo, hướng dẫn nhân dân công tác chuẩn bị công tác phòng, chống và đối phó với bão, lũ. Đồng thời phải có ý thức chuẩn bị phương tiện, vật tư tại chỗ. Thường xuyên phát thanh trên hệ thống thông tin về tình hình thời tiết, những diễn biến có thể xảy ra, nhắc nhở người dân luôn luôn có ý thức đề phòng, bình tĩnh khi có mưa, sự cố xảy ra.
3. Khắc phục hậu quả lụt, bão
Hướng dẫn người dân những việc cần làm khi bão tan, lũ rút, nhan chóng ổn định cuộc sống nhân dân, phục hồi sản xuất.
Khôi phục trả lại trạng thái công trình đê điều trước bão:
- Những đoạn đê, kè bị sạt lở: Xếp bao tải đất hoản trả hố sạt đến cao trình quy định, sau đó hoàn thiện mặt cát đê.
Tu bổ đê điều theo hướng vững chắc.
+ Mái đê phía đồng: Trồng tre chắn sóng, lát mái chống sóng tại các vị trí xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở.
+ Tại các vị trí thân đê có hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu: Khoan phụt vữa tạo màng chống thấm cho đê.
+ Tại các vị trí nền đê có hiện tượng đùn, sủi: Đắp cơ phản áp, lấp ao tạo ổn định nền đê phía đồng.
+ Tại các vị trí bờ sông gần hoặc sát đê chính: Xây dựng kè lát mái hộ bờ, tránh nguy cơ sạt lở, đảm bảo an toàn đê chính.
+ Kết hợp với phát triển nông thôn: Xây dựng hệ thống đường hành lang đảm bảo giao thông đi lại và cứu hộ đê khi cần thiết.