- Nghị định 26/2007/NĐCP ngày 15 tháng 2 năm 2007 quy định chi tiết thi hành luật
3.1 Kiến nghị về pháp lý
3.1.2 Tăng cường các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi giao kết hợp
kết hợp đồng thương mại điện tử.
Khi giao kết các hợp đồng điện tử, đặc biệt là đối với các hợp đồng điện tử được giao kết qua các website thương mại điện tử theo hình thức giao dịch B2C45, người tiêu dùng thường là chủ thể có khả năng chịu thiệt hại cao hơn so với thương nhân do sự thiếu hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này, do dễ nhầm lẫn khi tiến hành các thao tác kĩ thuật phức tạp, khả năng bị đánh cắp các thông tin cá nhân...Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có một quy định nào về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi giao kết các hợp đồng điện tử.
Về vấn đề bảo vệ các thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số tài khoản…Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách có hệ thống. Tuy nhiên, các quy định này đã được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ luật dân sự, Bộ luật dân sự 2005 đã đưa ra một số quy định về nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân tại điều 31 “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh”, điều 38 “quyền bí mật đời tư”. Văn bản cao nhất trong hệ thống luật Giao dịch điện tử là Luật giao dịch điện tử năm 2005 cũng dành điều 46 để quy định chung về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử trong đó quy định tại khoản 2: “Cơ quan, tổ
chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thơng tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm sốt được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Luật công nghệ thông tin ban hành tháng 6 năm 2006 cũng có quy định các vấn đề liên quan đến việc bảo đảm bí mật đối với thơng tin riêng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
Có thể thấy, vấn đề bảo mật thông tin đã bước đầu được quan tâm chú ý, tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Luật Giao dịch điện tử cần bổ sung thêm hoặc ban hành thêm các văn bản quy định ràng buộc về tiêu chuẩn chế độ bảo mật, các phương thức bảo mật mà các website cần đáp ứng khi tiến hành các giao dịch mua bán qua mạng. Đồng thời quy định trách nhiệm bồi thường của các thương nhân sở hữu các website này khi để xảy ra thất thốt thơng tin ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Bên cạnh những rủi ro có thể xảy ra do vấn đề bảo mật thơng tin chưa được tốt, người tiêu dùng cịn có thể chịu những thiệt hại do việc tiến hành giao dịch qua
45
phương tiện điện tử như việc người tiêu dùng không thể kiểm tra mẫu mã, chất lượng hàng hóa trước khi nhận hàng, hoặc phải tiến hành thanh toán trước khi nhận hàng…
Để giảm thiểu các rủi ro này, Thông tư 09/2008/TT-BCT hướng dẫn về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử đã có các quy định ràng buộc nghĩa vụ của doanh nhân bán hàng phải cung cấp các thơng tin về hàng hóa, dịch vụ; Thơng tin về giá cả; Thông tin về các điều khoản giao dịch; Thông tin về vận chuyển về giao nhận; Thơng tin về các phương thức thanh tốn tại các khoản từ khoản 12 đến khoản 16. Các quy định này đã tạo một bước tiến mới trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tạo niềm tin để người tiêu dùng mạnh dạn tham gia vào các giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, tại quy định về xử lý vi phạm (điều 23)46 khi thương nhân hoặc chủ sở hữu website không thực hiện các quy định về cung cấp thông tin, hoặc khi thông tin cung cấp không trùng khớp với hàng hóa trên thực tế chỉ nêu chung chung mà chưa có chế tài cụ thể.
Thơng tư 09/2008/TT-BCT nên xác định rõ các chế tài cụ thể áp dụng cho doanh nghiệp trong các trường hợp trên đồng thời bổ sung thêm quy định rõ vấn đề kiểm tra hàng hóa trên thực tế hay thời điểm thanh toán tiền là trước hay sau khi nhận và kiểm tra hàng.