Tuyên truyền pháp luật về thương mại điện tử và khuyến khích việc giao kết

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử (Trang 51 - 52)

- Nghị định 26/2007/NĐCP ngày 15 tháng 2 năm 2007 quy định chi tiết thi hành luật

3.2 Kiến nghị về xã hội

3.2.2 Tuyên truyền pháp luật về thương mại điện tử và khuyến khích việc giao kết

cơng.

Nhận thức được nhu cầu đó, kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 đã nhấn mạnh tới vấn đề đào tạo chính quy về thương mại điện tử. Kết quả điều tra của Bộ Cơng thương về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các trường Đại học và cao đẳng trên cả nước năm 200847 cho thấy, trong số 108 trường tham gia khảo sát có 49 trường đã triển khai hoạt động đào tạo về thương mại điện tử bao gồm 30 trường Đại học và 19 trường cao đẳng, và con số này được tăng đều qua các năm từ 2003 đến 2008 đặc biệt là từ sau năm 2006 trở đi. Có thể thấy là việc đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học và cao đẳng phát triển nhanh, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như: Việc hình thành đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo; Có sự khác biệt đáng kể về nội dung, chất lượng đào tạo ở các trường do chưa có chương trình khung cho ngành thương mại điện tử; Việc giảng dạy thương mại điện tử chưa phải là một ngành học hấp dẫn với sinh viên, giảng dạy còn thiếu sự kết hợp giữa học và hành… Đặc biệt, một trong những cản trở lớn cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở nước ta là việc giảng dạy pháp luật thương mại điện tử chưa được các trường quan tâm. Một phần do các giảng viên chưa có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống pháp luật thương mại điện tử nên chưa cập nhật đủ kiến thức để dạy, phần khác là các cơ quan nhà nước hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật chưa chú trọng tới hoạt động phổ biến pháp luật thương mại điện tử cho đối tượng là giảng viên thương mại điện tử tại các trường đại học và cao đẳng.

Yêu cầu đặt ra cho thời gian tới là tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên trách về thương mại điện tử và hợp đồng thương mại điện tử để tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

3.2.2 Tuyên truyền pháp luật về thương mại điện tử và khuyến khích việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử giao kết hợp đồng thương mại điện tử

Hiện nay, hiểu biết về thương mại điện tử ở nước ta còn chưa cao. Nhiều doanh nghiệp tiến hành giao kết hợp đồng thương mại điện tử nhưng thậm chí khơng hề biết đến quy định tại Tại khoản 1, điều 124 của Bộ luật Dân sự 2005 trong đó quy định rõ

47

“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu

được coi là giao dịch bằng văn bản”, hay quy định thơng điệp dữ liệu là hình thức

tương đương văn bản tại khoản 15 điều 3 của Luật Thương mại 2005…Họ ký kết các hợp đồng thông qua người môi giới, trung gian là chính. Do khơng có những kiến thức, và sự cẩn trọng cần thiết nên khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng không thực hiện được, đặc biệt khi giao kết với các đối tác nước ngồi thì doanh nghiệp Việt Nam thường là bên gánh chịu thiệt hại. Chính vì vậy, hiện nay, cơng tác tun truyền về thương mại điện tử cần được chú trọng hơn nữa về nội dung, chất lượng và quy mô của các hoạt động tuyên truyền.

Từ năm 2006 cho đến nay, hoạt động tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ bao gồm tuyên truyền cho người tiêu dùng, tuyên truyền cho doanh nghiệp và cho đội ngũ quản lý nhà nước. Việc tuyên truyền đã được thực hiện qua nhiều kênh như qua các cơ quan thơng tin đại chúng (Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình kĩ thuật số Việt Nam đều có những chuyên mục riêng về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, các tờ báo lớn cũng có phiên bản báo điện tử với nội dung rất đa dạng, phong phú); Nhiều khóa tập huấn, đào tạo cho doanh nghiệp đã được tiến hành ở nhiều địa phương trên khắp cả nước bởi Cục thương mại điện tử và cơng nghệ thơng tin-Bộ Cơng thương, Phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Đại học ngoại thương…; việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhà nước cũng được tiến hành qua nhiều hình thức như hội thảo, tập huấn, tọa đàm, trao đổi.

Việc tuyên truyền như trên cần được phát huy để sớm đưa thương mại điện tử và giao kết hợp đồng thương mại điện tử vào thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)