1.2. Khái quát Hiệp định nông nghiệp của WTO
1.2.2. Nội dung cơn ca Hiệp định nông nghiệp
AoA quy định ba vấn đề chính là: Tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Các cam kết về tự do hoá thương mại trên ba lĩnh vực trên được yêu cầu đối với tất cả các Thành viên của WTO.
Tiếp cận thị trường.
Tiếp cận thị trường là sự cho phép nhập khẩu hàng hoá từ một quốc gia khác. Các nước thông thường sử dụng cả các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để kiểm sốt việc nhập khẩu nơng sản.
- 33 Blair House Agreement.
AoA ra đời đã tạo nên sự thay đổi mang tính hệ thống trong vấn đề tiếp cận thị trường đó là việc thay thế các biện pháp phi thuế quan sang dùng thuế quan ràng buộc và các cam kết cắt giảm. Các thay đổi cơ bản này đã thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy sản xuất và thương mại trên lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc làm cho các điều kiện tiếp cận thị trường rõ ràng hơn, dễ dự đốn hơn và mang tính cạnh tranh hơn. Đồng thời tạo ra mối liên kết gữa thị trường nông sản trong nước và quốc tế.
Tất cả các Thành viên bắt buộc phải cam kết loại bỏ tất cả các biện pháp phi thuế quan như các biện pháp cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu hay hạn chế số lượng nhập khẩu...Tất cả các biện pháp phi thuế quan này sẽ được chuyển đổi thành thuế quan thơng thường thơng qua q trình được gọi là “Thuế hố” 35
. Các mức thuế áp dụng phải tương đương với các biện pháp phi thuế quan (về mức độ và hiệu quả tác động) được áp dụng trong giai đoạn cơ sở 1986-1988.
Tất cả các Thành viên phải tiến hành ràng buộc thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực hiện cắt giảm dần mức thuế này bắt đầu từ mức thuế ràng buộc ban đầu vào năm 1995 tới mức ràng buộc cuối cùng vào thời điểm kết thúc giai đoạn thực hiện. Mức cắt giảm trung bình đối với các nước phát triển là 36% trong vòng 6 năm với mức cắt giảm ít nhất 15%, các nước đang phát triển cắt giảm trung bình 24% trong vịng 10 năm với mức cắt giảm ít nhất 10%. Việc cắt giảm được thực hiện bằng nhau từng năm một.
Các ngoại lệ của cam kết thuế hoá các biện pháp phi thuế quan được thực hiện thông qua Điều khoản tư vệ đặc biệt (SSG)36 và Điều khoản SDT với các sản phẩm cụ thể.
Điều khoản SSG quy định tại Điều 5 AoA chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm là đối tượng của quá trình thuế hố. Điều khoản này cho phép các nước áp đặt thêm phần thuế bổ sung vào mức thuế áp dụng hiện tại trong trường hợp có sự gia tăng đột biến số lượng hàng hoá nhập khẩu hoặc giá cả hàng hoá xuống thấp tại một mức cụ thể do từng quốc gia quy định. Mức thuế bổ sung không được vượt quá một phần ba mức thuế đang thực tế áp dụng thơng thường đối với hàng hố đó. Mức thuế thêm này sẽ chỉ được duy trì cho đến hết năm áp dụng SSG và không áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan. Chỉ một trong hai trường hợp được áp dụng tại cùng một thời điểm.
- 35 Tariffication Process.
Điều khoản SDT đối với vấn đề thuế hoá được quy định tại Phụ lục 5 cho phép các nước được tạm hỗn q trình thuế hố tới cuối giai đoạn thực hiện nếu đáp ứng các điều kiện do AoA quy định. Điều khoản SDT này chỉ áp dụng hạn chế với một số nước.
Điều khoản khác nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường là quy định về M c ti p
cận hiện tại và M c ti p cận t i thiểu. Tuy nhiên, quy định này chỉ có giá trị bắt buộc
nếu được ghi nhận trong Danh mục Thành viên của các quốc gia. Cam kết về M c ti p
cận t i thiểu quy định các nước phải cung cấp cơ hội tiếp cận thị trường cho sản phẩm
nông sản mà trong quá khứ khơng có sự nhập khẩu đáng kể với mức thuế áp dụng cho các sản phẩm này ở mức thấp nhất. Mức thuế thấp áp dụng này được gọi là “Mức thuế trong hạn ngạch” và số lượng hàng hoá nhập khẩu được áp dụng mức thuế thấp này gọi là “Hạn ngạch thuế quan” (TRQ)37. TRQ được cung cấp cho các nước bằng nhau theo nguyên tắc MFN.
Phần lớn TRQ là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay, tuy nhiên cũng có một số cam kết về hạn ngạch thuế quan là kết quả của quá trình đàm phán gia nhập WTO. Vào năm 2002, có 43 Thành viên có các cam kết về hạn ngạch thuế quan được ghi nhận trong Danh mục Thành viên. Tính tổng cộng hạn ngạch thuế quan được áp dụng đối với 1425 dòng thuế38.
Hỗ trợ trong nước.
Mục tiêu chính của AoA là quy định việc thực hiện và cắt giảm các loại hỗ trợ trong nước. Cách thức tiếp cận của AoA nhằm mục đích đảm bảo các cam kết trên lĩnh vực tiếp cận thị trường và trợ cấp xuất khẩu không bị vơ hiệu hố bới các biện pháp hỗ trợ trong nước. AoA chia các loại hỗ trợ trong nước làm ba loại:
Hộp hổ phách (Amber Box): Các loại hỗ trợ thuộc hộp này được cho là có tác
động gây bóp méo thương mại và là đối tượng của việc thực hiện cắt giảm. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm hỗ trợ về giá và hỗ trợ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.
Các loại hỗ trợ thuộc Hộp hổ phách được tính tốn thơng qua Tổng mức hỗ trợ gộp (AMS)39 cho sản phẩm cụ thể40 và không cho sản phẩm cụ thể41. Mức Tổng AMS này sẽ được cắt giảm theo từng năm. Căn cứ vào Tổng AMS trong giai đoạn cơ sở
- 37 Tariff-Rate Quota (TRQ): là hệ thống thuế 2 mức, tức là một mức thuế thấp sẽ được áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu nhất định (trong phạm vi hạn ngạch), nếu lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch này sẽ phải chịu mức thuế MFN thông thường.
38WTO (2002), TN/AG/S/5 (21 March 2002), Tariff and Other Quotas- Background Paper by the Secretariat,
Committee on Agriculture, Geneva, Switzerland, para 6-7. (Xem thêm phụ lục 5) - 39 Aggreate Measures of Support (AMS).
- 40 Product Specific Support - 41 Non-Product Specific Support
(1986-1988), các nước phát triển được yêu cầu phải giảm 20% của Tổng AMS trong 6 năm với mức cắt giảm hàng năm bằng nhau. Các nước đang phát triển cắt giảm bằng 2/3 trong 10 năm.
Các quốc gia Thành viên phải cam kết không vượt quá mức Tổng AMS của họ trong mỗi năm đã được cam kết và thể hiện trong Danh mục Thành viên.
Các biện pháp hỗ trợ cho một sản phẩm cụ thể (hay hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể) sẽ được loại trừ ra khỏi tính tốn Tổng AMS nếu hỗ trợ đó khơng lớn hơn mức cho phép đã được quy định, gọi là M c t i thiểu42
. Nếu tổng giá trị các hỗ trợ trong nước thuộc Hộp hổ phách cho một mặt hàng cụ thể nào đó khơng lớn hơn 5% (10% cho những nước đang phát triển) tổng giá trị sản xuất của sản phẩm đó thì hỗ trợ này khơng cần phải đưa vào trong tính tốn Tổng AMS, tức là sẽ không phải cắt giảm. Cơ chế tương tự áp dụng cho hỗ trợ không cụ thể.
Hiệp định cũng quy định các trường hợp hỗ trợ khác được miễn trừ cắt giảm theo quy định SDT cho các nước đang phát triển, các chương trình trợ cấp lương thực và chương trình hạn chế sản xuất cho các nước.
Hộp xanh lá cây (Green Box): Các loại hỗ trợ này được cho là ít hoặc khơng có
tác động bóp méo thương mại do khơng có tác động ảnh hưởng đến sản xuất. Các loại hỗ trợ này được chấp nhận và không phải cam kết cắt giảm như hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ quảng cáo, dịch vụ hạ tầng, trợ cấp lương thực43.
Hộp xanh lam (Blue Box): Các loại hỗ trợ thuộc Hộp xanh lam là kết quả quá
trình đàm phán cuối cùng về AoA được đưa ra bở Mỹ và các nước EC nhằm cho phép các nước này duy trì các khoản chi cho nơng dân của họ theo chương trình hạn chế sản xuất.
Các biện pháp hỗ trợ thuộc hộp này như các khoản chi trả trực tiếp cho nông dân nhằm hạn chế, giới hạn sản xuất. Các loại hỗ trợ này cũng được chấp nhận và không nằm trong đối tượng hỗ trợ bị cắt giảm.
Trợ cấp xuất khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu cho nơng sản là chủ đề chính trong các tranh chấp thương mại quốc tế vì tác động bóp méo thương mại và gây ra sự mất ổn định về giá cả nông sản và sự bất ổn định thị trường chung. Vì vậy, các quy định về trợ cấp xuất khẩu được coi là một trong những quy định quan trọng nhất của AoA, có thể có tác động trực tiếp và tức thì đến thị trường nơng sản thế giới.
- 42 De minimis.
Về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp bị cấm. Tuy nhiên, đối với các nước có thực hiện trợ cấp xuất khẩu trong quá khứ thì phải cam kết cắt giảm, cụ thể:
Các Thành viên phải cam kết cắt giảm lượng trợ cấp xuất khẩu dựa trên mức cơ sở đã cam kết. Các nước phát triển phải giảm khối lượng hàng hóa hưởng trợ cấp là 21% và chi tiêu cho trợ cấp là 36% mức trợ cấp trong giai đoạn cơ sở 1986-1988 trong vòng 6 năm. Với những nước đang phát triển, mức cam kết cắt giảm là 14% về khối lượng và 24% cho các khoản chi tiêu trong vòng 9 năm.
Bất kỳ một loại hình trợ cấp xuất khẩu mới mà không nằm trong Biểu cam kết (Danh mục Thành viên) đều bị cấm áp dụng, đồng thời các nước cũng không được phép áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với bất kỳ một mặt hàng nơng sản nào khơng có trong Biểu cam kết44.
Các nước được phép trợ cấp vượt mức đã cam kết để đối phó với tình trạng bất ổn của thị trường từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 của quá trình thực hiện. Tuy nhiên, mức trợ cấp phải được cắt giảm trong những năm sau để đảm bảo mức cắt giảm theo đúng như cam kết ban đầu. Đồng thời, các nước không được trợ cấp xuất khẩu nếu loại trợ cấp ấy đã không được thực hiện trong giai đoạn cơ sở hoặc không được tăng lên so với mức áp dụng trong giai đoạn cơ sở nếu đã có áp dụng.
Cam kết cắt giảm thường được thực hiện đối với một nhóm mặt hàng cụ thể không áp dụng cho từng mặt hàng đơn lẻ. AoA đưa ra một danh sách cụ thể đối với 23 nhóm mặt hàng khác nhau như đường, thịt bị, bơ, phơ mai45.
Các Thành viên có thể trợ cấp với mục đích trợ cấp lương thực và các loại trợ cấp này không bị cho là trợ cấp xuất khẩu tuy nhiên phải tuân thủ các tiêu chí cụ thể được quy định tại Điều 10 của Hiệp định.
Kết luận.
Từ những nội dung đã được làm rõ trên, luận văn rút ra một số nhận xét sau: 1. Quan điểm về SDT cho các nước đang phát triển trong thương mại quốc tế đã được hình thành ngay từ khi GATT được các bên đàm phán và ký kết. Với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tham gia ngày càng sâu rộng của các nước đang phát triển thì địi hỏi cần phải có các quy định về SDT cụ thể hơn, hiệu quả hơn ngày càng lớn. Đòi hỏi này dẫn đến việc các bên của GATT tiếp tục đàm phán và đưa ra các quy định về SDT cho các nước đang phát triển. Tới Vòng đàm phán Uruguay, vấn đề SDT trở thành vấn đề chính của nội dung đàm phán. Vòng đàm phán Uruguay cùng với sự ra đời
- 44 Quy định tại Điều 9.1 AoA.
của WTO cũng đánh dấu bước phát triển mới của quy định SDT trong hệ thống quy định của WTO. Quy định đã được chính thức thừa nhận và có mặt trong hầu hết tất cả các Hiệp định quan trọng của WTO.
2. Các điều khoản về SDT trong các Hiệp định của WTO đã quy định các ưu đãi mà các nước đang phát triển được hưởng. Tuy trên thực tế các quy định này cịn hạn chế bởi khơng mang tính bắt buộc cao nhưng cũng phần nào thể hiện sự thừa nhận của các Thành viên WTO đối với việc các nước đang phát triển cần được đối xử đặc biệt.
3. AoA ra đời đánh dấu sự thay đổi mang tính hệ thống trong thương mại nơng nghiệp. AoA đã thiết lập các quy định mới cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp trên ba vấn đề chính là tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu.
4. AoA đã góp phần xây dựng thương mại nơng nghiệp minh bạch hơn, rõ ràng hơn và phần nào công bằng hơn đối với các Thành viên. Các biện pháp phi thuế bị yêu cầu gỡ bỏ, các Thành viên phải cam kết cắt giảm các loại trợ cấp và hỗ trợ gây bóp méo thương mại. Đồng thời, AoA cũng có các quy định SDT cho các nước đang phát triển.
CHƢƠNG II
QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI XỬ ĐẶC BIỆT VÀ KHÁC BIỆT TRONG HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG THƢƠNG
MẠI QUỐC TẾ