12 Quy định đi xử đặc biệt và khác biệt trong nông nghiệp và cc đề x ut mớ

Một phần của tài liệu Quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển trong hiệp định nông nghiệp của WTO và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế (Trang 59 - 106)

Quy định về SDT là vấn đề nền tảng của hệ thống thương mại đa phương. Xuất phát từ quan điểm về việc các nước đang phát triển có các đặc điểm khác biệt về tình hình kinh tế, tài chính, kỹ thuật cũng như năng lực của chính phủ so với các nước phát triển, các ưu đãi đặc biệt và linh hoạt dành cho các nước đang phát triển thể hiện sự ghi nhận của các Thành viên đối với vị trí cũng như nhu cầu khác biệt của các nước đang phát triển.

Các điều khoản SDT đóng một vai trị quan trọng đối với các nước đang phát triển. Các điều khoản SDT mang tính thực tế, thiết thực, hiệu quả và có khả năng áp dụng cao trong nông nghiệp lại càng quan trọng hơn. Thứ nhất là vì vấn đề an ninh lương thực và thứ hai là vì vị trí đặc biệt của ngành nơng nghiệp ở hầu hết các nước đang phát triển.

Với các lý do trên, vấn đề SDT trong nông nghiệp tiếp tục được các nước đang phát triển đưa vào nội dung đàm phán và là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành bại của Vòng đàm phán Doha. Trong Tuyên bố Bộ trưởng Doha cũng đã ghi nhận:

“Đ i xử đặc biệt và khác biệt cho c c n ớc đang ph t triển là một phần không

thể tách rời trong tồn bộ các nội dung c a Vịng đàm ph n”

Và các quy định về SDT cần:

“Th c hiện có hiệu qu tạo điều kiện cho c c n ớc đang ph t triển đạt đ c các

yêu cầu về phát triển bao gồm an ninh l ơng th c và phát triển nông nghiệp nông thôn ”

Tại các cuộc đàm phán đầu tiên về nông nghiệp, các nước đang phát triển cho rằng cần thay đổi các quy định của WTO nhằm cho phép các nước này linh hoạt hơn trong việc thi hành các chính sách đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nơng thơn và thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo.

Các nước đang phát triển đã rất tích cực trong các cuộc đàm phán và nhiều nước, nhóm nước đã đưa ra các đề xuất cụ thể về vấn đề SDT. Có thể kể tới các đề xuất như:

Đề xu t SDT trong chính sách nơng nghiệp chungcho c c n ớc đang ph t triển:

Các đề xuất này đề xuất hoàn chỉnh về các quy định SDT cho các nước đang phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm cả ba vấn đề là tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước

và trợ cấp xuất khẩu. Cuba và 10 nước đang phát triển khác đề xuất xây dựng Hộp phát triển102 (G/AG/NG/W/13) cho phép các nước đang phát triển linh hoạt trong việc kiểm soát nhập khẩu, thuế quan và hỗ trợ trong nước đối với các sản phẩm cụ thể. Kenya cũng đề xuất Hộp phát triển nhằm củng cố và tăng cường hiệu quả thực thi của các quy định SDT trong AoA (G/AG/NG/W/136). Các nước Đông Nam (ASEAN) đưa ra đề xuất muốn các nước đang phát triển được cho phép tự chủ trong chính sách nông nghiệp để giải quyết vấn đề an ninh lương thực (G/AG/NG/W/55). Senegal đề xuất các nước đang phát triển có mức sản xuất nơng nghiệp thấp được hưởng ưu đãi trong thực hiện tất cả các chính sách nơng nghiệp liên quan đến sản xuất nhằm đảm bảo duy trì sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực (G/AG/NG/W/137).

Đề xu t SDT về ti p cận thị tr ờng cho c c n ớc đang ph t triển: Đối với vấn đề

tiếp cận thị trường, có nhiều đề xuất về việc cho các nước đang phát triển linh hoạt sử dụng các biện pháp cửa khẩu, đặc biệt là việc cho phép các nước đang phát triển tăng mức thuế cao hơn mức ràng buộc. Cuba và 10 nước đang phát triển khác muốn các nước đang phát triển được phép tính tốn lại và thay đổi các mức thuế áp dụng (G/AG/NG/W/13). Ấn Độ đề xuất nên cho phép tăng lên mức trần các mức thuế ràng buộc thấp đối với các dòng thuế cam kết theo Vòng đàm phán Uruguay và được duy trì các mức thuế cao (G/AG/NG/W/102). Namibia đề xuất các nước đang phát triển có mức thuế ràng buộc thấp cần được miễn trừ khỏi các cam kết cắt giảm mới (G/AG/NG/W/143). Hàn Quốc đề xuất cần phải lưu ý đặc biệt đến việc gỡ bỏ các biện pháp phi thuế quan đối với các sản phẩm lương thực chính trong nữa ăn (G/AG/NG/W/98). Swaiziland đề xuất các nước đang phát triển nhỏ phải được cho phép thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp nội địa (G/AG/NG/W/95). Và còn nhiều các đề xuất khác liên quan đến tiếp cận thị trường như đề xuất của các nước đảo nhỏ đang phát triển (SIDS)103 (G/AG/NG/W/97), Na Uy (G/AG/NG/W/101) về vấn đề biện pháp SSG.

Đề xu t SDT về hỗ tr trong n ớc: Có nhiều đề xuất về vấn đề các biện pháp hỗ

trợ trong nước được loại trừ cắt giảm. Các nước ASEAN đã đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm mục đích thúc đẩy đa dạng hố nơng nghiệp cần được loại trừ (G/AG/NG/W/55). Mauritus đề xuất loại trừ đối với các loại hỗ trợ nhằm mục đích xố đói giảm nghèo (G/AG/NG/W/96). Ấn Độ đề xuất bổ sung tiêu chí về phát triển nơng thơn và việc làm vào các biện pháp hỗ trợ được loại trừ cắt giảm (G/AG/NG/W/102). Các nước ASEAN

- 102 Development Box.

(G/AG/NG/W/50), Thổ Nhĩ Kỳ (G/AG/NG/W/106), Ấn Độ (G/AG/NG/W/102) và nhóm các Châu Phi (G/AG/NG/W/142) ủng hộ việc tiếp tục loại trừ các biện pháp hỗ trợ nguyên liệu sản xuất đầu vào cho nông dân nghèo thu nhập thấp cũng như trợ cấp đầu tư theo Điều 6.2 AoA.

Các nước phát triển cũng ủng hộ việc duy trì và mở rộng các biện pháp hỗ trợ thuộc diện được loại trừ cắt giảm tại các nước đang phát triển. Mỹ ủng hộ việc loại trừ các hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển của các nước đang phát triển và các nước LDC (G/AG/NG/W/15, 16). EU đề xuất các biện pháp hỗ trợ liên quan đến vấn đề xố đói giảm nghèo và an ninh lương thực ở các nước đang phát triển được loại trừ cắt giảm (G/AG/NG/W/90).

Nhiều nước, cả phát triển và đang phát triển, ủng hộ việc duy trì M c t i thiểu

hiện tại được loại trừ cắt giảm ở mức 10%. Tuy nhiên, Cuba và 10 nước đang phát triển khác muốn con số này tăng lên 20% (G/AG/NG/W/13). Các nước Châu Phi, Caribbean cũng muốn tăng M c t i thiểu đối với các nước đang phát triển (G/AG/NG/W/36). Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất M c t i thiểu áp dụng cho các nước đang phát triển nên thực hiện theo mức trung bình hơn là áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể (G/AG/NG/W/106).

Đề xu t SDT về tr c p xu t khẩu: Chỉ có một số ít các đề xuất về vấn đề SDT

trong trợ cấp xuất khẩu cho các nước đang phát triển. Nhóm CAIRNS đề xuất thời gian loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu dài hơn cho các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, nhóm này đề xuất loại trừ các nước đang phát triển khỏi cam kết cắt giảm trợ cấp cho chi phí cho quảng cáo và thêm các ưu đãi cho trợ cấp vận tải nội địa (G/AG/NG/W/11). ASEAN đề xuất các quy tắc về tín dụng xuất khẩu hay các chương trình bảo hiểm xuất khẩu cần được gia tăng tính linh hoạt cho các nước đang phát triển (G/AG/NG/W/55). Nhật Bản đề xuất khi củng cố các quy định về trợ cấp xuất khẩu, vấn đề doanh nghiệp nhà nước, các biện pháp trợ cấp phải cắt giảm không được mang lại thêm gánh nặng cho các nước đang phát triển (G/AG/NG/W98).

Trong thời gian Vòng đàm phán Doha diễn ra đã có nhiều dự thảo, đề xuất nữa về SDT được các bên đưa ra. Và theo các đề xuất về SDT trong dự thảo mới nhất cùng với các đề xuất chung trên lĩnh vực nông nghiệp đã được các bên đưa ra, quy định SDT tiếp tục được quy định trên ba lĩnh vực dành cho các nước đang phát triển và cả các nước mới gia nhập, cụ thể như sau:

Tiếp cận thị trường.

Các nước đang phát triển thực hiện việc cắt giảm thuế quan ràng buộc trong 10 năm qua 11 lần cắt giảm bằng nhau hàng năm theo Công thức bậc với mức cắt giảm chỉ bằng 2/3 so với các nước phát triển. Mức cắt giảm trung bình cao nhất đối với các nước đang phát triển là 36%104

. Nếu thực hiện theo Công thức mà mức cắt giảm lớn hơn 36% thì các nước đang phát triển có thể cắt giảm ít hơn trong các bậc nhằm giữ mức cắt giảm ở mức cao nhất là 36%.

Các nước SVE nếu lựa chọn cắt giảm thuế quan ràng buộc theo Cơng thức được cắt giảm ít hơn 10% so với mức của các nước đang phát triển.

Các nước RAM thơng thường được phép cắt giảm ít hơn 8% so với các mức cắt giảm của các nước đang phát triển. Các dịng thuế có mức thuế ràng buộc dưới 10% được miễn trừ cắt giảm.

Các nước RAM mới nhất Ả Rập Saudi, Việt Nam, Macedonia, Tongo và Ukraina và các nước RAM nhỏ có thu nhập thấp có nền kinh tế đang chuyển đối được miễn trừ cắt giảm thuế quan ràng buộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian thực hiện của các nước RAM dài hơn 2 năm so với các nước đang phát triển.

 S n phẩm nhạy c m.

Các nước đang phát triển được cho phép thêm 1/3 mức của các nước phát triển, tức ở mức 5,3% hoặc 8%105 tổng số sản phẩm nông nghiệp. (Các nước phát triển chỉ được cho phép 4% hoặc 6%).

Các nước đang phát triển chỉ phải mở rộng hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm nhạy cảm ở mức bằng 2/3 so với mức của các nước phát triển, đồng thời mức tiêu thụ trong nước được loại trừ lượng tiêu thụ của nơng dân với sản phẩm của mình.

Nếu khơng muốn cung cấp hạn ngạch thuế quan, các nước đang phát triển có thể sử dụng một trong ba lựa chọn sau:

i) Cắt giảm ít hơn 1/3 so với cơng thức đối với nhiều nhất 1/2 số lượng sản phẩm nhạy cảm, thực hiện trong 3 năm.

ii) Cắt giảm ít hơn 1/ 2 so với công thức đối với nhiều nhất 1/3 sản phẩm nhạy cảm, thực hiện trong 2 năm.

iii) Cắt giảm ít hơn 2/3 so với cơng thức đối với nhiều nhất 1/4 sản phẩm nhạy cảm tới cuối năm đầu tiên của quá trình thực hiện cắt giảm thuế.

- 104 30% đối với Venezuela.

- 105 Canada và Nhật bản phản đối đề xuất này (WTO (2008), TN/AG/W/5 (6 December 2008), Revised Draft Modalities for Agriculture Sensitive Products: Designation).

 Biện pháp t vệ đặc biệt.

Các nước đang phát triển có sử dụng SSG cắt giảm xuống chỉ áp dụng với nhiều nhất 2,5% sản phẩm vào ngày đầu của giai đoạn thực hiện. Đối với các nước SVE được phép sử dụng ở mức 5% trong 12 năm.

 Cắt gi m m c thu trong hạn ngạch thu quan.

Các nước đang phát triển phải cắt giảm mức thuế áp dụng trong hạn ngạch ở mức 15%. Các nước SVE phải cắt giảm mức thuế trong hạn ngạch ở mức 7,5%106. Tuy nhiên, các nước đang phát triển không phải giảm tới ngưỡng và cũng không phải giảm về 0% đối với các dịng thuế có mức thuế dưới 5% như các nước phát triển. Các dòng thuế trong hạn ngạch đối với các sản phẩm đặc biệt không phải cắt giảm mức thuế trong hạn ngạch.

Các nước RAM mới nhất Việt Nam, Ả Rập Saudi, Macedonia, Tonga, Ukraina, các nước mới gia nhập có thu nhập thấp đang chuyển đổi nền kinh tế không phải thực hiện cắt giảm107. Các nước RAM khác phải cắt giảm bằng 1/3 mức của các nước đang phát triển. Các mức thuế trong hạn ngạch ở mức hoặc dưới mức 15% không phải cắt giảm.

 S n phẩm đặc biệt.

Các nước đang phát triển được quyền tự lập danh sách các sản phẩm đặc biệt căn cứ trên nhu cầu của mình về an ninh lương thực, an ninh đời sống và phát triển nông thơn. Sẽ có 12% số lượng sản phẩm nơng nghiệp được xếp vào diện sản phẩm đặc biệt, trong đó 5% khơng phải thực hiện cắt giảm thuế quan ràng buộc. Mức cắt giảm trung bình trong mọi trường hợp đối với các sản phẩm đặc biệt là 11%.

Các nước SVE có thể lựa chọn việc cắt giảm thuế quan theo Công thức cộng với quy định về các sản phẩm đặc biệt ở trên. Nếu các nước SVE không thực hiện cắt giảm theo Cơng thức thì có thể lựa chọn cắt giảm ở mức trung bình 24% đối với các mức thuế áp dụng hiện tại cho các sản phẩm dược chọn là sản phẩm đặc biệt (số lượng tuỳ theo các nước chọn) và các sản phẩm này không là đối tượng của mức cắt giảm tối thiểu.

Đối với các nước RAM, số lượng sản phẩm được chọn là sản phẩm đặc biệt cao nhất là 13% và mức cắt giảm trung bình là 10%.

 ơ ch t vệ đặc biệt SSM.

SSM được xây dựng cho các nước đang phát triển (các nước phát triển không được áp dụng) với quy định cụ thể:

- 106 Venezuela cũng được áp dụng điều khoản này.

SSM có thể áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nào dựa trên hai tiêu chí về giá cả và số lượng. Một sản phẩm chỉ được áp dụng SSM căn cứ vào một tiêu chí. Sản phẩm được áp dụng SSM phải khơng là đối tượng của các biện pháp theo Điều XIX GATT và Hiệp định về tự vệ.

Tiêu chí về số lượng căn cứ vào mức nhập khẩu cơ sở trong 3 năm trước khi áp dụng SSM, cụ thể:

i) Khi số lượng nhập khẩu vượt quá 110% thì mức thuế cao nhất được bổ sung là không quá 25% mức thuế cũ hoặc 25% cộng thêm.

ii) Khi số lượng nhập khẩu vượt quá từ 115-135% thì mức thuế cao nhất được bổ sung là 40% mức thuế cũ hoặc cộng thêm 40%.

iii) Khi số lượng nhập khẩu vượt quá 135% thì mức thuế cao nhất được bổ sung là 50% hoặc cộng thêm 50%.

Số lượng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được tính vào số lượng nhập khẩu làm căn cứ sử dụng SSM.

SSM theo tiêu chí về giá được áp dụng khi giá CIF108 nhập khẩu hàng hoá vào biên giới hải quan của nước đang phát triển và được thể hiện bằng tiền của nước nhập khẩu thấp hơn mức quy định là mức giá bằng 85% giá trung bình tháng đối với sản phẩm trong 3 năm gần nhất với năm hàng hoá nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức thuế bổ sung khi SSM căn cứ vào giá cả được áp dụng là không quá 85% mức khác biệt giữa giá nhập khẩu và giá khởi điểm.

Các mức thuế quan ràng buộc cam kết trước Vòng đàm phán Doha đối với các sản phẩm sẽ được coi là giới hạn mức thuế cao nhất đối với sản phẩm ấy và việc áp dụng SSM không được vượt quá mức ràng buộc này. Đối với các nước LDC có thể vượt quá mức thuế ràng buộc trước Vòng đàm phán Doha tối đa 40% hoặc công thêm 40% tuỳ thuộc mức nào cao hơn. Đối với các nước SVE được vượt tối đa 20% hoặc công thêm 20% tuỳ thuộc mức nào cao hơn đối với tối đa 15% số dòng thuế. Đối với các nước đang phát triển còn lại được phép vượt tối đa 15% hoặc 15% cộng thêm tuỳ mức nào cao hơn và áp dụng đối với nhiều nhất 4-8% số dịng thuế và khơng áp dụng 2 kỳ liên tiếp.

Hỗ trợ trong nước.  Cắt gi m OTDS.

Các nước đang phát triển khơng có cam kết AMS không phải cắt giảm.

Các nước đang phát triển có cam kết hỗ trợ Hộp hổ phách (có cam kết mức AMS trần cao hơn Mức tối thiểu nên phải thực hiện cắt giảm) cắt giảm bằng 2/3 so với mức cắt giảm ở bậc thấp nhất của các nước phát triển.

Các nước NFIDC bao gồm các nước kém phát triển nhất và các nước Barbados, Botswana, Bờ Biển Ngà, Cuba, Dominica, Dominican Republic, Egypt, Gabon, Honduras, Jamaica, Jordan, Kenya, Mauritius, Mongolia, Morocco, Namibia, Pakistan, Peru, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent and the Grenadines, Senegal, Sri Lanka, Trinidad và Tobago, Tunisia and Venezuela được miễn trừ109.

Một phần của tài liệu Quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển trong hiệp định nông nghiệp của WTO và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế (Trang 59 - 106)