Sự tiến bộ lớn nhất trong AoA trong quy định về vấn đề tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp là việc yêu cầu loại bỏ các biện pháp phi thuế quan như hạn chế số lượng nhập khẩu, quy định giá nhập khẩu tối thiểu, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phức tạp. Không một biện pháp phi thuế quan nào được phép duy trì và tất cả đều sử dụng thuế quan thông thường. Đồng thời các nước phải thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình cụ thể.
Mặc dù yêu cầu gỡ bỏ tất cả các biện pháp phi thuế quan nhưng các Thành viên có thể sử dụng quy định SDT được quy định tại Phụ lục 5 cuả AoA46 để tạm hỗn q trình thuế hố các biện pháp phi thuế quan đối với các sản phẩm cụ thể được ghi trong Danh mục Thành viên47 trong giai đoạn thực hiện. Tuy nhiên, các Thành viên phải cung cấp M c ti p cận t i thiểu. Các nước phát triển phải cung cấp M c ti p cận t i thiểu ở
mức 4% trên tổng lượng hàng hoá tiêu thụ trong giai đoạn cơ sở trong năm đầu tiên của quá trình thực hiện AoA (năm 1995) và sẽ được tăng lên 8% vào năm 2000. Các nước đang phát triển chỉ phải cung cấp M c ti p cận t i thiểu ở mức 1% vào năm 1995 và
tăng lên 4% vào năm 2000.
Quy định SDT này được áp dụng cho 4 Thành viên với các sản phẩm cụ thể, đó là: Nhật Bản (nước phát triển), Philipin và Hàn Quốc với sản phẩm gạo, Israel với phô mai và thịt cừu. Nhật Bản và Israel đã từ bỏ quyền áp dụng ưu đãi này. Đài Loan sau khi gia nhập WTO đã đăng ký áp dụng đối với sản phẩm gạo trong năm đầu tiên là năm 2002.
Các nước đang phát triển muốn được sử dụng điều khoản SDT theo Phụ lục 5 cần được ghi nhận trong danh mục Thành viên và phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể được quy định trong Phụ lục 5-B.
- 46 Phụ lục 5A đối với các nước phát triển, Phụ lục 5B đối với các nước đang phát triển.
- 47 Điều khoản này được thông qua vào cuối Vòng đàm phán theo yêu cầu của Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm cho phép hai nước này có thể thực hiện bảo hộ đối với sản phẩm chính trong bữa ăn truyền thống của hai nước này là gạo.
Sau khi giai đoạn thực thi AoA kết thúc (năm 2000 đối với các nước phát triển và năm 2004 đối với các nước đang phát triển), SDT sẽ được tiếp tục áp dụng nếu được sự nhượng bộ và thống nhất của các bên liên quan thông qua đàm phán.
Nếu khơng có đàm phán về việc tiếp tục thực hiện quy định này sau khi giai đoạn thực hiện AoA kết thúc thì Thành viên đấy phải thực hiện đầy đủ cam kết thuế hố và tiếp tục duy trì mức tiếp cận thị trường được điều chỉnh ở mức 8% lượng tiêu thụ trong nước đối với các nước phát triển và 4% đối với các nước đang phát triển.
Đối với yêu cầu cam kết cắt giảm thuế quan, các nước đang phát triển được ưu đãi cắt giảm ở mức thấp hơn so với các nước phát triển. Các nước phát triển phải cắt giảm trung bình là 36% với mức giảm tối thiểu 15% trong vòng 6 năm trong khi các nước đang phát triển được ưu đãi cắt giảm trung bình 24% với mức giảm tối thiểu chỉ ở mức 10% trong vòng 10 năm. Các nước LDC khơng phải cam kết cắt giảm thuế quan.
Ngồi ra, các nước đang phát triển có thể duy trì biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu vì lý do cân bằng cán cân thanh tốn và không phải cung cấp M c ti p cận t i
thiểu.
2 1 2 Quy định đ i xử đặc biệt và khác biệt về hỗ tr trong n ớc
Ngoại trừ các loại hỗ trợ thuộc Hộp xanh lá cây không thuộc danh mục các biện pháp hỗ trợ phải cắt giảm vì ít hoặc khơng gây bóp méo thương mại thì AoA quy định một số các biện pháp hỗ trợ khác được loại trừ khơng đưa vào tính tổng AMS.
Theo quy định tại Điều 6.2, các loại hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ nhằm mục đích khuyến khích phát triển nơng nghiệp nơng thơn thuộc chương trình phát triển của quốc gia thì sẽ được loại trừ khỏi danh mục cam kết cắt giảm hoặc khơng phải đưa vào để tính lượng hỗ trợ gộp AMS, cụ thể:
+ Các loại trợ cấp đầu tư, là loại trợ cấp nơng nghiệp nói chung thường có tại các nước đang phát triển.
+ Các loại trợ cấp nguyên liệu sản xuất đầu vào, là loại trợ cấp thường được chính phủ cấp cho những người sản xuất có thu nhập thấp hoặc nơng dân nghèo tại các nước đang phát triển.
+ Hỗ trợ của chính phủ dành cho những người sản xuất tại các nước đang phát triển nhằm mục đích khuyến khích việc từ bỏ trồng các loại cây thuốc phiện.
Mức hỗ trợ tối thiểu.
Đối với các loại trợ cấp thuộc Hộp hổ phách theo quy định về hỗ trợ trong nước tại Điều 6 cho phép khơng đưa vào tính AMS đối với các hỗ trợ không vượt quá 5%
tổng trị giá sản lượng một sản phẩm nông nghiệp cơ bản hoặc tổng sản lượng nơng nghiệp của Thành viên đó (đối với các Thành viên là nước phát triển).
Quy định SDT tại Điều 6.4 cho phép loại trừ cắt giảm các hỗ trợ không vượt quá 10% tổng trị giá sản lượng của một sản phẩm nông nghiệp cơ bản hoặc tổng sản lượng nông nghiệp của Thành viên đang phát triển đấy. Điều này có nghĩa M c t i thiểu khơng đưa vào tính AMS đối với các nước đang phát triển là 10%.
Ngoài các loại hỗ trợ được loại trừ khỏi cam kết cắt giảm và khơng đưa vào tính AMS như đã nói trên, AoA còn cho phép các nước đang phát triển thực hiện các loại hỗ trợ khác và vẫn được xem là phù hợp với các quy định về hỗ trợ trong nước của AoA. Theo quy định tại đoạn 3, 4 chú thích 5, 6 -Phụ lục 2 cho phép các nước đang phát triển thực hiện các loại hỗ trợ sau:
+ Chi tiêu ngân sách hoặc phần ngân sách bị bỏ qua vì mục đích dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Đây là tiền chi tiêu hoặc khơng thu do chính phủ thực hiện việc tích trữ và dự trữ lương thực.
+ Chi tiêu ngân sách cho trợ cấp lương thực trong nước cho một bộ phận dân chúng có nhu cầu.
Với điều kiện việc chi ngân sách cho mục đích dự trữ quốc gia và trợ cấp lương thực của các nước đang phát triển phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Các chương trình dự trữ quốc gia phải rõ ràng và phù hợp với các tiêu chí khách quan và được thông báo công khai.
+ Việc trợ cấp lương thực với giá trợ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người nghèo thành thị và nông thôn phải trên cơ sở thường xuyên và với giá hợp lý.
Đối với các loại hỗ trợ thuộc diện cắt giảm khác, các nước đang phát triển chỉ phải cam kết cắt giảm ở mức bằng 2/3 so với mức cắt giảm của các nước phát triển trong vịng 10 năm. Các nước LDC khơng phải cam kết cắt giảm.