.... 2.1.2.2 Phân loại tín dụng
2012
4.5. TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN
Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng nhẹ trong giai đoạn 2010 -
2012. Về phương diện tuyệt đối doanh số cho vay tăng nhiều hơn doanh số thu nợ nên việc dư nợ tăng là điều tất yếu. Ngoài ra đây cũng là kết quả của việc mở rộng hoạt động tín dụng cũng như tăng cường công tác cho vay, bám sát địa bàn, đưa nguồn vốn tiếp cận đối tượng có nhu cầu vay vốn ngân hàng.
GVHD: Nguyễn Thị Lương 37 SVTH: Nguyễn Tấn Dư
Bảng 4.6: DƯ NỢ CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh, NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long)
Khoản mục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % 1. Theo lĩnh vực KD 206.381 100 231.136 100 255.866 100 24.755 12,0 24.749 10,7 Thương mại và DV 170.835 82,8 182.032 78,8 219.674 85,9 11.197 6,6 37.643 20,7 Nông nghiệp 30.420 14,7 38.365 16,6 32.458 12,7 7.945 26,1 -5.907 -15,4 Tiêu dùng 5.126 2,5 10.739 4,6 3.732 1,5 5.613 109,5 -7.007 -65,2 2. Theo loại hình DN 206.381 100 231.136 100 255.866 100 24.755 12,0 24.749 10,7 DNTN 32.139 15,6 62.522 27,0 102.646 40,1 30.383 94,5 40.124 64,2 Công ty TNHH 20.141 9,8 38.294 16,6 52.076 20,4 18.153 90,1 13.782 36,0 Cá nhân và hộ SX 154.101 74,7 130.320 56,4 101.144 39,5 -23.781 -15,4 -29.177 -22,4
4.5.1. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 2012
Từ bảng 4.6 ta nhận thấy rằng thương mại dịch vụ là lĩnh vực có dư nợ
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh. Cụ thể năm 2010 dư nợ lĩnh vực này đạt 170.835 triệu đồng, chiếm 82,8% tổng dư nợ. Năm 2011 nền kinh tế nước ta gặp khơng ít khó khăn, các tháng đầu năm lạm phát tăng cao, lãi suất thị trường cũng ở mức cao, thiên tai dịch bệnh hoành hành, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Tất cả các khó khăn vừa nêu trên đã kéo theo hệ quả dư nợ cho vay thương mại dịch vụ năm 2011 chỉ tăng 6,6%. Sang năm 2012 nền kinh tế đã dần ổn định hơn và có sự phục hồi. Nhu cầu vốn tham gia sản xuất tăng, thúc đẩy chi nhánh tăng doanh số cho vay và mở rộng dư nợ. kết quả là dư nợ đã tăng 20,7% so với năm 2011 của nhóm ngành thương mại và dịch vụ.
Nơng nghiệp có thể nói là lĩnh vực thứ 2 chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tín dụng ngắn hạn của chi nhánh. Năm 2010 dư nợ nông nghiệp đạt 30.420 triệu đồng sang năm 2011 tăng trưởng dư nợ đạt 26,1% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 dư nợ tín dụng lĩnh vực này đã giảm đi 15,4%). Điều này được lý giải bởi tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay chậm hơn tốc độ tăng trưởng thu nợ.
Tương tự với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, dư nợ tiêu dùng cũng tăng vào năm 2011 và giảm ở năm 2012. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc doanh số thu nợ tăng trưởng nhanh hơn doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2012 tăng 66.199 triệu đồng so với năm 2011 còn doanh số cho vay năm 2012 chỉ tăng thêm có 53.579 triệu đồng.
4.5.2. Tình hình dư nợ ngắn hạn theo loại hình kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 – 2012
Dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân theo thời
gian có sự tăng trưởng theo thời gian. Cụ thể năm 2010 dư nợ đạt 32.139 triệu đồng, năm 2011 là 62.512 triệu đồng, năm 2012 là 102.646 triệu đồng. Năm 2011 là năm đánh dấu sự tăng trưởng dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, tăng trưởng thêm 94,5%. Sang năm 2012 tăng trưởng có sự chậm lại chỉ đạt 64,2 %. Sự tăng trưởng này một phần do tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ. Cụ thể tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2011 đạt 123,3 % trong khi tăng trưởng doanh số thu nợ chỉ đạt 72,6%. Tương tự đến năm tăng trưởng doanh số cho vay 2012 là 9,2% trong khi doanh số thu nợ lại giảm đi 3,1%.
Tương tự với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn ở Vĩnh Long đa phần cũng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Được sự hỗ trợ vay vốn của chính phủ thơng qua nghị quyết NQ/11-CP. Đó là lý do để doanh số cho vay năm 2011 có sự tăng trưởng cao, trên đà tăng trưởng cũng như sự phụ hồi của nền kinh tế đã kích thích nhu cầu vay vốn của các đối tượng này năm 2012. Bên cạnh đó doanh số thu nợ lại tăng trưởng chậm hơn kéo theo dư nợ cũng tăng dần theo thời gian.
Xem xét bảng 4.6 ta thấy dư nợ cho vay cá nhân và hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Xét trên tổng quan ta thấy dư nợ cho vay qua 3 năm đang giảm dần. Cụ thể năm 2010 dư nợ đạt 154.101 triệu đồng và giảm dần còn 130.320 triệu đồng nằm 2011 và tiếp tục giảm xuống 101.144 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm dư nợ này chính là sự thiếu ổn định của nền kinh tế trong năm 2011 và sự gia tăng doanh số thu nợ năm 2012.