Cách thức viết tắt

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo nhân dân (Trang 32 - 95)

Như đã nói, viết tắt là một hiện tượng thường gặp trên các văn bản viết, kể cả văn bản mang tính quy phạm lẫn văn bản không mang tính quy phạm.

Viết tắt là một hình thái rút gọn của các định danh đầy đủ, được tạo ra theo những phương thức cấu tạo đặc biệt, có chức năng làm đại diện cho định danh đầy đủ. Dưới đây là một số quan điểm và kết quả nghiên cứu về cách thức viết tắt của một số nhà ngôn ngữ học:

1.1.3.1. Quan điểm của tác giả Nguyễn Hoàng Thanh:

Theo tác giả Nguyễn Hoàng Thanh, “có hai phương thức tạo chữ tắt” mà tác giả coi “ là những con đường độc đáo trong cấu tạo chữ tiếng Việt” (Nguyễn Hoàng Thanh, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, H.1996, tr. 15), đó là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(1) Phương thức nói gộp: Đây là cách cấu tạo chữ tắt bằng cách lược bỏ âm tiết trong một từ nhiều âm tiết đơn lập rồi dùng âm tiết còn lại kết hợp với các âm tiết còn lại của các từ khác hoặc với một từ đầy đủ tạo thành chữ tắt. Chẳng hạn như các ví dụ dưới đây:

Ví dụ (27): Ngữ (âm tiết còn lại của từ Ngôn ngữ);

Văn (âm tiết còn lại của từ Văn học).

Hai âm tiết: Ngữ + văn tạo thành từ tắt Ngữ văn.

Tương tự, những từ tắt như nông nghiệp, công nông trí thức, nông thủy

hảisản, v.v… đều là những từ tắt được cấu tạo theo phương thức này.

(2) Phương thức dịch: Đây là phương thức dịch các tổ hợp định danh đầy đủ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài ( chủ yếu là tiếng Anh ) rồi cấu tạo chữ tắt trên cơ sở tiếng nước ngoài, như chữ tắt trong ví dụ (28) dưới đây:

Ví dụ (28):

. Tên tiếng Việt: Công ty bao bì xuất nhập khẩu văn phòng được dịch

thành Viet Nam National Packaging Export Corporation. Chữ tắt được cấu tạo: PACKEXPORT.

. Tên tiếng Việt: Công ty dầu khí Việt Nam được dịch thành Viet Nam

National Oil and Gas Company.

Chữ tắt được cấu tạo: PETROVIETNAM.

1.1.3.2. Quan điểm của tác giả Nhƣ Ý và tác giả Mai Xuân Huy:

Theo tác giả Như Ý và tác giả Mai Xuân Huy, có thể cấu tạo chữ tắt bằng ba cách cơ bản, đó là:

+ Cấu tạo chữ tắt bằng cách giữ lại một hoặc hai chữ cái trong các âm tiết của tổ hợp từ hay tổ hợp âm tiết cần được viết tắt, ví dụ:

Ví dụ (29):

.E” là chữ tắt được cấu tạo bằng cách giữ lại âm đầu của từ “English”.

.ĐH” là chữ tắt được cấu tạo bằng cách giữ lại âm đầu của hai âm tiết trong từ “Đại học”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Giữ lại một phần âm tiết hay từ của tên định danh đầy đủ, ví dụ: Ví dụ (30):

. “Prof” là chữ tắt được cấu tạo bởi giữ lại một phần của “Professor”

(giáo sư );

. “Par” là chữ tắt được cấu tạo bởi giữ lại một phần của từ “paragraph” ( đoạn văn ).

+ Vừa giữ lại chữ cái, vừa giữ lại một phần hay nguyên chữ của âm tiết hoặc từ được viết tắt, ví dụ:

Ví dụ (31):

. “ Nero” – chữ tắt của tên gọi đầy đủ “ Near East regional office” (Văn phòng khu vực Cận Đông (của PAO) );

. “ PANSDOC” – chữ tắt của tên gọi đầy đủ “Pakistan National

Scientific and Technical Documentation Center” (Trung tâm tư liệu khoa học

kĩ thuật quốc gia Pa- ki - xtan ).

1.1.3.3. Quan điểm của hai tác giả Vũ Kim bảng và Nguyễn Đức Tồn

(“Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2011)

Tác giả Vũ Kim Bảng và tác giả Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra 19 phương thức cấu tạo chữ tắt. Các tác giả đã tổng kết 19 phương thức cấu tạo chữ tắt thành 7 quy tắc. ( Xin xem từ trang 130 đến trang 135).

1.1.3.4. Quan điểm của tác giả John Algeo:

Theo tác giả John Algeo, dựa vào qui tắc chính tả có thể có ba cách cấu tạo chữ tắt, đó là:

- Viết tắt bằng cách giữ lại chữ cái đầu của âm tiết hay từ. Ví dụ “G.M.T là chữ viết tắt được cấu tạo bằng cách giữ lại chữ cái đầu của ba từ:

Greenwich Mean Time (giờ quốc tế, giờ giê - em - tê).

- Viết tắt bằng cách giữ lại phần đầu của âm tiết hay từ, ví dụ “Prof” là chữ viết tắt do giữ lại phần đầu của từ “Professor”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Viết tắt bằng cách pha trộn: Các thành phần của từ tắt có thể được tạo ra theo kiểu phối hợp phần đầu của từ này với phần cuối của từ kia hoặc bỏ bớt phần cuối của hai từ rồi ghép chúng lại thành một từ tắt. Ví dụ: Từ tắt “Motel” được cấu tạo bằng cách giữ lại phần đầu của hai từ “Motor” và “Hotel”.

Tóm lại, xét về phương diện phương thức viết tắt, có thể chia chữ tắt thành các kiểu khác nhau. Đúng như tác giả Nguyễn Hoàng Thanh nhận xét: “Dù có tác giả coi việc tạo chữ tắt là một phương thức cấu tạo từ vựng, hoặc coi chữ viết tắt là một loại đơn vị định danh đặc biệt, hoặc chỉ coi tắt là một hiện tượng nhất thời, không qui phạm, các tác giả đã lí giải sâu sắc các vấn đề mà mình quan tâm đối với hiện tượng viết tắt…”( Nguyễn Hoàng Thanh, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, H.1996, tr.16 ).

1.2. Sơ lƣợc về âm tiết, chữ viết và chính tả tiếng Việt 1.2.1. Khái niệm âm tiết, âm tiết tiếng Việt

1.2.1.1. Âmtiết là gì?

Hiểu một cách đơn giản, “Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên, nhỏ nhất của ngôn ngữ”.

Trong chuỗi lời nói, mỗi âm tiết được phát ra tương ứng mới một đợt cơ của bộ máy phát âm căng lên rồi lại chùng xuống. Ví dụ, chuỗi âm “ chăm chỉ học tập” trong tiếng Việt ứng với 4 đợt cơ của bộ máy phát âm căng lên rồi lại chùng xuống, ta có 4 âm tiết.

Dùng sơ đồ hình sin để biểu diễn các đợt căng hay chùng cơ của bộ máy phát âm ta có thể hình dung ranh giới của 4 âm tiết như sau:

ă i o â

ch m ch i h c t

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.1.2. Cấu trúc của âm tiết và cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Âm tiết của các ngôn ngữ nói chung không phải là một khối bất khả phân mà là một cấu trúc.

- Cấu trúc của âm tiết trong các ngôn ngữ khác nhau thì khác nhau song có lẽ chúng đều gặp nhau ở một điểm: chúng thường được tổ hợp bởi nguyên âm và phụ âm ( có khi còn có cả thanh điệu).

Trong một số ngôn ngữ Ấn Âu, đôi khi một mình phụ âm cũng có thể tạo thành âm tiết, như phụ âm / B / của tiếng Nga. Ví dụ: В институте (ở trong trường Đại học). “B” là phụ âm vừa đóng vai trò là một âm tiết (xét từ bình diện ngữ âm), vừa là từ-giới từ (xét về bình diện ý nghĩa và khả năng đứng độc lập để tạo câu).

- Khác với nhiều ngôn ngữ khác, đặc biệt là các ngôn ngữ Ấn Âu, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Ngoài những đặc điểm chung như âm tiết của các ngôn ngữ khác, âm tiết tiếng Việt còn có những đặc điểm riêng biệt, đó là:

+ Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao;

+ Âm tiết tiếng Việt mang một trong sáu thanh điệu;

+ Âm tiết tiếng Việt thường trùng với một đơn vị có nghĩa – hình vị. Xét về mặt cấu trúc, ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt được tạo thành bởi năm thành tố: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Ở dạng tối giản nhất âm tiết tiếng Việt cũng được cấu thành bởi hai thành tố là âm chính và thanh điệu

Thanh điệu:/

Âm đầu

T

Vần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều cần nói ở đây là, mỗi thành tố cấu thành âm tiết tiếng Việt đảm nhận một chức năng riêng. Vì vậy, về nguyên tắc, mỗi thành tố này có thể được dùng đại diện cho âm tiết khi viết tắt. Thực tế sử dụng lối viết tắt trên những văn bản quy phạm hay không quy phạm cho ta thêm minh chứng về điều vừa nói, chẳng hạn:

. Có thể dùng âm đầu và âm đệm đại diện cho âm tiết khi viết tắt, như

trường hợp viết tắt sau đây:

“VIETTRONIC BIHO” (Xí nghiệp điện tử Bình Hoa”. ( “HO” là chữ

viết tắt của “Hoa”, gồm âm đầu và âm đệm).

QUHA MAY” (Nhà may Quang Hà). ( “QU” là chữ viết tắt của “Quang”, gồm âm đầu và âm đệm).

Tương tự:

QUNIMEX”: Tên viết đầy đủ: Quảng Ninh Joint Import Export -

Company ( Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Ninh).

. Có thể dùng âm đầu và một phần của âm cuối làm đại diện cho âm tiết khi viết tắt. Ví dụ: “kg” (không), “hg hóa” (hàng hóa), “chg chg” (chung chung), …

. Có thể dùng âm đầu và thanh điệu để viết tắt cho toàn âm tiết, ví dụ

kiểu viết: “nh`” (nhiều), „ng`” (người), “m`” (mình) là kiểu viết tắt chỉ gồm âm đầu kèm thanh điệu. Mặc dù cách viết tắt này chỉ thấy trên những văn bản không quy phạm (như vở ghi của sinh viên).

1.2.2. Chữ viết và chính tả tiếng Việt

1.2.2.1. Khái niệm chữ viết, đặc điểm của chữ viết tiếng Việt hiện đại

Chữ viết là hệ thống kí hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói, cố định lời nói và là một hình thức biểu đạt của ngôn ngữ.

Mỗi ngôn ngữ có một qui định riêng về kí hiệu chữ viết của mình. Chữ viết của tiếng Việt hiện đại là chữ Quốc ngữ - loại chữ ghi âm. Chữ viết tiếng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt được xây dựng trên bộ chữ cái La tinh, có bổ sung, sửa đổi và chuẩn hóa thành hệ thống chữ cái. ( Xem bảng chữ cái được xếp theo thứ tự trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb KHXH, 1994).

1.2.2.2. Vài nét về chính tả

a) Khái niệm chính tả

Theo tác giả Phan Thiều (X: Rèn luyện ngôn ngữ, tập 1, Nxb GD, H. 1998, tr.54), “ Chính tả là một hệ thống chuẩn mực hoặc quy định trong sự vận dụng chữ viết xác định:

- Cách vận dụng chữ cái ghép thành câu.

- Cách viết chữ cái trong từ, câu không liên quan đến sự tổ hợp chữ cái”. Tác giả Đỗ Xuân Thảo quan niệm: Chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và những qui tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng thức viết” ( Dạy chính tả ở Tiểu học, Nxb GD, H.2002, tr. 5).

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb KHXH 1994,

tr.5, chính tả được quan niệm “…là cách viết chữ được coi là chuẩn”.

Có thể nói, có nhiều cách hiểu về chính tả nhưng các tác giả đã gặp nhau ở một điểm: coi chính tả “ …là viết đúng chuẩn mực và những quy tắc về chữ viết và các dạng chữ viết”.

b) Nội dung của chính tả

Nội dung của chính tả bao gồm 7 qui định: 1) Cách viết một số từ có nhiều dạng phát âm khác nhau, 2) Cách viết tên riêng Việt Nam, 3) Cách viết tên cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, 4) Cách viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ khoa học, 5) Cách viết tên tác phẩm, 6) Cách viết tắt, 7) Cách dùng số và biểu thị số.

Như vậy, viết tắt cũng là một trong những vấn đề mang tính pháp lí cần được tuân thủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3. Tiểu kết:

Chương này trình bày một số cơ sở lí thuyết được làm căn cứ lí luận cho việc xử lí đề tài, cụ thể đó là những vấn đề lí thuyết về viết tắt, như: Khái niệm viết tắt, đối tượng viết tắt, Cấu tạo của các chữ viết tắt, Cách thức viết tắt, …

Ngoài ra, những vấn đề lí thuyết như khái niệm âm tiết, chữ viết tiếng Việt và qui định chính tả tiếng Việt; lí thuyết về từ, câu cũng sẽ được luận văn sử dụng khi cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIẾT TẮT TRÊN BÁO NHÂN DÂN

Chương này trình bày ba nội dung lớn, đó là:

(1) Phân loại, miêu tả đối tượng viết tắt trên báo Nhân dân; (2) Phân loại, miêu tả chữ tắt trên báo Nhân dân;

(3) Nhận xét ưu điểm, hạn chế của việc viết tắt trên báo Nhân dân và một số kiến nghị.

2.1. Đối tƣợng viết tắt trên báo Nhân dân 2.1.1. Khái niệm đối tƣợng viết tắt

Đối tượng viết tắt dùng trong luận văn này được hiểu là phần từ ngữ…đầy đủ của các chữ tắt. Ví dụ: Tỉnh Cà Mau đề ra kế hoạch xuất khẩu thủy sản (XKTS) năm 2011 là 850 triệu USD, tuy nhiên các doanh nghiệp

(DN) Hội chế biến và XKTS Cà Mau quyết tâm phấn đấu đạt một tỷ USD kim ngạch…( Báo Nhân dân, số ra ngày 21 tháng 2 năm 2011, tr.1).

Những chữ in đậm trong ví dụ vừa dẫn là đối tượng viết tắt. Cụ thể, “xuất khẩu thủy sản là đối tượng viết tắt của chữ tắt “XKTS” và “doanh nghiệplà đối tượng viết tắt của chữ tắt “DN”.

2.1.2. Nhận xét chung

Kết quả khảo sát đối tượng viết tắt trên 90 số báo Nhân dân bước đầu

cho chúng tôi một số nhận xét sau đây:

- Thứ nhất, về số lượng đối tượng viết tắt: Có thể nói, theo thống kê của chúng tôi, số lượng đối tượng viết tắt trên các số báo Nhân dân được chọn

làm ngữ liệu điều tra không nhiều lắm. Trong tổng số 90 số báo ( 3 tháng đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngày 31 tháng 3 năm 2011, chúng tôi đã thống kê được 2167 đối tượng viết

tắt. Như vậy, trung bình mỗi số báo sử dụng xấp xỉ 24,07 đối tượng viết tắt

khác nhau.

- Thứ hai, không có sự tương ứng 1-1 giữa đối tượng viết tắt và các chữ tắt, tức không phải cứ một chữ tắt phải có một đối tượng viết tắt đi kèm, bởi hai lẽ:

(1) Có những chữ tắt không tường minh đối tượng được viết tắt vì đối tượng viết tắt đã được người viết sử dụng ngay lần đầu tiên khi viết tắt. Những lần viết tắt sau đó người viết không cần phải tường minh đối tượng viết tắt nữa nhưng người đọc vẫn hiểu được chữ tắt đó là của đối tượng nào, nhờ dựa vào lần sử dụng đối tượng viết tắt ở đầu tiên, như ví dụ (1)dưới đây:

Ví dụ (1):

Theo ngành lao động các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm 2011, toàn vùng phấn đấu tạo việc làm cho 150 nghìn lao động nông thôn,… xã gắn với cung ứng lao động cho trong, ngoài vùng ĐBSCL; mở rộng mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm…( Báo Nhân dân ra ngày 21 tháng 2 năm 2011, tr.1).

Trong ví dụ vừa dẫn có hai lượt dùng chữ tắt “ĐBSCL” nhưng chỉ sử dụng đối tượng viết tắt một lần. Lần thứ hai không tường minh đối tượng viết tắt nhưng người đọc vẫn hiểu nhờ lần sử dụng viết tắt đầu tiên.

(2) Có những chữ tắt quá quen thuộc, chỉ cần nhìn vào chữ viết tắt là người đọc đã hiểu đó là chữ tắt mang nội dung gì cho nên người viết không tường minh đối tượng viết tắt. Những chữ tắt dạng này gần như được người đọc mặc nhiên thừa nhận ý nghĩa của chúng như khi chúng không được viết tắt. Chẳng hạn như trường hợp viết tắt sau đây:

Ví dụ (2):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TP Hồ Chí Minh, công an quận đã bắt quả tang một đối tượng…( báo Nhân

dân, số ra ngày 21 tháng 2 năm 2011, tr.8).

Chữ tắt “TP” trong ví dụ vừa dẫn không có đối tượng viết tắt tường minh tương ứng vì chữ tắt này đã quá quen thuộc với mọi người. Có lẽ bất cứ ai đọc chữ tắt “TP” này nếu thấy đi sau nó là tên một địa danh thì cũng đều

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo nhân dân (Trang 32 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)