Một số kiến nghị về việc viết tắt trên báo Nhân dân

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo nhân dân (Trang 84 - 85)

Qua khảo sát và phân tích việc sử dụng chữ tắt trên báo nhân dân, trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi trước về viết tắt (bao gồm cả những kiến nghị của họ), chúng tôi có một số kiến nghị sau đây khi sử dụng chữ tắt trên báo Nhân dân:

(1) Cần phải thống nhất cách viết chữ tắt, tức trong mọi trường hợp sử

dụng, chữ tắt phải giống nhau về hình thức;

(2) Không dùng một hình thức chữ tắt cho nhiều đối tượng viết tắt vì như vậy sẽ cản trở người đọc hiểu nghĩa của các chữ tắt;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(3) Chữ tắt không quá dài để đảm bảo tính tiết kiệm của chữ tắt;

(4) Không nên dùng dấu phụ của các chữ cái, như các dấu móc, dấu mũ của con chữ “ư” hay “ô”…trong tiếng Việt, kể cả dấu thanh điệu vì chúng sẽ gây khó khăn cho người nước ngoài khi đọc các chữ tắt.

(5) Không dùng chữ tắt nếu đối tượng viết tắt không dài và không được dùng nhiều lần;

(6) Những trường hợp chữ tắt không quen thuộc cần phải chú thích đối tượng viết tắt ở lần sử dụng chữ tắt đầu tiên trong văn bản.

(7) Chọn chữ tắt là tiếng Việt hay tiếng nước ngoài cần cân nhắc kĩ lưỡng, vì điều này cũng liên quan đến vấn đề tiếp nhận văn bản của người đọc báo cũng như thể hiện ý nghĩa của các chữ tắt.

(8) Cần chú ý đến vấn đề tâm lí-xã hội của chữ tắt. Kiến nghị này đã được tác giả Nguyễn Hoàng Thanh đề nghị trong luận án của mình, xin xem: Nguyễn Hoàng Thanh, tr.130.

(9) Lựa chọn cách cấu tạo chữ tắt như thế nào đó để các chữ tắt đó vừa giúp người đọc dễ dàng khi đọc chữ tắt, vừa gợi nghĩa của tên đầy đủ.

(10) Không lạm dụng việc sử dụng chữ tắt vì như vậy có thể gây phảntác dụng với những ưu điểm đã nói trên kia.

Một phần của tài liệu tìm hiểu hiện tượng viết tắt trên báo nhân dân (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)