Thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán của Ủy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ở Việt Nam (Trang 65)

ban chứng khốn Nhà nƣớc

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là một khái niệm mới trong lĩnh vực luật học ở Việt Nam vì loại vi phạm này phát sinh cùng với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán lần đầu tiên được đề cập đến trong một văn bản pháp lý chính thức là tại Điều 80 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khốn và thị trường chứng khốn. Theo đó, “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và

các văn bản pháp luật khác về chứng khốn và thị trường chứng khốn thì tùy

theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” [7].

Từ những định nghĩa về vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính, có thể đưa ra khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam như sau: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là hành vi do cá nhân, tổ chức tham gia thị trường chứng khoán thực hiện có lỗi cố ý hoặc vơ ý, vi phạm quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khốn mà khơng phải là tội phạm và phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Từ định nghĩa này, có thể thấy cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần ổn định, duy trì sự phát triển của chứng khốn và thị trường chứng khoán, cụ thể:

Xử lý vi phạm về chứng khoán là cơ sở giữ vững sự ổn định, an tồn cho hoạt động của thị trường chứng khốn; bảo về quyền, lợi ích của các tổ

60

chức và cá nhân tham gia thị trường; giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật về chứng khoán của mọi cá nhân, tổ chức.

Xử lý vi phạm góp phần hồn thiện khung pháp lý thị trường chứng khốn nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Bên cạnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, hoạt động của các chủ thể trên thị trường chứng khốn Việt Nam cịn chịu sự điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều văn bản pháp luật có liên quan như: Bộ luật Dân sự, Bộ Luật hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính,… Chính vì vậy, pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khốn đóng vai trị là một bộ phận không thể tách rời của khung pháp lý thị trường chứng khoán và cả hệ thống pháp luật nói chung.

Đồng thời, việc tăng cường hiệu quả công tác xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khốn cũng góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo mọi quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bởi pháp luật.

Nhìn chung, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam đã tạo ra khung pháp lý khá đầy đủ điều chỉnh các hoạt động trên thị trường, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho cơ quan chức năng tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khốn. Mặt khác, hoạt động này cịn đóng vai trị quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo thị trường hoạt động bình ổn, có hiệu quả, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, công khai, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của những người đầu tư.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những vấn để quan trọng của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn nói riêng. Đây là vấn đề có nội dung tương đối phức tạp và nhạy cảm bởi nó trực tiếp liên quan tới sự phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước, trong hoạt động chấp hành, điều hành, quản lý nhà nước, quản lý xã hội, xử lý vi phạm.

61

Thẩm quyền xử phạt vi phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay được quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

2. […] Chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước […] và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Và:

4. […] Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước […] và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này [21, Điều 46].

62

Cụ thể hóa quy định này, Điều 37 Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khoán (gọi tắt là Nghị định số 108/2013/NĐ- CP) quy định:

1. Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Trưởng đồn thanh tra chun ngành của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có quyền:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có quyền: a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân;

c) Phạt tiền tối đa đến 5% tổng số tiền đã huy động trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 5 và phạt tiền tối đa đến 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 6 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;

d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Nghị định này [11, Điều 37].

Như vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định hai chức danh được quyền xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm Chủ tịch UBCKNN và Chánh Thanh tra UBCKNN. Ngoài ra,

63

các quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo Nghị định 108/2013/NĐ-CP.

Nói thêm về địa vị pháp lý và thẩm quyền của Thanh tra UBCKNN, ngày 08/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN thay thế Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg. Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg về cơ bản kế thừa nội dung của Quyết định 112/2009/QĐ- TTg, tuy nhiên có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng góp phần hồn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của UBCKNN.

Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg bổ sung nội dung quy định cụ thể về Thanh tra UBCKNN như sau:

Thanh tra UBCKNN thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về chứng khoán và Thị trường chứng khoán; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBCKNN và sự chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính. Thanh tra Chứng khốn có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên [24].

Nội dung quy định này là sự cụ thể hóa các quy định pháp luật có liên quan như: Luật Chứng khoán năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính.

Nội dung quy định chi tiết về Thanh tra UBCKNN nêu trên khẳng định vị thế, vai trò của Thanh tra UBCKNN là tổ chức thanh tra chuyên ngành, không phải bộ phận tham mưu về công tác thanh tra (như Vụ Thanh tra – Kiểm tra thuộc Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước của Bộ Tài chính)

64

hoặc phải ghép với bộ phận pháp chế (như mơ hình Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Tổng cục của một số Bộ, ngành khác). Việc giữ nguyên vai trị, mơ hình tổ chức Thanh tra của UBCKNN là điều phù hợp, đáp ứng yêu cầu về giải pháp liên quan đến vấn đề về tổ chức bộ máy được đặt ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ), cụ thể: “Củng cố tổ chức, chức năng của UBCKNN để đảm bảo

đủ thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ quản lý, giám sát và cưỡng chế thực

65

Kết luận Chƣơng 2

Nói tóm lại, sự quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều là cần thiết và thiết yếu. Đó là sự can thiệp của Nhà nước vào sự vận động nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, hay nói cách khác là Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình. Đối với lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực chứng khốn nói riêng, hoạt động quả lý nhà nước không chỉ cần thiết mà ngày càng được khẳng định bởi vị trí quan trọng cũng như tính phức tạp và nhạy cảm của nó trong q trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn ở Việt Nam khơng nằm ngồi quy luật ấy. Nhà nước ta đã đề ra chủ trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán để phục vụ cho phát triển kinh tế, thiết lập cơ quan quản lý về chứng khoán và thị trường chứng khốn, ban hành các chính sách, khn khổ pháp lý, đào tạo cán bộ,… để phục vụ cho sự vận động và phát triển của thị trường. Những yếu tố này đã được hiện thực hóa thơng qua hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về hoạt động thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán của UBCKNN. Việc xây dựng, áp dụng và khơng ngừng hồn thiện các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra, giám sát thị trường chứng khốn của UBCKNN góp phần đảm bảo ngun tắc công bằng, công khai, minh bạch; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp nhà đầu tư; dung hịa lợi ích của mọi thành viên tham gia thị trường và đồng thời, thể hiện tính tất yếu của hoạt động quản lý nhà nước đối với nền kinh tế.

66

Chương 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

CỦA ỦY BAN CHỨNG KHỐN NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM 3.1. Phƣơng hƣớng hồn thiện pháp luật

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khốn nói chung, trong đó có hồn thiện pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khốn ln là một trong những mục tiêu chí mà các nhà hoạch định chính sách thị trường chứng khốn hướng tới nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động và phát triển một cách ổn định, công khai, công bằng, minh bạch.

Có thể thấy, từ khi thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức đi vào hoạt động (năm 2000) đến nay, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành được một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả, để điều chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán mà trong đó văn bản có hiệu lực cao nhất là Luật chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

Hệ thống pháp luật này đã góp phần đưa thị trường chứng khốn phát triển ổn định, vững chắc, hồn chỉnh cấu trúc với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất hượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế. Thị trường chứng khốn hoạt động ngày càng cơng khai, minh bạch, tiếp cận với các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi được tăng cường, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và nâng cao lòng tin của thị trường.

67

Thị trường chứng khốn ln vận động, phát triển, xu thế hội nhập với thị trường chứng khoán các nước và khu vực là tất yếu, nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường chứng khốn phải ln ln được đặt ra, để đảm bảo xây dựng được một hệ thống pháp luật phù hợp với trình độ phát triển của thị trường chứng khốn cũng như tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát, yêu cầu quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khốn.

Để hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về Thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, yêu cầu đặt ra là phải sửa đổi một cách toàn diện Luật chứng khoán năm 2006 theo hướng xây dựng quy định về quản lý thị trường ở mức độ phức tạp hơn, chi tiết hơn cùng với nhiều nội dung quan trọng và cơ bản. Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thị trường chứng khoán được đặt ra như sau:

* Về quan điểm:

- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặc biệt đồng bộ, phù hợp với các Luật mới được Quốc hội ban hành như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Bộ Luật dân sự...

- Bảo đảm tính tương thích và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, đặc biệt là cam kết WTO.

* Về mục tiêu, yêu cầu tổng quát:

- Thay đổi căn bản nhiều nội dung dựa trên nền tảng kinh tế phát triển bền vững, Thị trường chứng khoán hiện đại.

- Tăng cường giám sát hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

- Kiện toàn và thống nhất các quy định nhằm thể chế hóa các cam kết hội nhập quốc tế, hỗ trợ huy động vốn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế;

68

nâng cao vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và vị thế của Việt Nam nói chung trong cộng đồng doanh nghiệp tài chính quốc tế.

- Tiếp tục thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường có quản lý, tăng cường tính cơng khai, cơng bằng, minh bạch trên Thị trường chứng khốn.

Các nội dung hồn thiện hệ thống pháp luật chứng khốn nói chung và

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ở Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)