điều kiện về nguồn nhân lực và các vấn đề về chi phí, Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an thành phố Biên Hòa chưa tổ chức riêng một đội ngũ Điều tra viên để tiếp nhận những vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, việc xây dụng mơ hình phịng ĐTTT cũng chưa được triển khai và xây dựng trên thực tế.
- Bốn là, về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng trên
địa bàn thành phố Biên Hòa còn chưa thật sự sát sao, quan tâm đến việc điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện. Việc triển khai công tác đấu tranh, trấn áp đối với loại tội phạm này còn chưa thật quyết liệt nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, giữa các cơ quan tố tụng Cơ quan điều tra – Viện kiệm sát – Tịa án tuy có mối quan hệ phối hợp nhưng mối quan hệ phối hợp này chưa thật sự chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng dẫn đến quátrình giải quyết các vụ án cịn gặp khó khăn, vướng mắc trong đường lối, quan điểm áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án này.
- Năm là, về công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết đối với những vụ
án do người dưới 18 phạm tội cũng chưa được các Cơ quan tố tụng trên địa bàn thành phố Biên Hòa quan tâm sát sao, chưa tổ chức thực hiện thường xuyên để kịp thời chỉ ra những vi phạm, sai sót, từ đó tìm ra phương hướng để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong q trình giải quyết những vụ án.
- Sáu là, về công tác tuyên truyền pháp luật: do nhận thức và ý thức của người dưới 18 tuổi
cũng như công tác tuyên truyền pháp luật của các cơ quan nhà nước còn chưa thật sâu rộng, phạm luật chưa tiếp cận được với từng người dân trong đời sống xã hội để họ có thể hiểu chính xác và đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định nên dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổithực hiện thực hiện
Thứ nhất, nghiên cứu bổ sung quy định về khung thời giờ lấy lời khai, hỏi cung và quy định
khoảng thời gian nghỉ giữa hai lần lấy lời khai, hỏi cung liên tiếp. Do sự khác biệt về tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi nên khi tham gia vào quá trình tố tụng cần phải được chú trọng hơn trong việc bảo đảm sức khỏe so với người đủ 18 tuổi. Việc không quy định thời gian nghỉ giữa hai lần lấy lời khai,
hỏi cung liên tiếp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng lời khai của người dưới 18 tuổi, mà còn khiến cho quy định về thời gian tối đa cho mỗi lần lời lấy khai hỏi cung trong pháp luật TTHS không đảm bảo được ý nghĩa ban đầu nhà làm luật hướng đến khi ban hành. Do đó, cần thiết phải bổ sung các quy định về khung thời giờ lấy lời khai và quy định về thời giannghỉ giữa hai lần lấy lời khai, hỏi cung liên tiếp trên cơ sở xem xét các điều kiện thể chất và tinh thần của người dưới 18 tuổi. Việc bổ sung quy định về khung giờ lấy lời khai, hỏi cung trên có thể tham khảo theo hướng dẫn của LHQ, theo đó thời gian hỏi cung, lấy lời khai đối với người CTN chỉ nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ 8 sáng đến 10 tối. Khoảng thời gian này là phù hợp với vị trí địa lý, múi giờ cũng như thói quen sinh hoạt của người dân ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn có thể tham khảo một số quy định của Thụy Điển liên quan đến việc lấy lời khai của người CTN như: Một, mỗi lần lấy lời
khai không được quá 3 tiếng và khoảng cách giữa hai lần lấy lời khai là 12 tiếng. Hai, khuyến khích
các Điều tra viên trước ngày thực hiện lấy lời khai hỏi cung tiếp xúc, gặp gỡ với người bị buộc tội là người CTN. Việc tiếp xúc trước người CTN giúp người CTN bớt bỡ ngỡ hoặc cảm giác xa lạ. Từ đó việc thực hiện lấy lời khai hỏi cung đạt hiệu quả tốt hơn.
Thứ hai, bổ sung quy định liên quan đến thời hạn điều tra giải quyết VAHS do người dưới 18
tuổi thực hiện. Quá trình giải quyết vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện phải đảm bảo thực hiện hai nhiệm vụ vừa tìm hiểu các đặc điểm đặc thù về tâm sinh lý, thể chất cũng như nhận thức của người dưới 18 tuổi cần được bảo vệ vừa phải đảm bảo vụ án được điều tra kĩ, xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Pháp luật TTHS Việt Nam đã có những quy định cụ thể về thời hạn tạm giữ, tạm giam của người dưới 18 phạm tội tuổi ngắn hơn so với người đủ 18 tuổi phạm tội. Tuy nhiên, BLTTHS 2015 vẫn quy định thời hạn điều tra của vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện tương tự với người đủ 18 tuổi. Điều này là không phù hợp với nguyên tắc bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người người dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và các hướng dẫn của LHQ, cho thấy sự không nhất quán trong kỹ thuật lập pháp. Theo các hướng dẫn của LHQ quy định rằng thời hạn tối đa cho quá trình điều tra đối với vụ án liên quan đến người CTN cần phải được quy địnhngắn hơn so với quy định tương tự áp dụng cho người trưởng thành [15]. Đồng thời, Uỷ ban quyền trẻ em đưa ra khuyến nghị rằng thời hạn điều tra tối đa đối với các vụ án liên quan đến người CTN là không quá 06 tháng [12]. Do đó, BLTTHS cần có sự điều chỉnh về thời hạn điều tra để đảm bảo công tác điều tra được thực hiện toàn diện, khách quan và triệt để đồng thời phù hợp với các hướng dẫn của LHQ theo hướng ngắn hơn thời hạn điều tra các vụ án do người đủ 18 tuổi thực hiện.
Thứ ba, ngoài hoạt động lấy lời khai, hỏi cung, đối chất, cần quy định chi tiết về các hoạt
động điều tra khác trong các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện đặc biệt là những biện pháp điều tra dễ ảnh hưởng đến tâm lý của người dưới 18 tuổi như khám người, xem xét dấu vết trên thân thể. Bên cạnh đó, cần có quy định đảm bảo sự có mặt của người bào chữa, người đại diện của người dưới 18 tuổi khi tiến hành thực hiện các hoạt động trên. Việc người dưới 18 tuổi tham gia các hoạt động
điều tra khơng có người bào chữa, người đại diện bên cạnh dễ gây tổn thương tâm lý, để lại những hậu quả xấu. Đồng thời, việc có mặt của người bào chữa, người đại diện người dưới 18 tuổi giúp cho các hoạt động tố tụng được diễn ra một cách khách quan, tồn diện, đảm bảo khơng vi phạm các thủ tục tố tụng đã được quy định.
Thứ tư, tại thời điểm giữ người trong trường hợp khẩn cấp và các trường hợp bắt như đã đề
cập, rất khó để xác định người bị buộc tội đang ở độ tuổi nào và loại tội phạm bị cơ quan tiến hành tố tụng cáo buộc là loại tội gì nên cần thiết sửa đổi quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 419 BLTTHS 2015 theo hướng áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp và biện pháp bắt người khi có những căn cứ luật định mà không phụ thuộc vào độ tuổi.
Thứ năm, bổ sung quy định về thời điểm mà cơ quan/người tiến hành tố tụng buộc phải thông
báo cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can biết về quyền bào chữa của mình. Trên thực tế, một nội dung quan trọng trong quyềnbào chữa đối với người dưới 18 tuổi chính là vấn đề về bào chữa chỉ định. Sự chậm trễ trong việc thông báo quyền này cho họ sẽ dẫn đến trường hợp người dưới 18 tuổi phải tiến hành những thủ tục điều tra đầu tiên mà thiếu đi sự bảo vệ của người bào chữa. Bởi lẽ người bào chữa phải thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa được quy định tại điều 78 BLTTHS 2015 và cần một khoản thời gian để thực hiện thủ tục đó mới có tư cách tham gia vào quá trình tố tụng. Do đó, việc khơng quy định cụ thể thời điểm chậm nhất người tiến hành tố tụng phải thông báo cho người 18 tuổi biết về quyền bào chữa sẽ khiến họ khơng kịp chuẩn bị chu đáo, tìm kiếm người bào chữa mà mình tin tưởng hoặc thậm chí là khơng thể có sự tham gia của người bào chữa để bảo vệ cho mình ở những hoạt động điều tra đầu tiên. Pháp luật TTHS cần bổ sung quy định này theo hướng: Cơ quan/ người tiến hành tố tụng có trách nhiệm thơng báo cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can biết về quyền bào chữa của họ ngay sau khi họ bị bắt và trong suốt quá trình tố tụng.
Thứ sáu, cần quy định chi tiết tiêu chuẩn của người bào chữa khi tham gia giải quyết vụ án do
người dưới 18 tuổi thực hiện. Hiện nay, BLTTHS 2015 cũng như TTLT06/2018 chỉ có những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thụ lý điều tra các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện, trong khi các hoạt động điều tra của vụ án này địi hỏi cịn có sự tham gia của người bào chữa nhưng lại không quy định các tiêu chuẩn của người bào chữa khi tham gia tố tụng đặc biệt này là một thiếu sót. Như đã phân tích trong chương 1, theo hướng dẫn của LHQ, quá trình điều tra các vụ án có người CTN khơng chỉ bao gồm cảnh sát mà còn những người tiến hành tố tụng khác hỗ trợ cho q trình tố tụng trong đó có bào chữa cho người CTN; người hành nghề dịch vụ bảo vệ trẻ em; nhân viên cơ quan phúc lợi trẻ em; công tố viên và luật sư bào chữa cũng phải được đào tạo những kiến thức, kĩ năng phục vụ cho quá trình ĐTTT như kiến thức về luật học, sự am hiểu về tâm sinh lý của trẻ em độ tuổi này, kĩ năng thuyết phục,làm việc với trẻ em cũng là những nghiệp vụ chun mơn cần thiết. Do đó, thiết nghĩ pháp luật TTHS Việt Nam cần quy định về tiêu chuẩn của người bào chữa khi tham gia giải quyết các VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện nhằm đảm bảo sự nhất quán trong lập pháp và phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩn mực của LHQ. Theo đó,
pháp luật TTHS cần quy định người bào chữa cho người dưới 18 tuổi cần đáp ứng các điều kiện sau: “phải là những người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ án liên quan đến người
dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi”.