Nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền, ý thức pháp luật cho người dưới18 tuổ

Một phần của tài liệu Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng. (Trang 52 - 53)

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến với người dân bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đưa pháp luật đi vào đời sống xã hội, tuy nhiên trình độ và nhận thức pháp luật của người dân nước ta nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng nhìn chung vẫn còn hạn chế, chưa thật sự đi đến với từng người dân trong xã hội. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì Nhà nước cần phải chú trọng đến công tác giáo dục, tuyên truyền. Để thực hiện được việc đó, cần phải tăng cường hơn nữa việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước. Nhìn một cách rộng hơn, sự tuyên truyền, giáo dục này cần thiết phải được thực hiện đối với tồn xã hội, bao gồm gia đình, nhà trường và tồn thể người dân. Gia đình và nhà trường là hai chủ thể đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục những trẻ vị thành niên này. Tuy nhiên, mọi người đều cần phải biết để từ đó tơn trọng những quyền mà người dưới 18 tuổi phải được hưởng theo hướng dẫn của LHQ và quy định của pháp luật Việt Nam.

vụ án như đã nêu ở kiến nghị về công tác đào tạo đội ngũ cán bội. Bởi vì hoạt động của họ sẽ trực tiếp quyết định quyền lợi của người dưới 18 tuổi có được đảm bảo hay khơng.

Ngồi ra, một chủ thể quan trọng cần được quan tâm trong việc tuyên truyền chính là người dưới 18 tuổi. Bản thân các em phải ý thức được mình được hưởng những quyền gì, những người có thẩm quyền giải quyết vụ án khơng được phép xâm phạm những quyền đó và những biện pháp các em có thể thực hiện để chống lại việc xâm phạm. Khi thực hiện việc phổ biến những hiểu biết về quyền trẻ em, thủ tục tố tụng thân thiện đối với người dưới 18 tuổi, Nhà nước cần phải sử dụng từ ngữ dễ hiểu, rõ nghĩa, chỉ nên tập trung vào những nội dung then chốt để tránh gây hoang mang, khó tiếp thu cho người dân. Để việc tuyên truyền đạt chất lượng hiệu quả, các cơ quan chức năng cần sử dụng tất cả các kênh thơng tin đại chúng như truyền hình, báo, đài, internet, các phiên tịa giả định, việc tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người dân ... để thơng qua đó tun truyền pháp luật đến nhân dân, nhất là phải tập trung vào các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, những nơi mà trình độ nhận thức của người dân cịn hạn chế, những vùng dân cư cịn nghèo, các phương tiện thơng tin còn hạn chế. Đặc biệt, khi giảng giải cho người dưới 18 tuổi hiểu, Nhà nước có thể cân nhắc đến những hình thức gần gũi với các em hơn là việc nói nghe hay trình bày bằng văn bản thơng thường. Cụ thể,thay vì bắt các em phải đọc những trang giấy rất nhiều chữ khơ khan, Nhà nước có thể ban hành sách tranh vẽ minh họa cho những nội dung cần phổ biến, lồng những nội dung đó vào một bộ phim mà trẻ em hoặc giới trẻ u thích. Có như vậy, hoạt động tun truyền, giáo dục mới thật sự phát huy được tác dụng.

Một phần của tài liệu Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng. (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w