Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng. (Trang 53 - 57)

Công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm là việc làm thường xuyên của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hịa, là một trong những cơng tác quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong điều tra các vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Vì thơng qua cơng tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, Điều tra viên, Cán bộ điều tra sẽ nhận thấy được những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục cho bản thân và cho đồng nghiệp. Ngược lại, nếu công tác sơ kết, tổng kết không được quan tâm đúng mực, khơng thường xun tổ chức thì sẽ khơng chỉ ra được thực trạng những khó khăn, vướng mắc và cũng sẽ không thể đề ra được những biện pháp đúng đắn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng cần tổ chức sâu rộng, có chất lượng, trước khi tổ chức cần tham khảo ý kiến các cơ quan liên quan về những khó khăn vướng mắc để tổng hợp chung, hướng dẫn cụ thể các vấn đề còn chưa thống nhất trong việc giải quyết những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm các cơ quan liên ngành tố tụng nên tiến hành tổng kết các khó khăn, vướng mắc, những quan điểm, đường lối xử lý cịn chưa thống nhất trong q trình giải quyết các VAHS do người dươi 18 tuổi thực hiện. Sau khi đã sơ kết, tổng kết, rút kinh

nghiệm và có hướng dẫn cụ thể, cần thường xuyên kiểm tra, báo cáo về việc áp dụng những hướng dẫn của cấp trên trong việc thực hiện. Vănbản rút kinh nghiệm của cấp trên đối với cấp dưới cần được phổ biến kịp thời đến toàn thể cơ quan trong hệ thống ngành để biết và thực hiện thống nhất.

Công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trên thực tế nếu được quan tâm thực hiện thường xuyên, đầy đủ, khách quan, thận trọng sẽ giúp cho việc hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới khách quan, chính xác. Điều này khơng chỉ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết những hạn chế, vướng mắc mà còn bảo đảm cho điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện được thống nhất.

Kết chương 3

Quá trình áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tế ln gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định. Do vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật TTHS về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai cũng khơng tránh khỏi xu hướng chung đó. Trong Chương 3 này, thông qua các số liệu thống kê thực tế đã khái quát tình hình tội phạm do người dưới 18 thực hiện trên địa bàn thành phố Biên Hòa, cũng như đánh giá những kết quả đã được và những hạn chế, bất cập khi vận dụng trực tiếp các quy định của pháp luật vào thực tiễn cuộc sống như sự quy định khơng đồng nhất, thiếu sót của BLTTHS, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cũng như nhận thức pháp luật của đội ngũ cán bộ trực tiếp tiến hành điều tra các vụ án,….

Qua đó đối chiếu với phân tích bất cập quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong Chương 2, mơ hình ĐTTT theo hướng dẫn của LHQ trong chương 1 và thực tiễn điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của quy định này, làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu pháp luật tham khảo trong cơng tác hồn thiện hệ thống pháp luật TTHS ở nước ta trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng khơng phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn thể xã hội. Trong tình hình tội phạm hiện nay diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều tội phạm mới với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, trong đó tội phạm có xu hướng trẻ hóa đặt ra yêu cầu và thách thức lớn cho các nhà làm luật. Hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi khơng cịn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm. Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ và tồn diện về thể lực, trí lực và tinh thần, khả năng kiềm chế chưa cao, có xu hướng khẳng định bản thân nhưng lại thiếu kiên nhẫn, dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.

Thơng qua nghiên cứu đề tài “Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ

thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” tác giả mong muốn đưa ra bức tranh khái quát

những nhận thức chung nhất về điều tra VAHS do người dưới 18 tuổi thực hiện như các khái niệm cơ bản, đặc điểm của quá trình tố tụng này và mơ hình ĐTTT theo hướng dẫn của LHQ trong chương 1.

Tiếp đến, trong chương 2 tác giải đi sâu nghiên cứu các quy định đặc trưng, khác biệt của điều tra vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện so với điều tra vụ án do người đủ 18 tuổi thực hiện về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; các hoạt động điều tra; các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế; sự tham gia của người bào chữa, đại diện hợp pháp, từ đó chỉ ra những thiếu sót, bất cập trong quy định của pháp luật TTHS.

Sau đó, so sánh đánh giá những quy tắc, hướng dẫn do LHQ đề ra và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai làm cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, xóa bỏ những bất cập nêutrên, góp phần hình thành một mơ hình ĐTTT dành riêng cho người dưới 18 tuổi hiệu quả không chỉ trên địa bàn thành phố Biên Hòa mà trên phạm vi toàn quốc.

Người dưới 18 tuổi phạm tội là một “chủ thể đặc biệt” trong TTHS Việt Nam, đây là đối tượng mang những đặc điểm riêng biệt, non nớt cả về thể chất lẫn tâm hồn. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta cũng luôn xây dựng một đường lối nhất quán, xuyên suốt trong vấn đề bảo vệ trẻ em và người CTN; Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 20/CT-TW ngày 5-11-2012 về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” xác

định đây là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Vì thế sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống tốt, lành mạnh cho các em là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm để phát triển đất nước bền vững và lâu dài. Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị - pháp luật, của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, của mỗi cộng đồng dân cư và mỗi gia đình; trong đó, pháp luật chính là cơng cụ hữu hiệu nhất để thực hiện tốt trách nhiệm này. Đặc biệt đối với xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm,

phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Trong đó, mơi trường TTHS đối với người dưới 18 tuổi phải là môi trường tố tụng thân thiện để bảo đảm rằng sự tiếp xúc của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người dưới 18 tuổi ln ln có tác dụng tích cực, đảm bảo tối đa quyền lợi ích hợp pháp của họ đồng thời bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực thi một cách nghiêm minh.

Một phần của tài liệu Điều tra vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng. (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w