Bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều - thành phố cần thơ (Trang 32 - 33)

2.1.2. Tổng quan về tín dụng Ngân hàng

2.1.2.9. Bảo đảm tín dụng

a) Khái niệm bảo đảm tín dụng:

- Bảo đảm tín dụng là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

- Về mặt pháp lý, các NHTM ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện bảo đảm tín dụng theo Nghị Định 163/2006/NĐ - CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ.

- Các điều kiện của tài sản trong thực hiện bảo đảm tín dụng:

+ Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định.

+ Tài sản được phép giao dịch, tức là tài sản mà được pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp,

bảo lãnh và các giao dịch khác.

+ Tài sản khơng có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh tại thời điểm ký kết hợp đồng đảm bảo.

+ Tài sản đảm bảo phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở

hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.

b) Các hình thức đảm bảo tín dụng:

+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay + Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba + Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

+ Các hình thức bảo đảm khác theo qui định của pháp luật.

Thế chấp tài sản: là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở

hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ đối với bên cho vay.

Theo quy định của luật Dân sự và luật Đất đai có hai loại thế chấp: bất động sản và quyền sử dụng đất.

Cầm cố tài sản: là việc bên đi vay giao tài sản là động sản thuộc sở hữu

cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ.

Bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh)

với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

c) Phương thức xử lý tài sản làm bảo đảm tín dụng:

Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện

hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với ngân hàng, thì tài sản bảo đảm tiền vay được xử lý để thu hồi nợ theo các phương thức cơ bản sau:

+ Bán tài sản bảo đảm tiền vay.

+ Ngân hàng nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc

thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

Ngân hàng được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba

trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho khách hàng vay, bên bảo lãnh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều - thành phố cần thơ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)