Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều - thành phố cần thơ (Trang 39 - 42)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng chức năng của NHNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều, cụ thể:

+ Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

+ Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009.

- Tổng hợp các thơng tin từ Tạp chí ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng nhằm tìm hiểu những tư liệu về sự biến động trong thị trường tiền tệ trong nước nói chung và của Cần Thơ nói riêng để bổ

sung giải thích những chỉ số tài chính của Ngân hàng.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

♦ Phương pháp đánh giá tổng quan: Đưa ra nhận xét chung về vấn đề phân

tích.

♦ Phương pháp đánh giá riêng biệt: Là để đánh giá từng phần riêng biệt trong cái tổng thể nghiên cứu.

Phương pháp so sánh tỷ trọng: Phương pháp này là xác định phần trăm của

từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đhàng xem xét, phân tích. ♦ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu nghiên cứu.

Y0 : Chỉ tiêu năm trước. rY = Y1 - Y0 Y1 : Chỉ tiêu năm sau.

rY : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.

♦ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu nghiên cứu

Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

2.2.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Phân tích SWOT nhằm đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của ngân hàng, cơ hội và thách thức từ môi trường để đề xuất các chiến lược một cách khoa học. Mối liên hệ giữa các yếu tố trong SWOT được thể hiện theo bảng sau:

MA TRẬN SWOT

SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO Thách thức (T) Chiến lược ST Chiến lược WT Trong đó:

♦ Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong của ngân hàng để tận

dụng các cơ hội bên ngoài.

♦ Chiến lược WO: Vượt qua những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng các cơ hội bên ngoài.

♦ Chiến lược ST: Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh

hưởng của các thách thức bên ngoài.

♦ Chiến lược WT: Tối thiểu hóa các điểm yếu bên trong để tránh hay giảm

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU TP CẦN THƠ

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát Triển Nông thôn TP Cần Thơ là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành

theo quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ lúc đầu thành lập gồm các chi nhánh: Ơ Mơn, Phụng Hiệp, Châu Thành, Vị Thanh và Long Mỹ. Ngày 02/05/1997 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ tách riêng hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ-NHNN02 ngày

03/02/1997 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ gồm: một trụ sở,

một Ngân hàng chi nhánh Bình Thủy, phịng giao dịch An Bình và phịng giao dịch An Hòa.

Năm 2004 TP Cần Thơ được lên thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.

Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng và đơn giản hóa thủ tục

quản lý, phù hợp với tình hình địa phương, tháng 9/2004 Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ đã tách ra thêm một ngân hàng

thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Ninh Kiều có trụ sở tại số 08-10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều TP Cần Thơ, hoạt động độc lập, trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ.

Đến tháng 9/2007 Ngân hàng đã được nâng lên thành chi nhánh cấp 1, nay đang là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Ninh Kiều.

Cũng như các ngân hàng khác trên địa bàn TP.Cần Thơ, Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nơng thơn Chi nhánh Ninh Kiều đóng vai trị trung gian và tài trợ vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Với lượng vốn huy động ngày càng lớn,

cùng xu hướng đa dạng hóa đối tượng, lĩnh vực cho vay của ngân hàng, ngồi

khách hàng chính của mình là hộ sản xuất, ngân hàng cịn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ kinh doanh khác. Được biết nhu cầu của khách hàng hiện nay trên địa bàn là rất lớn, mà bấy lâu nay họ phải vay ngoài với lãi

xuất khá cao nên ngân hàng sẽ phải gặp nhiều khó khăn bởi việc cho vay và thu nợ trong điều kiện tình hình địa bàn hiện nay. Vì vậy, Ngân hàng Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Ninh Kiều phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng và vai trò sau:

- Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn.

- Vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác. - Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hóa được liên tục và mở rộng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh ninh kiều - thành phố cần thơ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)